Trẻ bị dạ dày yếu cơ thể sẽ có “2 xanh, 2 hôi”, biết khắc phục là tăng cân nhanh

Hạ Mây - Ngày 05/01/2022 11:45 AM (GMT+7)

Khi trẻ gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi, cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy thử 3 phương pháp sau.

Trẻ bị dạ dày yếu cơ thể sẽ có “2 xanh, 2 hôi”, biết khắc phục là tăng cân nhanh - 1

Hầu như cha mẹ nào trong quá trình nuôi dưỡng cũng từng gặp phải tình trạng trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, vì trẻ còn nhỏ, lá lách và dạ dày vẫn đang trong tình trạng phát triển, nếu ăn không đúng cách thì trẻ rất dễ bị tích tụ thức ăn trong dạ dày.

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, tích tụ thức ăn phần lớn là do tỳ vị bị thiếu hụt, bởi tỳ vị có chức năng vận chuyển và chuyển hóa nước và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Nếu tỳ vị hoạt động không tốt, có thể gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này.

Trẻ bị dạ dày yếu cơ thể sẽ có “2 xanh, 2 hôi”, biết khắc phục là tăng cân nhanh - 2

Nếu tỳ vị trẻ yếu kém, tích tụ thức ăn trong dạ dày sẽ có những biểu hiện gì?

Trẻ tỳ vị hư yếu, cơ thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện nhất định, có một thuật ngữ mà các chuyên gia gọi tắt là “2 xanh, 2 hôi”, các bậc cha mẹ nên quan tâm.

Trước tiên, một số bộ phận cơ thể của trẻ có màu xanh, cụ thể:

Quầng mắt của trẻ chuyển sang màu xanh lam

Theo y học Trung Quốc, lá lách kiểm soát các cơ, khi lá lách yếu, các cơ trong cơ thể sẽ trở nên bất thường. Thứ nhất, nếu không được cung cấp chất dinh dưỡng, cơ thể sẽ ngày càng yếu đi để tăng cường năng lượng cho cơ bắp.

Nếu ăn uống không lành mạnh, bé sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng, làm suy giảm chức năng của cơ quan trong cơ thể và có thể khiến trẻ có gân xanh ở sống mũi.

Nếu ăn uống không lành mạnh, bé sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng, làm suy giảm chức năng của cơ quan trong cơ thể và có thể khiến trẻ có gân xanh ở sống mũi.

Thứ hai, trong thời gian dài, cơ bắp sẽ bị tiêu hao và tích tụ mỡ. Theo thời gian, các túi dưới mắt sẽ có biểu hiện bất thường, do các túi dưới mắt thông với kinh mạch tỳ vị nên sẽ gây ra hiện tượng màu xanh.

Mũi của trẻ có màu xanh

Trong trường hợp bình thường, mũi của trẻ sẽ có màu hồng nhạt và hồng hào hơn.

Nếu ăn uống không lành mạnh, bé sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng, làm suy giảm chức năng của cơ quan trong cơ thể và khiến trẻ có gân xanh ở sống mũi. Do trẻ tỳ vị hư yếu, kinh lạc tỳ vị ở vùng mũi cũng sẽ bị tắc nghẽn.

Vì vậy, khi thấy mũi của trẻ có biểu hiện bất thường, cha mẹ phải hết sức cảnh giác và cần điều chỉnh chế độ ăn uống sớm cho con.

Miệng trở nên nặng mùi

Đối với trẻ bị thiếu tỳ vị, thức ăn sau khi vào dạ dày không thể vận chuyển đi hết, lâu ngày sẽ tích tụ lại ở ruột và dạ dày. Nếu thức ăn tích tụ quá nhiều sẽ đặc biệt dễ lên men trong dạ dày và sinh ra khí.

Khi trẻ nói, từ miệng sẽ có mùi chua đặc biệt khó chịu. Ngoài ra, lớp phủ lưỡi của trẻ sẽ có biểu hiện ố vàng.

Nếu trẻ thức ăn tích tụ quá nhiều sẽ đặc biệt dễ lên men trong dạ dày và sinh ra khí, gây ra tình trạng hôi miệng.

Nếu trẻ thức ăn tích tụ quá nhiều sẽ đặc biệt dễ lên men trong dạ dày và sinh ra khí, gây ra tình trạng hôi miệng.

Phân có mùi

Nhiều người sẽ cho rằng phân vốn đã có mùi hôi nên không thể nhìn vào phân mà đánh giá tình trạng lá lách và dạ dày có khỏe mạnh. Không thể phủ nhận rằng bản thân phân đã có mùi hôi, nhưng đối với trẻ thiếu tỳ vị thì mùi phân càng giống mùi trứng thối.

Ngoài ra, bụng của trẻ cũng phình to, thường xuyên xì hơi và đặc biệt có mùi hôi.

Trẻ bị dạ dày yếu cơ thể sẽ có “2 xanh, 2 hôi”, biết khắc phục là tăng cân nhanh - 5

Những loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ăn, tránh gặp phải vấn đề về tiêu hóa

Theo các chuyên gia, để khắc phục tình trạng trẻ gặp phải những vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn một số thực phẩm sau:

Thức ăn quá ngọt 

Trẻ em đặc biệt thích ăn đồ ngọt, vì đồ ngọt sẽ thúc đẩy não tiết ra quá nhiều dopamine, trẻ ăn vào sẽ cảm thấy vui vẻ.

Tuy nhiên, đa số các loại bánh ngọt được làm từ các loại đường có khả năng làm tăng lượng đường huyết trong máu nhanh như saccaroza, fructoza, lactoza,… hay còn gọi là đường nhanh.

Việc nạp nhiều các loại đường nhanh vào cơ thể kích thích vùng dạ dày, gây ra cảm giác khó chịu, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Việc nạp nhiều các loại đường nhanh vào cơ thể kích thích vùng dạ dày, gây ra cảm giác khó chịu, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Việc nạp nhiều các loại đường nhanh vào cơ thể kích thích vùng dạ dày, gây ra cảm giác khó chịu. Đồng thời, những loại đường nhanh cũng không tốt những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì. Bên cạnh đó, hầu hết bánh ngọt chứa nhiều chất phụ gia không tốt cho sức khỏe.

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Những món ăn như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích rất giàu chất béo và chất này nếu tích tụ nhiều trong dạ dày sẽ gây đau bụng. Chúng ta biết rằng, dầu mỡ ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra một chất gọi là acrylic, chất này gây khó tiêu hóa. Vì thế các mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm ở dạng chiên nhiều dầu mỡ.

Ăn thức ăn quá lạnh

Đồ ăn lạnh như kem được rất nhiều trẻ nhỏ yêu thích. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều những loại thực phẩm này, hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến khó tiêu.

Những món ăn như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích rất giàu chất béo và chất này nếu tích tụ nhiều trong dạ dày sẽ gây đau bụng.

Những món ăn như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích rất giàu chất béo và chất này nếu tích tụ nhiều trong dạ dày sẽ gây đau bụng.

Trẻ bị dạ dày yếu cơ thể sẽ có “2 xanh, 2 hôi”, biết khắc phục là tăng cân nhanh - 8

3 cách làm giảm chướng bụng, đầy hơi ở trẻ nhỏ

Khi trẻ gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi, cha mẹ không nên quá lo lắng, hãy thử 3 phương pháp sau:

Xoa bóp bụng

Đối với những trẻ bị tỳ vị hư nhược, tích tụ thức ăn, thông thường cha mẹ có thể xoa bóp cho trẻ.

Phương pháp chính là cho trẻ nằm thẳng trên giường, cha mẹ xoa tay, sau đó xoa bóp vùng bụng của trẻ và bắt đầu xoay người theo chiều kim đồng hồ.

Đảm bảo di chuyển theo một hướng, không đổi hướng tùy tiện, thực hiện phương pháp này thường xuyên có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa của trẻ, để lá lách và dạ dày của trẻ vận chuyển thức ăn tốt hơn.

Đối với những trẻ bị tỳ vị hư nhược, tích tụ thức ăn, thông thường cha mẹ có thể xoa bóp cho trẻ.

Đối với những trẻ bị tỳ vị hư nhược, tích tụ thức ăn, thông thường cha mẹ có thể xoa bóp cho trẻ.

Cho bé vận động nhiều hơn

Đối với những trẻ đã tập đi, thông thường các mẹ có thể đưa trẻ ra ngoài chơi để trẻ ra mồ hôi trộm.

Tập thể dục có thể tiếp thêm sinh lực cho lá lách và dạ dày, tăng cường nhu động của ruột và dạ dày, vận chuyển thức ăn đã ăn vào dạ dày tốt hơn và ngăn ngừa sự tích tụ thức ăn, chướng bụng ở trẻ.

Ăn kiêng nhẹ

Sau khi trẻ tích lũy thức ăn, cha mẹ phải điều chỉnh thói quen ăn uống của trẻ, tốt nhất nên cho trẻ ăn nhạt hơn, ăn ít thịt, ăn nhiều rau quả tươi.

Điều này có thể cung cấp chất xơ và vitamin trong cơ thể, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp trẻ đại tiện dễ hơn. Trẻ em khỏe mạnh, hoạt bát, việc bồi bổ tỳ vị, vì vậy việc đề phòng tình trạng dạ dày trẻ tích tụ thức ăn, chướng bụng đầy hơi là rất quan trọng.

Tập thể dục có thể tiếp thêm sinh lực cho lá lách và dạ dày, tăng cường nhu động của ruột và dạ dày.

Tập thể dục có thể tiếp thêm sinh lực cho lá lách và dạ dày, tăng cường nhu động của ruột và dạ dày.

Trái cây tốt nhưng 5 loại này lại làm chậm tăng cân, dễ khiến dạ dày trẻ suy yếu
Trái cây tuy tốt nhưng vẫn có những ưu nhược điểm nhất định, cha mẹ nên chú ý một số loại trái cây không nên cho con ăn quá nhiều.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ