Cháu có lỗ nhỏ trên tai, bà nội ngỡ là điềm báo giàu sang, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm

Hạ Mây - Ngày 01/07/2021 09:27 AM (GMT+7)

Rò luân nhĩ thực chất là một dị tật bẩm sinh, thường xảy ra ở tuần thứ 6 của bào thai, tạo một lỗ nhỏ vùng trước vành tai đi sâu vào trong để bám vào màng sụn.

Người lớn tuổi thường có những kinh nghiệm để phán đoán tính cách, điềm báo phúc, số phận của một người thông qua một số điểm đặc biệt trên khuôn mặt. Tuy nhiên, những phán đoán này không phải lúc nào cũng đúng, giống như trường hợp dưới đây:

Bà Trương hiện đang sinh sống cùng gia đình tại Trung Quốc, bà Trương có một đứa cháu nội kháu khỉnh, khi cháu bà được sinh ra cả gia đình rất vui mừng khi phát hiện có một lỗ nhỏ trên tai của cháu bé. Mọi người đều ca tụng cậu bé là người có phúc, coi hiện tượng một lỗ nhỏ trên tai của trẻ là một điều may mắn, đây là điềm báo những người có số mệnh phú quý, giàu có trong tương lai. 

Tuy nhiên, một lần sang chơi nhà bác sĩ hàng xóm, bà Trương vui vẻ kể lại câu chuyện về cháu mình, mục đích bà muốn kể là thời gian gần đây lỗ tai của cậu bé hơi đỏ.  Nhưng bác sĩ sau khi nghe xong câu chuyện của bà Trương liền nhắc nhở bà rằng đây có thể là căn bệnh rò luân nhĩ ở trẻ, nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám.

Sau đó, bà Trường và gia đình kịp thời đưa cháu đến bệnh viện, và lời phán đoán của bác sĩ hàng xóm là chính xác, rất may là bà Trương đã kịp thời phát hiện lỗ rò đỏ lên, nếu không trường hợp nặng hơn sẽ phải phẫu thuật.

Cháu có lỗ nhỏ trên tai, bà nội ngỡ là điềm báo giàu sang, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm - 2

Vậy bệnh rò luân nhĩ ở vành tai trước là gì?

Lỗ nhỏ này có tên khoa học là preauricular sinus hay còn gọi là rò luân nhĩ, thường nằm phía trước vành tai, tại điểm nối giữa tai và mặt.

Rò luân nhĩ thực chất là một dị tật bẩm sinh, thường xảy ra ở tuần thứ 6 của bào thai, tạo một lỗ nhỏ vùng trước vành tai đi sâu vào trong để bám vào màng sụn. Đường rò là một ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết. Rò luân nhĩ hình thành do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ 2 để tạo ra tai ngoài.

Rò luân nhĩ thực chất là một dị tật bẩm sinh, tạo một lỗ nhỏ vùng trước vành tai đi sâu vào trong để bám vào màng sụn.

Rò luân nhĩ thực chất là một dị tật bẩm sinh, tạo một lỗ nhỏ vùng trước vành tai đi sâu vào trong để bám vào màng sụn.

Đường rò luân nhĩ thường nằm ở vành tai trước, trường hợp nhẹ chỉ có vết lõm trước tai, trường hợp nặng đường rò có thể phân nhánh rộng tạo thành nhiều lỗ tai và gây nhiễm trùng sau tai. Khi bị nhiễm trùng sẽ có hiện tượng mẩn đỏ, sưng tấy và xẹp dần. Nếu bóp nhẹ lỗ rò, có thể có ít dịch tiết màu trắng xung quanh lỗ rò. Vì vậy, tốt nhất không nên sờ vào lỗ rò khi phát hiện trẻ gặp phải tình trạng này, nếu không sẽ rất dễ bị viêm nhiễm.

Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì việc phẫu thuật là cần thiết. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thực hiện một số biện pháp phòng ngừa cẩn thận, trẻ vẫn có thể không cần phải phẫu thuật, bởi vì lỗ rò cũng không lớn lên.

Cháu có lỗ nhỏ trên tai, bà nội ngỡ là điềm báo giàu sang, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm - 4

Những điều cha mẹ lưu ý để tránh viêm nhiễm đường rò luân nhĩ ở trẻ

Các bậc cha mẹ cần chú ý trau xây dựng sống lành mạnh và hình thành những thói quen tốt con, để tránh lây nhiễm bệnh rò tiền nhĩ.

Các chuyên gia khuyến cáo những điều dưới đây cha mẹ cần lưu ý khi trẻ mắc phải dị tật rò luân nhĩ.

Cháu có lỗ nhỏ trên tai, bà nội ngỡ là điềm báo giàu sang, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm - 5

Chú ý đến chế độ ăn

Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn nên nhạt, tránh những thức ăn gây kích thích, bổ sung nhiều chất đạm để tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Cho trẻ thường xuyên vận động

Trẻ em ngoài việc chăm chỉ học tập thì việc rèn luyện sức khỏe cũng rất quan trọng, ngày nay một số trẻ em bị cận thị và dễ mắc bệnh béo phì, điều này liên quan nhiều đến việc lười vận động. Vận động nhiều hơn giúp trẻ nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời tình trạng viêm nhiễm không dễ xâm nhập.

Không nên sờ vào tai trẻ

Có một lưu ý đặc biệt là cha mẹ hay người thân không nên vì hiếu kỳ mà sờ vào lỗ rò của trẻ, nhất là khi tai hơi khó chịu thì không nên chà xát, dễ làm vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm nhiễm. Cha mẹ cũng không thể bóp chỗ này, điều này khiến trẻ dễ dàng bị viêm nhiễm hơn. 

Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn nên nhạt, bổ sung nhiều chất đạm để tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Cha mẹ nên xây dựng cho trẻ chế độ ăn nên nhạt, bổ sung nhiều chất đạm để tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Vệ sinh sạch sẽ 

Đây là một bệnh lý ở trẻ, là dị tật bẩm sinh và xuất hiện ngay từ bên trong thai kỳ chính vì thế rất khó để đưa ra một cách phòng bệnh về một biến đổi nhiễm sắc thể khi em bé còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, khi trẻ được sinh ra, cha mẹ cần phải phát hiện kịp thời để có biện pháp vệ sinh đúng đắn nhất, tránh được những biến chứng nặng hơn của căn bệnh này.

Việc phòng bệnh rò luân nhĩ cũng như các hội chứng đi kèm của căn bệnh này chủ yếu dựa vào việc vệ sinh sạch sẽ hàng ngày xung quanh mang tai của trẻ. Điều này có tác dụng lớn trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm, mưng mủ. 

Đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám

Khi phát hiện một số vết sưng tấy đỏ, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời để nắm rõ phương pháp điều trị, tránh để tình trạng nghiêm trọng hơn và phải phẫu thuật.

Xác suất trẻ bị rò luân nhĩ không cao. Suy cho cùng, số lượng tương đối ít nên có thể bị cha mẹ lầm tưởng là biểu tượng của phước lành. Đây cũng là một gợi ý tâm lý hay, nhưng phải xử lý một cách khoa học những vấn đề, nhất là những chỗ cần chú ý trong sinh hoạt, tránh để trẻ khổ sở vì sự thiếu hiểu biết cha mẹ.

Nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tai của trẻ để tránh viêm nhiễm.

Nên thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tai của trẻ để tránh viêm nhiễm.

Con gái 5 tuổi luôn nói ngứa vùng kín, khi đến viện người mẹ hoảng hốt biết sự thật
Một cô bé 5 tuổi thường than rằng tay chân ngứa ngáy, về sau lại ngứa cả vùng kín.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ