Thực đơn cho bé 1 tuổi đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển về trí tuệ và thể chất của bé, đặc biệt với những bé đang trong giai đoạn biếng ăn. Đồ ăn dặm cho bé 1 tuổi nên đa dạng, hương vị thơm ngon và bổ sung đủ chất để kích thích vị giác và giúp bé ăn ngon hơn.
Bé 1 tuổi biếng ăn có nhiều nguyên nhân như thực đơn gây nhàm chán do ít thay đổi, trẻ đang trong giai đoạn mọc răng, trẻ chưa làm quen với thức ăn hoặc đang bị ốm. Do vậy, việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 1 tuổi cũng sẽ khiến cho trẻ cảm thấy thích thú hơn mỗi khi ăn uống.
Gợi ý thực đơn cho bé 1 tuổi hết chứng biếng ăn, đủ dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn cho bé 1 tuổi
Không giống như giai đoạn 6 tháng, khi được 1 tuổi, nguồn dinh dưỡng của trẻ chủ yếu là những loại thực phẩm như cá, tôm, thịt, rau, củ, quả... Vì thế, các mẹ cần phải xây dựng được thực đơn ăn dặm khoa học bằng cách tăng cường các chất như chất béo, canxi, chất đạm trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ. Theo chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng, xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đảm bảo bé ăn đầy đủ 3 bữa chính trong 1 ngày.
- Bổ sung đầy đủ và tăng cường các chất có đạm như thịt, cá, trứng, tôm, cua...
- Bổ sung lượng chất béo tốt cần thiết cho cơ thể bé vì nếu thiếu chất này có thể dẫn tới việc kém hấp thu các vitamin A, D, E, K, vì các vitamin đó tan trong dầu.
- Cho bé ăn đầy đủ vitamin, khoáng chất từ nhiều loại rau, củ, quả.
- Mỗi ngày cho bé uống khoảng 600-800ml sữa/ngày (có thể là sữa mẹ, sữa tươi, sữa công thức, sữa chua hay phô mai...)
Mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong quá trình ăn dặm của trẻ 1 tuổi. (Ảnh minh họa)
Gợi ý thực đơn cho bé 1 tuổi biếng ăn, đầy đủ dinh dưỡng
Thực đơn không linh hoạt và ít thay đổi về cách chế biến là một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ. Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé theo gợi ý dưới đây!
Thực đơn tuần 1
Thực đơn tuần 2
Thực đơn tuần 3
Thực đơn tuần 4
Gợi ý cho mẹ một số món ăn dặm ngon cho bé 1 tuổi
Cháo ếch
- Nguyên liệu: Ếch đã băm nhuyễn và ướp gia vị cho bé, cháo trắng, hành lá
- Cách làm:
+ Phi hành thơm, cho thịt ếch vào xào chín.
+ Hâm nóng cháo, cho thịt ếch lên trên, trang trí thêm ít rau và cho bé dùng.
Cháo tôm rau dền
- Nguyên liệu: Tôm tươi băm/giã nhuyễn, rau dền cắt nhỏ, gia vị
Cách làm:
+ Múc cháo đã nấu sẵn cho vào nồi nấu sôi
+ Tiếp đến cho tôm và rau dền vào nấu sôi trong 7 phút, tắt bếp.
+ Thêm chút dầu ăn và nêm nếm gia vị cho bé vừa miệng rồi cho trẻ thưởng thức.
Cháo thịt heo rau cải ngọt
- Nguyên liệu: Thịt heo nạc, cải ngọt, gia vị
- Cách làm:
+ Thịt heo băm nhuyễn cho vào nồi cháo đã nấu sẵn và để cháo sôi trong 10 phút.
+ Sau đó, tiếp tục cho cải ngọt đã cắt nhỏ vào nấu sôi thêm 5 phút, tắt bếp.
+ Nêm nếm gia vị cho bé và chút dầu ăn vào cho trẻ dùng.
Cháo hạt sen
- Nguyên liệu: Gạo, hạt sen, thịt lợn, dầu ăn, nước
- Cách làm:
+ Vo gạo nấu cháo thật nhừ
+ Hạt sen mang ngâm, rửa sạch và luộc chín sau đó mang đi xay nhuyễn.
+ Thịt lợn cũng được xay nhuyễn.
+ Cho hạt sen cùng với 250 ml nước vào nồi đun nhừ.
+ Thịt thì phi hành tím thơm và xào thịt đến chín.
+ Hỗn hợp hạt sen đun nhừ cho vào cháo và khuấy đều.
+ Múc cháo ra bát cùng với thịt xào và rau thơm.
Cháo yến mạch cà rốt
- Nguyên liệu: yến mạch,cà rốt,thịt nạc dăm băm nhỏ, hành lá.
- Cách làm:
+ Ngâm yến mạch 5 phút để cho nở. Cà rốt rửa sạch, thái hạt lựu và luộc chín.
+ Cho thịt băm vào nước luộc cà rốt và khuấy đều; rồi sau đó mẹ vặn lửa to lên.
+ Đến khi nước sôi sùng sục, mẹ cho yến mạch vào hỗn hợp và nấu cho đến khi nguyên liệu chín.
Cháo cá lóc
- Nguyên liệu:cá lóc vừa ăn,gừng, hành lá, hành tím. Gạo tẻ, gạo nếp, rau củ tùy thích.
- Cách làm:
+ Cá làm sạch, luộc chín với ít gừng để khử mùi tanh.
+ Vo gạo rồi nấu với rau củ cho đến khi nguyên liệu chín nhừ.
+ Cá chín, mẹ gỡ xương và phi thơm cùng hành tím, hành lá.
+ Cháo chín, múc ra bát và cho cá lên để trang trí rồi cho bé thưởng thức.
Cháo thịt bò khoai tây cà rốt
- Nguyên liệu: Cháo trắng nấu nhừ hơi đặc; cà rốt băm nhuyễn; thịt bò băm nhuyễn; dầu ăn cho bé; nước.
- Cách làm:
+ Hòa cà rốt và thịt bò với khoảng 1/3 chén nước cho chúng tan đều vào với nhau.
+ Cho cháo vào đun sôi. Rồi mẹ cho dầu vào khuấy cho đều lên.
+ Để hoàn thành món cháo này ta cần nêm nếm sao cho vừa khẩu vị của bé.
+ Khi thấy cháo chín thì nhấc nồi khỏi bếp để đó cho nguội.
Cháo thịt gà nấm hương
- Nguyên liệu: Thịt đùi gà, nấm hương tươi, gia vị
- Cách làm:
+ Hầm đùi gà lấy nước dùng nấu cháo.
+ Đùi gà băm nhuyễn, nấm hương cắt nhỏ.
+ Cháo chín, cho tất cả nguyên liệu vào nấu sôi trong khoảng 10 phút, tắt bếp, nêm nếm gia vị cho bé và cho trẻ dùng khi còn ấm.
Súp thịt bò bí đỏ
- Nguyên liệu: Nước hầm xương, thịt bò mềm, bí đỏ, bơ, gia vị, hành tây, hành lá
- Cách làm:
+ Thịt bò xay nhuyễn, bí đỏ hấp chín tán nhuyễn, hành tây băm nhuyễn.
+ Làm nóng nồi, cho bơ vào đun chảy, tiếp đến cho thịt bò vào đảo đều tay. Thịt bò chín, cho bí đỏ vào khuấy đều và đổ nước dùng xâm xấp nấu hỗn hợp sôi lên.
+ Tắt bếp, nêm nếm gia vị, thêm chút hành lá vào cho bắt mắt.
Lưu ý khi cho trẻ 1 tuổi ăn dặm
- Khi cho trẻ ăn bất cứ thức ăn gì ngay từ lần đầu tiên, cần phải cho trẻ ăn từng chút một và tăng dần lượng ăn khi trẻ đã quen.
- Khi làm bữa ăn cho trẻ, mẹ nên chế biến đa dạng các nhóm thực phẩm để tránh việc trẻ bị nhàm chán, thiếu chất dinh dưỡng.
- Thực hiện cho trẻ làm quen cùng với lối sống hàng ngày của gia đình, ăn 3 bữa cùng gia đình.
- Muốn trẻ tự ăn, hãy để cho trẻ làm sẽ giúp trẻ có hứng thú với bữa ăn hơn.
- Thời gian mỗi lần ăn của trẻ chỉ nên kéo dài trong khoảng 30-40 phút/ bữa.
- Không nên cho trẻ ăn dặm bằng những đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn, chất kích thích, đồ ăn vặt trước mỗi bữa ăn.
- Ở giai đoạn trẻ 9-12 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn những thức ăn mềm và nhuyễn như cháo, bột, súp... để thuận tiện cho việc tiêu hóa. Sau đó khi trẻ 12-13 tháng tuổi thì cho trẻ tập ăn dần những đồ ăn cứng hơn như cơm nát, phở, bún...để bé tập nhai
Có thể việc xây dựng được thực đơn cho bé 1 tuổi ăn dặm hoặc một kế hoạch ăn uống hợp lý, khoa học cho trẻ sẽ khiến cha mẹ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng phải cần thật bình tĩnh, kiên nhẫn vì nếu không trẻ có thể gặp phải một số tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển như còi xương, suy dinh dưỡng... . Tất cả những điều này có thể đều ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ, thể chất của trẻ sau này.