Theo các chuyên gia, nên cho trẻ uống bổ sung vitamin D trong bữa ăn, để giúp việc hấp thụ diễn ra tốt hơn.
Vitamin D là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, giúp cơ thể hấp thụ canxi từ thực phẩm, làm cho xương và răng phát triển khỏe mạnh. Vitamin D cũng quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và chống nhiễm trùng.
Vậy nên việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những bất lợi cho sức khỏe. Đối với trẻ em nói riêng, thiếu vitamin D gây ra tình trạng còi xương và tình trạng tăng dị hóa vitamin D. Hậu quả cuối cùng là chất lượng xương của trẻ em suy giảm.
Do đó, vitamin D có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cấu trúc xương. Vậy thời điểm tốt nhất trong ngày để bổ sung vitamin D cho trẻ là khi nào? Cha mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ uống vitamin D? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp gỡ rối những vấn đề trên.
Có nên uống bổ sung vitamin D khi đang đói?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên cho trẻ uống bổ sung vitamin D khi bụng đang đói.
Có hai dạng vitamin D chính trong thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng: Vitamin D2 và vitamin D3. Vitamin D2 là vitamin D có nguồn gốc từ thực vật, trong khi vitamin D3 có nguồn gốc từ động vật. Hầu hết các chất bổ sung vitamin D trên thị trường là D3.
Dù là D3 hay D2 thì sau khi ăn đều được cơ thể hấp thu ở ruột non, tỷ lệ hấp thu tốt, có thể đạt khoảng 75%.
Vitamin D tan trong chất béo, khi có lipid trong ruột sẽ thúc đẩy quá trình hấp thu. Các yếu tố như tuổi tác và béo phì sẽ không ảnh hưởng đến tỷ lệ hấp thụ vitamin D.
Một số trẻ nhỏ khả năng hấp thụ vitamin D từ môi trường tự nhiên yếu, vậy nên việc bổ sung vitamin D dạng uống là cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Năm 2010, một nghiên cho thấy bổ sung vitamin D trong bữa ăn có thể thúc đẩy hấp thu vitamin D tốt hơn. Sau 2-3 tháng, hàm lượng vitamin D trong máu tăng lên khoảng 50%.
Một nghiên cứu khác vào năm 2014 cho thấy chất béo trong bữa ăn có thể thúc đẩy hấp thụ vitamin D. Tuy nhiên, tỷ lệ axit béo không bão hòa đơn (MUFA) và axit béo không bão hòa đa (PUFA) trong chế độ ăn không ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ vitamin D.
Dựa trên lý do này, vitamin D có thể được hấp thụ tốt hơn trong bữa ăn. Khi ấy, mỡ có thể đóng góp cho sự hấp thụ vitamin D.
Có cần uống vitamin D vào một thời điểm nhất định?
Trẻ có thể được bổ sung vitamin D vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối bất cứ lúc nào, chưa có bằng chứng nghiên cứu nào cho thấy thời điểm nào là tốt nhất.
Tuy nhiên, khi đã chọn được thời điểm nhất định để cho trẻ uống vitamin D thì tốt nhất cha mẹ nên cố định khoảng thời gian này hàng ngày. Điều này không giúp trẻ hấp thụ vitamin D tốt hơn, mà để thuận tiện cho việc ghi nhớ, tránh quên.
Cha mẹ nên cho trẻ uống vitamin D theo thời điểm nhất định trong ngày, để thuận tiện cho việc ghi nhớ, tránh quên.
Vitamin D có phản ứng với các loại thuốc khác không?
Vitamin D có thể tương tác với một số loại thuốc. Ví dụ, statin (thuốc tăng lipid máu) có thể ảnh hưởng đến tổng hợp vitamin D, gucocorticoid (ví dụ, được sử dụng để điều trị viêm khớp, dị ứng nặng, hen suyễn,...) có thể ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin D.
Nhưng đối với trẻ khỏe mạnh, các loại thuốc này nhìn chung không được uống trong thời gian dài nên không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ đã dùng một số loại thuốc kê đơn trong thời gian dài thì nên đánh giá lại kết quả sử dụng.
Nên cho trẻ uống vitamin D trong bữa ăn, để giúp trẻ hấp thu tốt hơn.
Cuối cùng các chuyên gia kết luận rằng, cha mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin D vào buổi sáng, trưa, tối nên vậy nên không cần quá lo lắng về thời điểm nào là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quá lo lắng về tỷ lệ hấp thụ, thì uống trong bữa ăn có thể là lựa chọn tốt hơn. Cố gắng duy trì lượng vitamin D cho trẻ đều đặn và cố định hàng ngày, để trẻ không quên.
Chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, chỉ nên bổ sung đủ lượng vitamin tùy theo nhu cầu cơ thể của mỗi trẻ, không nên quá ít hoặc quá nhiều.