Chuyên gia tâm lý: Đứa trẻ khó thành công khi lớn, hầu hết mắc phải tật xấu này khi ăn

Hạ Mây - Ngày 27/04/2022 18:39 PM (GMT+7)

Giáo sư Li Meijin cho biết, hầu hết những đứa trẻ có 3 hành vi này khi ăn thì lớn lên rất khó để đạt được thành công trong sự nghiệp.

Chuyên gia tâm lý: Đứa trẻ khó thành công khi lớn, hầu hết mắc phải tật xấu này khi ăn - 1

Văn hóa của người Việt và một số nước châu Á khác luôn đề cao sự lễ phép, cư xử chuẩn mực, đặc biệt là cách ứng xử trên bàn ăn. Nhiều người cho rằng, nhìn vào cách một người ăn uống có thể phản ánh sự giáo dục của gia đình cũng như tính cách của một con người.

Giáo sư Li Meijin, nhà tâm lý học nổi tiếng ở Trung Quốc đã tham gia nghiên cứu tâm lý vị thành niên nhiều năm liền cho biết, hầu hết những đứa trẻ có 3 hành vi này khi ăn thì lớn lên rất khó để đạt được thành công trong sự nghiệp, trong cuộc sống cũng thường khó có thể khẳng định được giá trị của bản thân.

Chuyên gia tâm lý: Đứa trẻ khó thành công khi lớn, hầu hết mắc phải tật xấu này khi ăn - 2

Những hành vi trẻ dễ mắc phải trên bàn ăn, cha mẹ cần sớm giúp con điều chỉnh

Chọn đồ ngon ăn trước

Một số trẻ được cha mẹ ưu tiên nên từ nhỏ thường được nhường cho trẻ món ngon nhất, chỉ cần trẻ thích thì muốn ăn thế nào cũng được.

Điều này lâu dần khiến trẻ mặc định cho rằng mọi thứ tốt đẹp đều được ưu tiên cho mình, vậy nên một số trẻ mỗi lần ngồi vào bàn ăn, không cần biết mọi người thế nào, chỉ chăm chăm đảo dĩa đồ ăn liên tục để lựa miếng ngon nhất cho mình ăn trước hoặc gắp đầy vào bát. Đây chính là hành vi ứng xử cực kỳ kém và là thái độ ích kỷ điển hình trên bàn ăn.

Một người mang tính ích kỷ, thấy có lợi thì lao vào, không có lợi thì lảng tránh chỉ khiến cho mọi người cảm thấy chán ghét và thiếu tôn trọng. Trong một tập thể, những kẻ ích kỷ dần dà sẽ bị mọi người xa lánh, sống không có bạn bè, sự nghiệp cũng khó có đường thăng tiến.

Nhiều người cho rằng, nhìn vào cách một người ăn uống có thể phản ánh sự giáo dục của gia đình cũng như tính cách của một con người.

Nhiều người cho rằng, nhìn vào cách một người ăn uống có thể phản ánh sự giáo dục của gia đình cũng như tính cách của một con người.

Thường xuyên nói to

Yên lặng ăn tại bàn là phép xã giao cơ bản nhất, ngay cả trò chuyện cũng được giữ ở mức độ không làm phiền người khác. Tuy nhiên, một số trẻ gây ồn ào bất chấp cảm xúc của người khác hoặc vui đùa trên bàn. 

Hành vi như vậy không chỉ khiến người khác có ấn tượng xấu về trẻ mà còn dẫn đến các vấn đề về trí tuệ cảm xúc của trẻ về sau. 

Đồng thời, chỉ thể hiện văn hóa ứng xử kém mà còn khiến cho mọi người xung quanh cảm thấy phản cảm, khó chịu, không ai muốn ngồi cùng. Thói quen này cần phải được chỉnh ngay từ khi trẻ còn nhỏ vì khi đã trở thành tật xấu thì rất khó mà sửa chữa.

Thích chiếm thức ăn

Một số trẻ sẽ chiếm những món ăn yêu thích về phía mình để ngăn người khác chạm vào, và việc làm này vô tình khuyến khích tính kiêu ngạo của trẻ. 

Thực tế, trong quá trình giao tiếp xã hội cũng như trong công việc, những ai có khả năng tự chủ tốt, biết cách ứng xử khéo léo thì mới tự tạo cho mình nhiều cơ hội và được mọi người quý mến. Do đó, nếu cha mẹ không nhận ra và sửa chữa vấn đề kịp thời, sau này trẻ khó có thể kết giao với những mối quan hệ xung quanh.

Một số trẻ sẽ chiếm những món ăn yêu thích về phía mình để ngăn người khác chạm vào, và việc làm này vô tình khuyến khích tính kiêu ngạo của trẻ.

Một số trẻ sẽ chiếm những món ăn yêu thích về phía mình để ngăn người khác chạm vào, và việc làm này vô tình khuyến khích tính kiêu ngạo của trẻ. 

Chuyên gia tâm lý: Đứa trẻ khó thành công khi lớn, hầu hết mắc phải tật xấu này khi ăn - 5

Làm thế nào để cha mẹ có thể giúp con sửa chữa các vấn đề về cách cư xử trên bàn ăn?

Có một số quy tắc trên bàn ăn, cha mẹ nên dạy trẻ từ nhỏ nhằm giúp con cư xử tốt hơn khi lớn, đồng thời cha mẹ cũng nên cư xử đúng mực và là một tấm gương tích cực cho con trẻ.

Chuyên gia tâm lý: Đứa trẻ khó thành công khi lớn, hầu hết mắc phải tật xấu này khi ăn - 6

Không nên nuông chiều trẻ

Hẳn không ít người trong chúng ta đã phải đau đầu với việc con nhỏ có thói quen ăn uống không mấy lịch sự trên bàn ăn, ví dụ như vừa mở miệng vừa nhai, dùng tay bốc đồ ăn, ợ hơi, và hàng loạt hành động khác. Chìa khóa để cải thiện tình trạng này là cha mẹ không nên phớt lờ hay nuông chiều trẻ cho qua. 

Các bậc phụ huynh chính là hình mẫu tốt nhất của con cái. Bất cứ điều gì chúng ta nói hoặc hành động đều có thể lặp lại ở bản sao mini của chính mình, hãy nhắc nhở trẻ nên cư xử chuẩn mực cũng như là một tấm gương tích cực cho con trẻ.

Dạy trẻ những điều nên nói

Lối cư xử trên bàn ăn tốt không chỉ dừng ở việc nói “vâng ạ” và “cảm ơn”, dù đây là một phần quan trọng, mà còn bao gồm cả việc dạy trẻ về những gì không được nói, không la hét hay nói chuyện quá to trên bàn ăn.

Trẻ con thường không có đủ khả năng để chọn lọc được những gì nên nói, không nên nói. Chính vì thế, cha mẹ hãy giải thích rằng khi trẻnói điều tệ về món ăn hay làm mặt xấu, nó có thể gây tổn thương tới người đã nấu món ăn này. Đồng thời, hãy dạy trẻ cách khen ngợi những gì mình thích về bữa ăn.

Có một số quy tắc trên bàn ăn, cha mẹ nên dạy trẻ từ nhỏ nhằm giúp con cư xử tốt hơn khi lớn.

Có một số quy tắc trên bàn ăn, cha mẹ nên dạy trẻ từ nhỏ nhằm giúp con cư xử tốt hơn khi lớn.

Đặt ra các quy tắc cho trẻ

Cha mẹ có thể tiếp tục đặt ra các quy tắc cho trẻ và để trẻ biết cách tuân thủ các phép xã giao tại bàn ăn. Bằng cách này, trẻ sẽ tự nhiên quen với sự sắp xếp của cha mẹ và không tạo ra rắc rối.

Có rất nhiều thời điểm để giáo dục khi cả gia đình đang ăn tối. Ví dụ, nếu đứa trẻ chồm qua người khác để lấy khoai tây, hãy nhắc nhở con nhẹ nhàng, chẳng hạn như “Mẹ biết là con đang đói, nhưng lần sau hãy nhờ mẹ lấy hộ thay vì vươn tay qua mặt mọi người như vậy nhé.” Đừng quên làm mẫu cho con thấy.

Ngoài ra, nên khuyên con sử dụng khăn ăn thay vì tay áo hoặc áo của mình. Hay khi trẻ dùng bữa xong, hãy giữ trẻ ngồi nguyên trên ghế cho đến khi bạn cho phép con rời bàn.

Nói với trẻ điều nên và không nên làm

Nếu trẻ có nhiều hành vi gây rắc rối trên bàn ăn, cha mẹ nên nói rõ với trẻ rằng hành vi đó không được khuyến khích, thậm chí còn khiến cha mẹ và những người khác không hài lòng. 

Nếu đứa trẻ biết rằng tình huống như vậy sẽ khiến người khác tức giận, thì tự nhiên trẻ sẽ giảm bớt hành vi đó, hoặc tránh coi thường phép xã giao trong bàn ăn.

Nếu trẻ có nhiều hành vi gây rắc rối trên bàn ăn, cha mẹ nên nói rõ với trẻ rằng hành vi đó không được khuyến khích.

Nếu trẻ có nhiều hành vi gây rắc rối trên bàn ăn, cha mẹ nên nói rõ với trẻ rằng hành vi đó không được khuyến khích.

Trẻ từ 1-6 tuổi là giai đoạn vàng phát triển não phải, làm 5 điều này con sẽ thông minh
Cha mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ cải thiện chỉ số IQ cho trẻ, thông qua một số hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời