Một số chuyên gia tin rằng, những đứa trẻ có biểu hiện sau đây sẽ sở hữu EQ cao.
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
EQ được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh. Vì vậy EQ là chỉ số đo lường trí tuệ về cảm xúc của con người và là yếu tố quyết định hành vi của người đó.
Một nghiên cứu khoa học cho thấy, những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao thường có xu hướng tham gia tích cực các hoạt động ở trường, có mối quan hệ bạn bè tốt hơn, đạt điểm cao hơn.
Khi trưởng thành, những trẻ có EQ cao cũng có xu hướng tạo dựng được các mối quan hệ chất lượng, biết cách cải thiện sức khỏe tinh thần và sống tích cực hơn.
Thực tế cho thấy, những đứa trẻ có chỉ số EQ cao sẽ sở hữu một số đặc điểm chung, cha mẹ có thể quan sát thấy thông qua hành vi của trẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Tính cách ôn hòa, lễ phép
Những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc cao sẽ điều chỉnh cảm xúc của mình theo những cách rất riêng như hít thở sâu, bỏ đi khi bị kích động hoặc nói "tôi cần nghỉ ngơi" thay vì la hét, tức giận.
Nói cách khác, trẻ EQ cao thường ít phản ứng bốc đồng hơn bạn cùng lứa tuổi. Trẻ có thể nhận ra những cảm xúc của bản thân và hiểu mình nên cư xử thế nào.
Do đó, những đứa trẻ có EQ cao thường có tính cách ôn hòa, có học thức và lễ phép, nên sẽ dễ thu hút người khác đến gần mình.
Vì vậy, trong cuộc sống thực, cha mẹ nên khuyến khích trẻ khi con nỗ lực giữ bình tĩnh bằng nhiều cách khác nhau như hít thở sâu, đếm... Đồng thời, nên làm tốt việc nêu gương, để trẻ có thể chịu ảnh hưởng tốt hơn và có thể có một vòng bạn bè lành mạnh trong tương lai.
EQ được hiểu theo nghĩa là khả năng xác định, kiểm soát cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và người xung quanh.
Biết cách an ủi và lắng nghe
Hầu hết chúng ta đều biết rằng những người có thể nói chuyện và lắng là người có trí tuệ cảm xúc rất cao, bởi khả năng trò chuyện tốt là một cầu nối được xây dựng để kết nối bạn bè, điều này khá quan trọng trọng cuộc sống của trẻ về sau.
Nhà tâm lý học giáo dục Michele Borba khẳng định khi những đứa trẻ đọc được cảm xúc của người khác, các em sẽ bày tỏ sự đồng cảm theo những cách rất riêng. Thậm chí, các em sẵn sàng lắng nghe người khác tâm sự và giúp họ giải tỏa cảm xúc của mình.
Trẻ có chỉ số EQ cao cũng có thể cảm nhận được cảm xúc của người khác. Nếu trẻ biết ôm bạn khi thấy bạn buồn, hay muốn giúp đỡ những đứa trẻ khác ở sân chơi, trường học, đó chính là dấu hiệu của sự đồng cảm.
Ví dụ khi tâm trạng buồn bã, chúng ta cần tìm người để tâm sự và lắng nghe, khi vui cần chia sẻ cùng người khác.
Chúng ta luôn có những cảm xúc kiểu này, cần được giải tỏa và cách tốt nhất là lắng nghe. Trẻ có trí tuệ cảm xúc cao có khả năng nhìn ra những cảm xúc của người khác, chỉ bằng các tín hiệu phi ngôn ngữ. Khi trẻ biết lắng nghe sẽ tạo cho người khác sự tôn trọng và ấn tượng tốt về mình.
Trẻ có chỉ số EQ cao cũng có thể cảm nhận được cảm xúc, biết lắng nghe và chia sẻ với người khác.
Tinh thần luôn lạc quan
Khi một đứa trẻ bắt đầu nhận thức và miêu tả được cảm xúc của bản thân thì đó chính là bước đầu tiên hình thành trí tuệ cảm xúc của trẻ.
Trẻ em có EQ cao thường không hay phàn nàn hoặc đổ lỗi cho người khác. Thay ᴠào đó, ter sẽ dành thời gian để giải quyết những khó khăn đó.
Điều này không có nghĩa trẻ không biết những điều tiêu cực, chỉ là không muốn bản thân lún sâu ᴠào nó làm ảnh hưởng đến những công việc khác.
Trẻ có chỉ số EQ cao luôn có sự nhiệt tình ᴠà đam mê với tinh thần lạc quan khi làm bất cứ công việc gì. Trẻ hay thường tự động viên ᴠà khuyến khích bản thân chinh phục những thử thách mới mỗi ngày với một tinh thần phấn chấn nhất có thể.
Khả năng thích ứng nhanh nhẹn
Đối với trẻ em, nếu ngay từ nhỏ trẻ đã có khả năng thích ứng mạnh mẽ, cho dù đứng trước tình huống khó khăn thì trẻ có cũng thể làm chủ và kiểm soát tốt.
Nếu nhận thấy trẻ cảm thấy dễ dàng với những thay đổi trong thói quen hay có thể kiểm soát được những tin không mong đợi hay đáng thất vọng, thì tin vui là chúng đã học được một yếu tố then chốt của trí tuệ xúc cảm rồi.
Cha mẹ cũng có thể giúp trẻ phát triển khả năng này bằng cách làm mẫu cho trẻ cách ứng xử khi gặp những tình huống không mong đợi hay khủng hoảng.
Nhìn chung, những hành vi phổ biến nêu trên là đặc điểm của trí tuệ cảm xúc cao của trẻ. Nếu các bậc cha mẹ nhận thấy con mình có những đức tính tốt thì nên chú ý trau dồi những lợi thế của trẻ trong lĩnh vực khác nhau về sau.
Trẻ có chỉ số EQ cao luôn có sự nhiệt tình ᴠà đam mê với tinh thần lạc quan.