Dạy con nhận tiền lì xì đúng cách, bé ngoan nghe lời, cả nhà cùng vui ngày Tết

Hạ Mây - Ngày 13/02/2021 16:30 PM (GMT+7)

Phong tục lì xì mừng tuổi đầu năm là một nét văn hóa đẹp của người Việt.

Dạy con nhận tiền lì xì đúng cách, bé ngoan nghe lời, cả nhà cùng vui ngày Tết - 1

Phong tục lì xì mừng tuổi đầu năm của người Việt đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Tiền mừng tuổi trong phong bao Lì xì mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, là biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc và bình an. Tuy nhiên, cuộc sống càng phát triển, đồng tiền được đặt trong phong bì đã có nhiều biến tướng so với giá trị ban đầu. 

Vào những ngày đầu xuân năm mới, trẻ em là đối tượng được nhận lì xì nhiều nhất, tuy nhiên bố mẹ nên làm thế nào để con hiểu được giá trị đích thực của phong lì xì, tránh tình trạng trẻ chủ động đòi hỏi tiền lì xì. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bố mẹ phần nào gỡ rối vấn đề trên.

Vì sao trẻ chủ động “vòi vĩnh” tiền lì xì?

Nhà giáo, Chuyên gia Giáo dục Trần Đình Dũng cho biết: Đây là một câu chuyện rất dài và bố mẹ không thể gói gọn và chỉ dạy cho bé trong thời gian ngắn. Trong dịp Tết, việc chủ động bé vòi vĩnh tiền lì xì là một hành vi, điểm đỉnh của một tảng băng chìm, bởi hành vi này đã được hình thành từ rất lâu, không bắt nguồn từ cái Tết này hoặc đối với duy nhất người khách nhất định nào đó.

Dạy con nhận tiền lì xì đúng cách, bé ngoan nghe lời, cả nhà cùng vui ngày Tết - 2

Việc hình thành thói quen vòi vĩnh tiền lì xì vào dịp Tết có thể bắt nguồn từ việc bố mẹ quá nuông chiều con, để con quen với việc “đòi gì được nấy”, hoặc trẻ đã từng đòi hỏi yêu cầu mà không được giải thích tại sao lại như vậy, như vậy có được lợi ích gì có nên làm vậy hay không?

Dạy con nhận tiền lì xì đúng cách, bé ngoan nghe lời, cả nhà cùng vui ngày Tết - 3

Nhà giáo, Chuyên gia Giáo dục Trần Đình Dũng.

Dạy con nhận tiền lì xì đúng cách, bé ngoan nghe lời, cả nhà cùng vui ngày Tết - 4

Bố mẹ nên ứng xử thế nào nếu trẻ chủ động "vòi vĩnh" tiền lì xì?

Trong trường hợp này nên nói chuyện với con như con là một người lớn, dạy cho con phép lịch sự tối thiểu, những phép giao tiếp, xã giao cơ bản và ngay trong cả ngày thường. Nếu vào dịp Tết mà bố mẹ mới phát hiện con trẻ vòi vĩnh tiền lì xì mới bắt đầu dạy bé không được làm như thế thì với những đứa trẻ thông thường, điều này khiến là khá muộn để con bắt đầu học về những phép tắc. 

Đồng thời, bố mẹ nên cương quyết và không nhân nhượng với con trẻ để trẻ tiếp tục làm nũng, tuy nhiên thái độ của bố mẹ không nên gay gắt hoặc cảm thấy “con đã làm mất mặt bố mẹ với khách” rồi trách mắng con, ngược lại bố mẹ nên nói với con giọng điệu nhẹ nhàng, mềm mỏng vừa đủ.

Bố mẹ cũng nên giải thích rõ ràng với con tiền lì xì là gì, nên cảm ơn người đã tặng cho mình tiền lì xì và với tâm thế là người ‘được nhận’, con không nên đòi hỏi, vòi vĩnh, hay xin xỏ người lớn. Hãy chỉ cho con trẻ một bức tranh toàn cảnh lớn hơn rằng người lớn cho thì mình đón nhận, nhưng phải nhận với một thái độ lễ phép, vui vẻ thay vì “đi xin”.

Trẻ con rất dễ tiếp thu và thay đổi khi phải tiếp nhận với một điều mới. Thay vì trừng phạt và la mắng con, khiến con bị tổn thương và sợ hãi thì bố mẹ nên mềm mỏng chỉ dạy cho con để con hiểu được và có thái độ đúng đắn khi nhận tiền lì xì và cả sau này.

Dạy con nhận tiền lì xì đúng cách, bé ngoan nghe lời, cả nhà cùng vui ngày Tết - 5

Khi trẻ nhận được tiền lì xì, bố mẹ nên dạy con cách nhận và nói lời cảm ơn như thế nào?

Lời cảm ơn là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Khi nhận tiền lì xì, trẻ cần nhận bằng hai tay, mắt nhìn thẳng vào người tặng và cúi đầu nói lời cảm ơn. Đây là chuyện thông thường trong phép giao tiếp hằng ngày, không riêng gì khi nhận tiền lì xì vào dịp Tết.

Dạy con nhận tiền lì xì đúng cách, bé ngoan nghe lời, cả nhà cùng vui ngày Tết - 6

Bố mẹ nên quản lý tiền lì xì của con hay dạy cách tự mình quản lý?

Bố mẹ đang tìm cách quản lý tiền lì xì của con thay vì hướng dẫn con cách tự mình quản lý. Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh thường có thói quen thu hết tiền lì xì của con ngay sau Tết và khi con muốn chi tiêu gì thì “ban phát” ngược lại cho con, điều này không có ý nghĩa trong việc dạy con quản lý tiền bạc.

Câu chuyện tiền bạc là câu chuyện tế nhị, nhạy cảm nên bố mẹ thường ngại nói, né tránh, tìm cách độc đoán về việc quản lý tiền bạc. Bố mẹ cần phân biệt rạch ròi tiền lì xì là tiền của con và mình chỉ có trách nhiệm trong việc hướng dẫn con cách quản lý, chi tiêu tiền bạc hợp lý nhất.

Thứ nhất, tổng kết số tiền lì xì mà con có được, sau đó thảo luận với con mình nên giữ tiền tiết kiệm này như thế nào? Có nên mở số tiết kiệm? Việc con mua sắm thứ này thứ kia có phù hợp hay không? Con phải dùng số tiền này thế nào cho đúng, cho có ích với việc học tập, vui chơi giải trí…

Bố mẹ cũng nên tôn trọng cách sử dụng tiền của con vì mỗi đứa trẻ đều có cách sử dụng tiền bạc rất khác nhau. Trẻ con chưa vội nên dạy về giá trị của đồng tiền, thay vào đó bố mẹ nên định hướng, uốn nắn con cách sử dụng tiền theo hướng tốt. Khi trẻ lớn lên và biết trân trọng khoản tiền mà mình có được, trẻ sẽ hiểu được giá trị của đồng tiền được làm ra bằng việc đánh đổi sức lao động, quá trình học tập, mồ hôi công sức…. 

7 quy tắc ứng xử trên mâm cơm ngày Tết cha mẹ cần dạy cho trẻ
Chào hỏi trước và sau khi ăn hay ngồi ngoan ngoãn trong bữa ăn là những điều đơn giản nhưng cha mẹ nên dạy cho con.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Lời chúc Tết