Nếu mẹ chú ý quan sát có thể dễ dàng nhận thấy trẻ sơ sinh có tư thế ngủ ưa thích riêng, đặc biệt nhiều trẻ thích nằm nghiêng.
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ, ngủ đủ giấc có thể giúp trẻ mau lớn, và phát triển khỏe mạnh hơn. Trẻ nhỏ cũng như người lớn, không giữ một tư thế suốt giấc ngủ, khi bé đã có thể tự trở mình, mỗi bé đều có một tư thế ngủ chủ đạo, tư thế mà bé cảm thấy thoải mái nhất.
Nếu mẹ chú ý quan sát có thể dễ dàng nhận thấy trẻ sơ sinh có tư thế ngủ ưa thích riêng, đặc biệt nhiều trẻ thích nằm nghiêng. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ quan sát nhận thấy con thường nằm nghiêng khi ngủ nên tỏ ra lo lắng rằng, nếu trẻ ngủ nếu đầu thường xuyên nghiêng sang một bên sẽ rất dễ bị bẹp, ảnh hưởng đến phát triển của con.
Vậy tại sao nhiều trẻ sơ sinh thích nằm nghiêng khi ngủ? Những lý do đặc biệt dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về thói quen đặc biệt này của bé.
Cổ trẻ sơ sinh còn yếu
Trẻ sơ sinh còn rất non nớt và cần sự nâng đỡ, bế bồng của người lớn. Em bé không thể ngồi dậy và tự đi lại, ngay cả việc tự xoay cổ, xoay đẩu, cất cao cổ cũng không thể làm được. Thế nên trong lúc ngủ, trẻ cũng hay nằm với tư thế nghiêng đầu về một bên.
Việc cha mẹ cần làm để giúp trẻ mau cứng cáp là đặt trẻ tập nằm sấp và chú ý đến tư thế ngủ của con. Việc nằm sấp sẽ giúp trẻ có phản xạ ngóc cổ dậy, luyện tập cơ cổ, từ đó mà tự di chuyển được cổ như người lớn.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể bế đứng và nâng đỡ đầu, cổ trẻ một cách hợp lý, đảm bảo trẻ được quay sang cả trái, cả phải, không bị mất cân bằng. Dần dần, điều này sẽ giúp trẻ bớt ngủ nghiêng đầu sang một bên.
Thông thường, em bé có thể ngẩng đầu khi được 4 tháng tuổi. Lúc này, cha mẹ không nên lo lắng về việc bé ngủ bị nghiêng đầu về một hướng. Hãy để bé tự kiểm soát đầu của mình. Nhưng nếu được 4 tháng tuổi mà bé vẫn ngủ với tư thế nghiêng đầu một bên thì cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để kiểm tra xem cổ có gặp vấn đề gì không.
Trẻ sơ sinh còn rất non nớt và cần sự nâng đỡ, bế bồng của người lớn, không thể ngồi dậy và tự đi lại, ngay cả việc tự xoay cổ, xoay đẩu, cất cao cổ cũng không thể làm được. Thế nên trong lúc ngủ, trẻ cũng hay nằm với tư thế nghiêng đầu về một bên.
Bé tìm những nơi có ánh sáng
Ở những tháng đầu sau khi lọt lòng, khả năng nhìn của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh. Trẻ sơ sinh thường không thể nhìn xa và nhìn rõ, vì thế, theo phản xạ tự nhiên, trẻ sẽ nghiêng đầu tìm kiếm về phía có ánh sáng. Đó là lý do vì sao khi mẹ đặt bé ở trên giường, bé sẽ luôn quay đầu về phía cửa sổ, hướng về phía ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên, nếu ngoảnh cổ về một phía trong thời gian dài, hình dáng đầu của bé sẽ bị ảnh hưởng, có thể là bị méo đầu, bẹp đầu. Vì thế, cha mẹ nên thay đổi vị trí nằm cho con, đảm bảo bé nhìn cân bằng về hai hướng để không ảnh hưởng đến hình dáng đầu bé.
Ttrong vòng 3 tháng đầu, cơ của trẻ vẫn chưa phát triển, sau 3 tháng, sức cơ của trẻ có thể nâng đỡ đầu, vì vậy lúc này cha mẹ nên giúp bé thực hiện các bài tập cổ phù hợp, như vậy sức cơ của trẻ có thể được cải thiện rất nhiều.
Trẻ sơ sinh thường không thể nhìn xa và nhìn rõ, vì thế, theo phản xạ tự nhiên, trẻ sẽ nghiêng đầu tìm kiếm về phía có ánh sáng.
Phản xạ quay đầu về phía mẹ
Trẻ sơ sinh hay ngủ suốt cả ngày nhưng ngay cả khi bé không mở mắt, trẻ cũng sẽ vô thức quay đầu về phía mẹ. Nếu mẹ ngủ bên trái của em bé, đầu của em bé sẽ bị lệch về bên trái và ngược lại.
Và ở giai đoạn này, trẻ đặc biệt thích được gần ngực mẹ, vì bằng cách này trẻ có thể cảm nhận được nhịp tim của mẹ, nên trong tiềm thức trẻ sẽ cảm thấy mẹ được an toàn. Vì vậy, trước tình huống đó, cách tốt nhất các mẹ là thường xuyên thay đổi vấn đề của trẻ bằng cách điều chỉnh tư thế, để có thể thay đổi độ nghiêng đầu của trẻ theo chiều hướng tốt, để không cần phải lo lắng chuyện cổ bé bị vẹo nữa.
Ví dụ, khi đầu của trẻ luôn nghiêng về một bên, mẹ có thể điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ, điều chỉnh tư thế ngủ thường xuyên cũng sẽ khiến trẻ ngủ yên giấc hơn, đồng thời có thể chỉnh đốn trẻ tốt hơn, tránh được những ảnh hưởng xấu.
Trẻ đặc biệt thích được gần ngực mẹ, vì bằng cách này trẻ có thể cảm nhận được nhịp tim của mẹ, nên trong tiềm thức trẻ sẽ cảm thấy mẹ được an toàn.
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là cha mẹ ép trẻ phải nằm ngửa khi ngủ, vì đôi khi khả năng tiêu hóa của trẻ không được tốt sau khi uống sữa, nếu để trẻ ngủ thẳng lưng rất có thể sẽ khiến trẻ bị ọc sữa, gây ngạt thở.
Thực tế, việc trẻ ngủ nghiêng đầu cũng là một trong những phản xạ vận động bình thường trong quá trình trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu nhận thấy trẻ dành phần lớn thời gian để nằm nghiêng khi ngủ rất có thể sẽ làm thay đổi khuôn mặt và hình dạng đầu, khi phát hiện trẻ có thói quen này cha mẹ nên uốn nắn kịp thời để không bị ảnh hưởng ngoại hình của con.