Trớ, sặc sữa là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết nên xử trí thế nào là đúng cách.
Trong khi cho con bú, nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng con bị ọc sữa, nặng hơn là sặc sữa. Tuy đây là biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh, nhưng hầu hết cha mẹ đều lo lắng. Để giải quyết tình trạng này, vài phụ huynh chọn cách pha ít số lượng sữa hơn mọi ngày, số khác tức thời bế bé lên ngay và vỗ lưng cho bé để tránh sữa tràn vào mũi.
Thế nhưng thực tế, việc bế bé lên ngay khiến sữa không tràn ra được mà còn quay ngược vào hốc mũi. Vì vậy, để xử lý triệt để tình trạng này của trẻ, cha mẹ nên nhận biết nguyên nhân thực sự gây nên vấn đề này để có phương pháp cải thiện tốt nhất.
Sai lầm của cha mẹ khi cho trẻ uống sữa dẫn đến trẻ bị sặc sữa
Tình trạng ọc sữa hay sặc sữa ở trẻ sơ sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là 3 yếu tố sau đây:
Cho trẻ uống sữa không đúng cách
Nguyên nhân gây đầy bụng và nôn trớ là do trẻ đã hút khá nhiều khí khi uống sữa, có thể do uống quá nhanh, quá chậm hoặc mẹ vô tình lắc sữa quá nhiều làm bình sữa tạo bọt. Thay vì lắc bình thật mạnh để tan bột sữa, mẹ có thể dùng bàn tay xoa qua lại, vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả.
Cố ép trẻ uống sữa quá nhiều
Cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống sữa đúng liều lượng từng bữa ăn, không nên nôn nóng mong con lớn mà cho quá nhiều lượng sữa. Khi cho trẻ bú nên nâng lưng trẻ lên cao một chút, không để trẻ vừa nằm vừa bú hoàn toàn.
Sặc sữa hay ọc sữa sau khi bú là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh, nhưng khiến nhiều bố mẹ lo lắng.
Bên cạnh đó, núm vú giả cũng cần được lựa chọn nghiêm ngặt theo độ tuổi của bé. Nếu độ mở của núm vú quá nhỏ, trẻ dễ hút không khí vào cơ thể, gây trớ. Ngược lại, nếu độ mở quá lớn, trẻ dễ bị sặc sữa. Do đó, việc thay núm vú giả kịp thời, phù hợp với tháng tuổi của bé có thể kiểm soát tốc độ bú sữa của con, giảm lượng khí hít phải, cũng như giảm được tình trạng ọc sữa.
Yếu tố sinh lý
Ngoài 2 nguyên nhân chính xuất phát từ yếu tố chủ quan của cha mẹ thì sinh lý cũng là một lý do quan trọng khiến trẻ bị sặc sữa, nhưng không nhiều bố mẹ qua tâm đến điều này. Cơ thể của trẻ sơ sinh chưa được phát triển trọn vẹn như người lớn, dạ dày nằm ngang, thể tích nhỏ, ngoài ra tim mạch chưa phát triển tốt. Vì vậy mà sau khi uống sữa, trẻ thường hay bị “trào sữa”
Ọc sữa hay sặc sữa sau khi bú là hiện tượng bình thường, chỉ cần cẩn thận đừng để bé bị sặc. Khi bé lớn lên, dạ dày ở vị trí thẳng đứng, chức năng tiêu hóa dần hoàn thiện, tim mạch phát triển ổn định thì hiện tượng trào sữa sinh lý này sẽ tự nhiên biến mất.
Cha mẹ cần lưu ý gì khi cho con uống sữa
Để tránh tình trạng trẻ bị sặc sữa, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Chia nhỏ bữa ăn của trẻ
Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ. Điều quan trọng cần lưu ý là sau khi trẻ nôn trớ, không nên tiếp tục cho trẻ bú sữa hoặc uống nước, nếu không có thể khiến trẻ bị nôn trớ trở lại. Cha mẹ nên quan sát tình trạng của bé sau một thời gian, không nên bế trẻ ngay lập tức khi đang sặc sữa.
Nếu bé sặc sữa, mẹ nên lập tức xoay đầu trẻ sang một bên để sữa trong miệng và mũi chảy ra ngoài một cách tự nhiên, giúp không bị sặc vào khí quản, và phổi. Nếu trẻ bị sặc nước mũi, tiếp tục giữ cho trẻ nằm nghiêng và nhẹ nhàng làm sạch khoang mũi để giúp cho quá trình thở được thông suốt.
Sơ cứu kịp thời
Nếu trong hoặc sau khi bú trẻ bị sặc sữa và tình trạng chuyển biến nặng, nên sơ cứu kịp thời cho con. Nếu tình trạng sặc sữa đến từ việc hít phải khí thì nấc sữa là một cách cải thiện rất hiệu quả.
Mẹ hãy dùng lòng bàn tay giữ nhẹ phần cổ còn yếu của trẻ, giữ cơ thể trẻ nghiêng về phía trước, nhẹ nhàng đặt trẻ lên vai rồi từ từ bế ngồi dậy. Sau đó mẹ hãy dùng lòng bàn tay rỗng vỗ nhẹ ba lần từ dưới lên trên, lặp lại động tác từ năm đến mười phút.
Còn một cách khác, mẹ có thể bế trẻ ngồi dậy, dùng tay ôm đầu và cổ trẻ, dùng cánh tay đỡ ngực trẻ để cố định, sau đó dùng lòng bàn tay rỗng vỗ nhẹ vào lưng. Hoặc mẹ có thể để trẻ nằm trong lòng và ợ hơi lên cao.
Nếu trẻ bị sặc sữa và tình trạng chuyển biến nặng, bố mẹ nên sơ cứu kịp thời cho con.
Điều chỉnh tư thế ngủ
Sau khi trẻ uống sữa và đi ngủ, cha mẹ có thể đặt trẻ nằm trở lại, nhưng cần lưu ý không để trẻ nằm sấp vì rất dễ bị sặc vào mũi. Tư thế nằm tốt nhất là để trẻ nằm nghiêng, dựa lưng vào một chiếc gối nhỏ nhằm cố định tư thế ngủ của trẻ.
Nếu trẻ bị nôn nhiều hơn, trước tiên bạn có thể quan sát sắc da cùng trạng thái tinh thần của trẻ, và đến gặp bác sĩ nếu đã thử nhiều cách nhưng tình trạng vẫn không có gì thay đổi, thậm chí, trẻ còn uể oải hoặc sốt sau một thời gian.
Việc trẻ bị sặc và trào sữa là hiện tượng bình thường đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ không cần quá lo lắng về việc nôn trớ, ọc sữa, chỉ cần áp dụng các phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách như trên, tình trạng trào ngược sinh lý hay nôn trớ có thể thuyên giảm
Bác sĩ Lưu Hồng Vân. Vì sao trẻ bị sặc sữa? Tình trạng sặc sữa xảy ra khi trẻ đưa vào miệng lượng sữa nhiều hơn mức có thể nuốt được. Sặc sữa xuất hiện thường xuyên và chủ yếu là ở các bé sơ sinh, do dạ dày các bé còn nằm ngang, góc giữa dạ dày và thực quản là góc tù chưa tạo thành góc nhọn để đóng vai trò ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to. Sữa thừa có thể tràn vào đường thở và cản trở luồng không khí lưu thông dẫn đến trẻ bị sặc, gây ngạt thở, dẫn đến tử vong hoặc để lại các di chứng nguy hiểm như tổn thương não (xuất huyết, chết não...), ngừng tim, viêm phổi (do khi hít phải thức ăn, vì trùng đường ruột được đưa lên phổi)... Đó có thể là một cảnh tượng đáng sợ đối với bất kỳ bà mẹ nào khi nhìn thấy con mình ho và phun ra sữa và kèm theo khó thở. Tuy nhiên, với sự hiểu biết tốt về cách nó xảy ra, bạn có thể tránh được vấn đề này trong khi cho bé bú. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng sặc sữa ở trẻ như sau: - Do sữa mẹ quá nhiều, trẻ không kịp nuốt. - Do mẹ cho trẻ bú không đúng tư thế. Trong trường hợp mẹ cho bé nằm bú trong tình trạng gập cổ hoặc ngửa cổ quá sẽ khiến trẻ rất dễ bị sặc. - Cho trẻ bú khi ngủ. Sữa mẹ vẫn chảy nhưng trẻ không nuốt mà chỉ ngậm trong miệng. Khi thở nhanh, trẻ có thể hít sữa đưa lên mũi vào khí quản, phế quản và gây ra sặc. - Do kích thước các lỗ ở núm vú cao su quá lớn, sữa chảy nhanh làm trẻ nuốt không kịp. · Trẻ bú bình nhưng miệng trẻ ngậm không kín, bình sữa dốc không đủ cao. Hậu quả là trẻ nuốt nhiều hơi khi bú, dẫn đến chướng bụng, nôn sau khi bú. - Ép trẻ bú khi đang khóc, đang ho. - Ép trẻ bú quá nhiều, dẫn đến trớ sữa. - Trẻ 3-4 tháng tuổi đã bắt đầu biết hóng chuyện, chú ý đến mọi người xung quanh. Nếu lúc trẻ bú, mẹ vừa nói chuyện, vừa vui đùa với trẻ, có thể khiến trẻ dễ bị sặc sữa. - Đặt trẻ nằm ngay sau lúc bú. - Không theo dõi trẻ thường xuyên sau bú (có nhiều trường hợp trẻ bị tử vong do sặc sữa mà cha mẹ vẫn không hay biết). Làm gì khi con bị sặc sữa khi đang bú? Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa như: Trẻ đang ngồi chơi, nằm ngủ đột ngột trẻ ho sặc sụa, người tím tái, tím môi, tím tay chân, lạnh người, ngưng thở, ngưng tim. Có thể thấy sữa trào ra mũi miệng của bé. Nếu chẳng may trẻ bị sặc sữa, người nhà cần hết sức bình tĩnh, thực hiện sơ cứu trẻ theo các bước: - Hút mạnh vào mũi miệng bé để sữa thoát ra ngoài, không tràn vào đường thở gây khó thở. - Khi trẻ có dấu hiệu tím tái: nhanh chóng thực hiện thao tác: Vỗ lưng - ấn ngực. - Vỗ lưng: Cho trẻ nằm sấp, đầu thấp hơn ngực, trên lòng bàn tay và mặt trong cánh tay, giữ đầu và cằm trẻ thẳng. Dùng lòng bàn tay ở vị trí cổ tay vỗ mạnh và nhanh 5 lần vào giữa lưng trẻ ( giữa hai xương bả vai ) theo hướng từ trên xuống dưới và ra trước nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống sữa ra khỏi đường hô hấp. - Ấn ngực: Lật ngửa trẻ ra trước (giữ cằm và cổ chắc chắn). Cho trẻ nằm ngửa, đầu thấp hơn ngực trên long bàn tay và mặt trong cánh tay. Dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn ngực bé 5 lần, ở vị trí ngay dưới đường nối hai vú. Mỗi lần ấn ngực khoảng 1 giây, cố gắng tạo đủ áp lực để tống dị vật ra ngoài. Chú ý: Cần lặp lại chu kỳ vỗ lưng 5 lần và ấn ngực 5 lần đến khi bé khóc to. Nếu không hiệu quả, vừa di chuyển đến cơ sở y tế và vẫn tiếp tục thực hiện thao tác vỗ lưng- ấn ngực. Cách đề phòng trẻ bị sặc sữa 1. Cho bú ở tư thế cao đầu. Nếu trẻ bị ngạt mũi, phải lấy đờm trong mũi, miệng ra trước khi cho bú. 2. Dốc cao bình sữa để tránh ứ khí trong bình. 3. Sau khi cho bú, phải bế trẻ đứng tối thiểu 15 phút và vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. 4. Không để trẻ nằm sấp hoặc mặt quay vào tường. Cha mẹ thường xuyên theo dõi giấc ngủ của trẻ. 5. Không cho trẻ nằm trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh để tránh rối loạn nhịp thở. 6. Hạn chế cho bé vừa bú vừa ngủ. Hãy để con ngủ đủ giấc, khi nào con thức dậy mới cho con bú sữa. 7. Nếu trẻ bị bệnh tim hoặc viêm phổi quá nặng, cần hỏi kỹ bác sĩ về việc cho bú. 8. Không cho trẻ bú quá nhiều: Lượng cho ăn lý tưởng là từ 8-12 lần cho ăn một ngày, mỗi lần kéo dài 30-40 phút. Tuy nhiên, con số này có thể khác nhau đối với từng bé, dựa trên tốc độ tăng trưởng, quá trình trao đổi chất, … Hãy để bé bú cho đến khi bé hài lòng, điều này nhận thấy được bằng cách bé tự động nhả ra. Không ép bé bú khi bé chưa có dấu hiệu muốn bú. 9. Nếu bạn gặp vấn đề liên quan đến việc bú bình, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa của con bạn. Bác sĩ có thể giúp bố mẹ lựa chọn bình sữa và núm vú, cũng như hướng dẫn tư thế cho bé bú để tránh bị sặc sữa. 10. Nếu bé vẫn tiếp tục bị sặc ngay cả khi đã giảm tốc độ bú, bạn nên liên hệ với bác sĩ nhi khoa để loại trừ bất kỳ lý do giải phẫu nào khiến việc nuốt có thể khó khăn. |