Mối nguy từ bình sữa, bát thìa nhựa âm thầm hại trẻ sơ sinh, chuyên gia mách cách phòng tránh

Hạ Mây - Ngày 16/07/2021 11:37 AM (GMT+7)

BPA từ bình sữa và bát thìa nhựa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

Trong cuộc sống hiện đại, đồ dùng bằng nhựa trở nên quen thuộc với tất cả chúng ta vì tính tiện dụng và giá cả bình dân. So với các vật liệu khác thì bình sữa, bát thìa và đồ chơi làm từ nhựa,... vẫn được phụ huynh ưu ái nhiều hơn, nhất là những gia đình có con nhỏ hiếu động, vì đồ nhựa gọn nhẹ và khó vỡ.

Thế nhưng đồ dùng bằng nhựa, cụ thể là các sản phẩm nhựa có chứa bisphenol A (BPA) lại tồn tại những nguy hại khôn lường đối với sức khoẻ nói chung và sức khoẻ của trẻ nhỏ nói riêng.

Vậy trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu vô tình nuốt phải BPA từ bình sữa, đồ dùng nhựa thì nên làm thế nào? Những thông tin hữu ích từ chuyên gia uy tín sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn về vấn đề này cũng như cách phòng tránh, hạn chế tối đa nguy cơ trẻ nuốt phải BPA.

Mối nguy từ bình sữa, bát thìa nhựa âm thầm hại trẻ sơ sinh, chuyên gia mách cách phòng tránh - 2

Nguy hiểm đến từ chính bình sữa của trẻ

Giáo sư sinh vật học Frederick vom Saal, Đại học Missouri-Columbia từng nhận định trên tạp chí Environmental Health Perspectives (Mỹ): "Cho trẻ bú bình sữa bằng nhựa cứng cũng giống như cho uống thuốc tránh thai".

Lý giải thêm về nhận định của mình, Frederick cho biết trong bình sữa và các món đồ chơi nhựa có thể chứa BPA (bisphenol A) - hoá chất hoạt động giống như hormone được sản xuất trong buồng trứng của phụ nữ - estrogen. Do đó về cơ bản nó giống như một loại dược phẩm trong thuốc tránh thai. 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể nhiễm BPA từ bình sữa nhựa.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể nhiễm BPA từ bình sữa nhựa.

Hiện nay các tác hại của BPA vẫn còn đang được nghiên cứu và gây tranh cãi. Tuy nhiên nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra quy định hạn chế sử dụng BPA trong đồ dùng dành cho trẻ. Chẳng hạn như Áo cấm BPA trong núm vú giả và tăm; Pháp cấm sử dụng BPA trong bình sữa, tăm, tấm quàng cổ cho bé,...

Mối nguy từ bình sữa, bát thìa nhựa âm thầm hại trẻ sơ sinh, chuyên gia mách cách phòng tránh - 4

BPA là gì?

Bisphenol-A (BPA) là một hóa chất nhân tạo được dùng trong sản xuất các sản phẩm làm bằng chất dẻo polycarbonate như hộp đựng thức ăn trong tủ lạnh, bình nước, bình sữa trẻ em, đồ chơi, núm vú giả... Bên cạnh đồ gia dụng, chất BPA còn được sử dụng nhiều trong các loại sơn tổng hợp, đặc biệt là những loại dùng để sơn cửa, bàn ghế, tường nhà…

Ở Việt Nam, đồ dùng chứa BPA thật sự phổ biến nhưng những rủi ro của BPA và tiêu chuẩn an toàn đối với đồ nhựa dành cho trẻ em vẫn chưa được nhiều phụ huynh quan tâm đúng mực. 

Các tiêu chuẩn an toàn của đồ nhựa như nguồn gốc, xuất xứ, hàm lượng BPA,... vẫn chưa được nhiều phụ huynh quan tâm.

Các tiêu chuẩn an toàn của đồ nhựa như nguồn gốc, xuất xứ, hàm lượng BPA,... vẫn chưa được nhiều phụ huynh quan tâm.

Mối nguy từ bình sữa, bát thìa nhựa âm thầm hại trẻ sơ sinh, chuyên gia mách cách phòng tránh - 6

Cách chọn đồ nhựa không chứa BPA, an toàn cho trẻ

Để chọn đồ nhựa không chứa BPA, an toàn cho trẻ, mẹ nên lưu ý những điều sau: 

Đầu tiên, mẹ không nên tái sử dụng những loại nhựa chỉ sử dụng một lần như túi nilon, bình nước nhựa dẻo, cốc cà phê và ống hút. Nếu sử dụng lại, có thể phá vỡ cấu trúc của loại nhựa và giải phóng một số chất hóa học gây hại. Thay vào đó, mẹ có thể thay bằng bình nhựa cứng hoặc bình kim loại.

Điều quan trọng tiếp theo là khi cho con bú, mẹ nên cho con bú sữa mẹ trực tiếp. Nếu phải cho con uống sữa công thức hoặc phải vắt sữa mẹ ra bình, mẹ nên thay bình sữa nhựa thành loại bình thủy tinh hoặc lựa chọn loại nhựa an toàn đã nói ở trên. Chỉ sử dụng bình sữa và chai nước uống cho trẻ em, đồ gia dụng đựng thực phẩm cho gia đình làm bằng loại nhựa có ghi rõ là không chứa BPA hoặc BPA free.

Tránh dùng các đồ dùng bằng nhựa không rõ nguồn gốc xuất xứ, màu sắc lòe loẹt, có mùi hóa chất. Không để thức ăn hoặc đồ uống nóng trong đồ đựng bằng nhựa....

Khi chọn đồ chơi cho con, mẹ nên chọn loại bằng vải hoặc gỗ, không nên chọn những loại có sơn vẽ. Mẹ lưu ý không nên để cho con chơi hoặc ngậm các thiết bị điện tử bằng nhựa như remote tivi hoặc điện thoại di động do bé có thể bị nhiễm hóa chất.

Khi chọn đồ nhựa cho con mẹ nên lưu ý nhọn những sản phẩm có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, không chứa BPA, có thông tin sản xuất rõ ràng. (Ảnh minh họa, nguồn: Internet) 

Khi chọn đồ nhựa cho con mẹ nên lưu ý nhọn những sản phẩm có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, không chứa BPA, có thông tin sản xuất rõ ràng. (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)

Khi hâm nóng thức ăn trong lò vi sóng, không nên đựng thức ăn trong hộp nhựa mà hãy đựng trong chén dĩa bằng sứ chẳng hạn.

Đối với các mẹ hay dùng mỹ phẩm, hãy chọn các sản phẩm không chứa phthalate.

Hãy chọn các loại sản phẩm làm từ nhựa có đánh số 2, 4 và 5 như ảnh minh họa là các loại nhựa an toàn. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không để các vật dụng đồ nhựa tiếp xúc với nhiệt độ cao như lò vi sóng. Tốt hơn hết là hãy hạn chế dùng nhựa tổng hợp càng ít càng tốt.

Để tìm hiểu thêm về BPA và tác hại của BPA đối với sức khoẻ của trẻ nhỏ, cùng lắng nghe tư vấn của Bác sĩ Phạm Diệp Thuỳ Dương - Giảng viên chính Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP.HCM.

Mối nguy từ bình sữa, bát thìa nhựa âm thầm hại trẻ sơ sinh, chuyên gia mách cách phòng tránh - 8

Mối nguy từ bình sữa, bát thìa nhựa âm thầm hại trẻ sơ sinh, chuyên gia mách cách phòng tránh - 9

Thưa bác sĩ, trẻ em có thể phơi nhiễm BPA từ những nguồn nào?

Hiện nay, người ta hay thêm BPA (bisphenol A) vào các sản phẩm bằng nhựa polycarbonate (thường dùng làm các vật để đựng thực phẩm như bình sữa, lớp bên trong của các hộp thực phẩm,… và các đồ dùng vệ sinh cá nhân) nhằm làm tăng độ dẻo và độ chắc. 

Vì một phần BPA sẽ thoát ra bề mặt sản phẩm, hòa vào các thức ăn/ uống chứa bên trong nên nguồn tiếp xúc với BPA chủ yếu là thông qua việc ăn uống. Trẻ nhỏ hay ngậm, cho mọi thứ vào miệng nên còn có thể bị tiếp xúc bằng tay - miệng và miệng trực tiếp với các vật liệu có chứa BPA. 

Mối nguy từ bình sữa, bát thìa nhựa âm thầm hại trẻ sơ sinh, chuyên gia mách cách phòng tránh - 10

Tác hại của BPA đối với sức khỏe của trẻ là gì?

BPA có cấu trúc tương tự estrogen và có thể gắn kết vào các thụ thể estrogen, nên có nhiều lo ngại là nó có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, sửa chữa tế bào, và đến quá trình phát triển của thai nhi, làm tăng nguy cơ vô sinh.

Một số vấn đề về sức khỏe khác liên quan đến BPA mà người ta đang lo lắng là:

- Nhẹ cân ở thai nhi, sinh non

- Tăng động, lo lắng và trầm cảm, hen suyễn ở trẻ có mẹ có nồng độ BPA trong máu cao

- Suy giảm chức năng tuyến giáp 

- Ung thư tuyến tiền liệt, vú

- Hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường type 2

- Hội chứng buồng trứng đa nang  

Mối nguy từ bình sữa, bát thìa nhựa âm thầm hại trẻ sơ sinh, chuyên gia mách cách phòng tránh - 11

Làm thế nào để phòng tránh tiếp xúc BPA cho trẻ em? 

Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm các bằng chứng về tác hại của BPA lên sức khỏe con người nói chung và trẻ em nói riêng, nhưng cha mẹ nên chủ động tránh cho con tiếp xúc với chất này. Thông thường, thành phần sẽ được ghi rõ trên bao bì sản phẩm. 

Tuy vậy, nhiều công ty đã thay BPA bằng dẫn chất của nó là BPS (bisphenol-S) và BPF (bisphenol-F) nhưng cũng có đặc tính gây độc tương tự. Do đó, chúng ta phải đề phòng cả các sản phẩm chứa 2 chất này. Các sản phẩm nhựa tái chế được đóng nhãn từ 3 đến 7, hay “PC” thường đều chứa BPA, BPS hay BPF. 

Dù BPA thật sự hết sức phổ biến trong đời sống hiện nay, chúng ta vẫn có thể hạn chế cho con yêu khỏi phơi nhiễm với nó bằng cách:

-  Tránh sử dụng thực phẩm đóng hộp và thực phẩm đựng trong bao bì nhựa có thành phần BPA, BPS, BPF, hoặc có dán nhãn tái chế từ 3 đến 7, hay có chữ “PC”.

-  Cho uống nước từ vật chứa làm bằng thủy tinh, thay vì nhựa hoặc lon.

-  Chọn đồ chơi cho con không chứa các chất đó.

-  Hâm nóng và dự trữ thức ăn, uống trong các vật chứa thủy tinh.

-  Cho con bú vú mẹ trực tiếp, mà không vắt ra bình.

-  Sử dụng bình sữa thủy tinh, hay chọn bình không BPA, BPS hay BPF.

-  Chọn sữa công thức ở dạng sữa bột, thay vì sữa nước đóng chai (chất lỏng dễ hấp thu độc chất hơn).

Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ!

Nhiều đồ dùng chứa chì âm thầm phá hủy trí thông minh trẻ, nhà mình có món này không?
Theo các chuyên gia, chì là một trong những chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, nó âm thầm ẩn náu xung quanh chúng ta.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia