Trẻ biết nói sớm hay muộn có liên quan đến chỉ số IQ? Chuyên gia phân tích

Hạ Mây - Ngày 03/07/2021 09:40 AM (GMT+7)

Nhiều người vẫn cho rằng trẻ nói càng sớm, IQ càng cao. Thế nhưng, theo các chuyên gia, sự thật không phải vậy.

Nhiều bậc cha mẹ thường truyền tai nhau rằng trẻ biết nói sớm thì IQ sẽ cao. Do đó, nếu nhận thấy con mình có biểu hiện nói muộn, vốn từ vựng tương đối ít hơn so với các bạn cùng trang lứa, là cha mẹ phần nào sẽ lo lắng.

Trên thực tế, từ lâu các nhà nghiên cứu đã quan sát và phân tích quy luật học nói của trẻ em. Trong trường hợp bình thường, khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển nhanh chóng và trẻ có thể dùng giọng nói để truyền tải cảm xúc của mình đến những người xung quanh.

Khi trẻ được 10 tháng tuổi, bé sẽ có thể nói được những từ đơn giản như “a”, “ư”. Khi trẻ được 11 tháng tuổi, bé sẽ biết nói một số từ và lặp đi lặp lại. Vậy có mối liên kết nào giữa việc trẻ biết nói sớm sẽ có chỉ số IQ cao? Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp cha mẹ hiểu hơn vấn đề này.

Trẻ biết nói sớm hay muộn có liên quan đến chỉ số IQ? Chuyên gia phân tích - 2

Có mối liên hệ trực tiếp nào đến phát triển chỉ số IQ nếu trẻ biết nói sớm?

Khi não bộ phát triển đến mức độ nhất định, trẻ sẽ nắm vững từ vựng và diễn đạt một cách bình thường. Tuy nhiên, việc trẻ nói sớm hay muộn không liên quan trực tiếp đến chỉ số IQ.

Một chuyên gia từ Bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh trực thuộc Đại học Y khoa Capital đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Ông nói: "Trẻ em nói sớm sẽ có khiếu về ngôn ngữ cao hơn, nhưng điều này không có nghĩa sẽ cao hơn về chỉ số IQ. Những đứa trẻ sẵn sàng thể hiện mình sẽ nói sớm hơn, và ngược lại. Điều này chỉ có thể liên quan đến chức năng ngôn ngữ và không liên quan gì đến chỉ số IQ. Tuy nhiên nếu trẻ biết nói chậm hơn, cha mẹ cần lưu ý và đưa trẻ đi khám".

Chuyên gia cho rằng, việc trẻ nói sớm hay muộn không liên quan trực tiếp đến chỉ số IQ.

Chuyên gia cho rằng, việc trẻ nói sớm hay muộn không liên quan trực tiếp đến chỉ số IQ.

Trẻ biết nói sớm hay muộn có liên quan đến chỉ số IQ? Chuyên gia phân tích - 4

Vậy vì sao một số trẻ biết nói sớm hơn so với các bé khác?

Vị chuyên gia này cũng nêu ra những lý do cho việc vì sao một số trẻ biết nói sớm hơn so với các bé khác, cụ thể có hai nguyên nhân đặc biệt như sau:

Trẻ có chức năng ngôn ngữ phát triển tốt sẽ nói sớm hơn

Điểm đầu tiên là những đứa trẻ có năng khiếu ngôn ngữ tốt sẽ biết nói tương đối sớm, điều này không cần phải nghi ngờ.

Về ngôn ngữ, có người lợi thế, có người không. Chẳng hạn như việc học ngoại ngữ, người sẽ thấy rất dễ nhưng cũng có người thấy khó.

Theo chuyên gia, những đứa trẻ có năng khiếu ngôn ngữ tốt sẽ biết nói tương đối sớm.

Theo chuyên gia, những đứa trẻ có năng khiếu ngôn ngữ tốt sẽ biết nói tương đối sớm.

Trẻ sẵn sàng nói sớm hơn

Tính cách cũng ảnh hưởng đến việc nói sớm của trẻ, nếu trẻ sẵn sàng diễn đạt, thích bắt chước thì trẻ nói sớm hơn. Ngược lại nếu trẻ không muốn diễn đạt thì dù đã nắm vững từ vựng mới, cha mẹ sẽ không biết con biết nói hay chưa, và đa số sẽ hiểu lầm là trẻ không thể nói được.

Nói sớm hay muộn chỉ liên quan đến năng khiếu ngôn ngữ hoặc chức năng ngôn ngữ của não, không liên quan đến chỉ số IQ.

Có rất nhiều khu vực chức năng trong não, ngôn ngữ chỉ là một trong những chức năng nhỏ của khu vực đó. Do đó, ngôn ngữ và chỉ số IQ chỉ liên quan một phần và không thể tách rời. Một người có khả năng ngôn ngữ tốt không thể ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ IQ, và mức độ IQ sẽ không ảnh hưởng đến năng lực ngôn ngữ.

Trẻ biết nói sớm hay muộn có liên quan đến chỉ số IQ? Chuyên gia phân tích - 6

Cha mẹ nên lưu ý 2 trường hợp khiến trẻ nói muộn 

Một điểm nữa là nếu trẻ nói quá muộn, ví dụ như nhiều trẻ ở độ tuổi 2,5 đã nói thông thạo, còn con bạn chỉ nắm được một số từ vựng rất đơn giản, sự chênh lệch này là rất lớn. Khi ấy, cha mẹ cần chú ý cần đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra kịp thời.

Ngoài những yếu tố trên, việc trẻ biết nói sớm còn liên quan đến cách giáo dục của cha mẹ, gia đình và môi trường sống. Chuyên gia khuyên cha mẹ có thể tự kiểm tra nếu trẻ nói muộn trong 2 hoàn cảnh sau đây:

Đa dạng ngôn ngữ gia đình

Đa dạng ngôn ngữ gia đình có nghĩa là nhiều hơn một ngôn ngữ được sử dụng trong gia đình.

Nhiều gia đình ở Việt Nam có cả bố và mẹ đều đến từ các vùng miền khác nhau, do đó giữa miền bắc và miền nam sẽ có sự khác biệt trong âm nói. Đến nỗi, nhiều người vẫn hay đùa rằng, trẻ đôi khi có thể hiểu và giao tiếp với người cách hàng trăm cây số, nhưng lại chẳng thể hiểu hàng xóm nói gì.

Việc trẻ biết nói sớm còn liên quan đến cách giáo dục của cha mẹ, gia đình và môi trường sống.

Việc trẻ biết nói sớm còn liên quan đến cách giáo dục của cha mẹ, gia đình và môi trường sống.

Hay một số gia đình khác, nhiều cặp vợ chồng là người Việt và người nước ngoài. Dẫn đến một người nói tiếng Việt, người còn lại sẽ nói ngôn ngữ khác như Hàn, Anh, Pháp,... Hay trong một số gia đình, một người nói tiếng phổ thông, người còn lại nói tiếng địa phương.

Đa dạng ngôn ngữ như các trường hợp trên sẽ không có lợi cho chức năng ngôn ngữ của trẻ. Nếu thống nhất một ngoại ngữ trong gia đình, trẻ có thể sẽ biết nói sớm hơn.

Cha mẹ không giao tiếp với con cái thường xuyên

Có một thực trạng khác không có lợi cho sự phát triển chức năng ngôn ngữ của trẻ, đó là cha mẹ ít giao tiếp, trò chuyện với con.

Đối với những trẻ biết nói sớm hơn, điều chắc chắn là mẹ hoặc các thành viên khác trong gia đình thường giao tiếp với trẻ hơn.

Trẻ biết nói sớm hay muộn có liên quan đến chỉ số IQ? Chuyên gia phân tích - 8

Áp dụng những phương pháp này nếu muốn con biết nói sớm

Trẻ em ngày nay nói sớm, điều này liên quan trực tiếp đến môi trường gia đình và sự giáo dục, hướng dẫn của cha mẹ. Nếu cha mẹ muốn con mình biết nói sớm, có thể áp dụng những cách sau đây:

Trẻ biết nói sớm hay muộn có liên quan đến chỉ số IQ? Chuyên gia phân tích - 9

Đọc thêm sách tranh, thơ, bài đồng dao cho con

Sau khi trẻ được khoảng 1,5 tuổi, cha mẹ có thể hình thành thói quen đọc sách tranh, các bài đồng dao, thơ cho trẻ, điều này sẽ giúp trẻ nắm vững một lượng lớn vốn từ vựng.

Một số gia đình đã bắt đầu đọc sách tranh và các bài đồng dao khi trẻ được khoảng 1 tuổi. Đến khi được 2 tuổi, bé đã có thể ghi nhớ cơ bản các bài đồng dao đã nghe và mô tả lại được câu chuyện trong tranh.

Giao tiếp với trẻ nhiều hơn và hướng dẫn trẻ nói

Trong quá trình nuôi dưỡng trẻ, nếu cha mẹ thường xuyên cho phép trẻ nghịch điện thoại thì sự phát triển chức năng ngôn ngữ sẽ kém dần đi. Ngược lại, nếu cha mẹ thường xuyên trao đổi, trò chuyện với con, khả năng ngôn ngữ sẽ dễ bị kích thích hơn và giúp trẻ biết nói sớm hơn.

Cha mẹ thường xuyên trao đổi, trò chuyện với con, khả năng ngôn ngữ sẽ dễ bị kích thích hơn và giúp trẻ biết nói sớm hơn.

Cha mẹ thường xuyên trao đổi, trò chuyện với con, khả năng ngôn ngữ sẽ dễ bị kích thích hơn và giúp trẻ biết nói sớm hơn.

Cho trẻ tiếp xúc nhiều bạn ở khu vui chơi

Nếu chỉ ở trong nhà trò chuyện cùng ông bà cha mẹ, trẻ sẽ không có cơ hội giao tiếp đa dạng, và thậm chí còn phụ thuộc vào người trong gia đình. Để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với những trẻ khác cũng sẽ giúp kích thích các chức năng ngôn ngữ của trẻ.

Cho trẻ nghe nhạc thường xuyên

Trẻ nhỏ thường rất thích nghe nhạc, bởi giai điệu vui vẻ, rộn ràng của những bài hát sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Lúc này, trẻ tập trung lắng nghe nhịp điệu, tiết tấu của những bài hát, việc này rất tốt cho sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ. 

Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thiết bị di động điện tử có tác động tiêu cực tới khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử của trẻ càng nhiều, trẻ càng có nguy cơ mắc chứng chậm nói, đặc biệt là về ngôn ngữ diễn đạt.

Thường xuyên đọc sách, tranh cho con có thể giúp trẻ ghi nhớ và mô tả lại được câu chuyện trong tranh.

Thường xuyên đọc sách, tranh cho con có thể giúp trẻ ghi nhớ và mô tả lại được câu chuyện trong tranh.

Đọc tên các đồ vật quen thuộc cho trẻ nghe

Mỗi khi thấy những đồ vật quen thuộc trong nhà, cha mẹ nên đọc tên đồ vật đó cho trẻ nghe vài lần, sau đó hỏi lại con: “Đó là cái gì?”. Lúc này, trí nhớ của trẻ sẽ phải vận động để ghi nhớ những gì mình vừa được học. Đây là một cách dạy trẻ biết nói sớm rất hay và thú vị mà nhiều cha mẹ áp dụng.

Cho trẻ uống vitamin D khi đói hay no để nhanh cao, đây là thời điểm vàng
Theo các chuyên gia, nên cho trẻ uống bổ sung vitamin D trong bữa ăn, để giúp việc hấp thụ diễn ra tốt hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn