Trẻ biết quản lý cảm xúc dễ thành công hơn, 3 điều phải dạy từ nhỏ

Hạ Mây - Ngày 28/12/2021 19:12 PM (GMT+7)

Theo giáo sư Li Meijin, cha mẹ nên áp dụng 3 điều sau nhằm giúp trẻ kiểm soát tốt cảm xúc và trưởng thành lành mạnh trong tương lai. 

Trẻ biết quản lý cảm xúc dễ thành công hơn, 3 điều phải dạy từ nhỏ - 1

Cách đây một thời gian, trên các trang mạng xã hội Trung Quốc lan truyền một đoạn video, một đứa trẻ trông chưa đầy mười tuổi dường như đã cạn kiệt sức lực, nắm một bao cát to đùng đánh vào người mẹ ruột của mình.

Người mẹ trong đoạn video dường như đã quá quen với cảnh tượng như thế này và không quan tâm, nhưng đứa trẻ dường như "phát điên" vẫn không ngừng đánh vào người mẹ. Nhìn thấy mẹ nằm dưới đất, thậm chí còn dùng chân đạp vào bụng mẹ, người mẹ trong video tỏ vẻ tuyệt vọng và không còn chống cự, chỉ chờ đứa con trút bỏ cảm xúc.

Trong một video khác, tại quảng trường đông đúc, một cậu bé đã hét lên và dùng bàn tay mạnh mẽ của mình nhéo vào cổ họng của mẹ mình. Cậu bé liên tục hét lên, nguyên nhân đằng sau những hành vi này chỉ là vì người mẹ không mua cho đứa trẻ những món đồ chơi.

Cậu bé hét lớn và có hành động thiếu kiểm soát khi vì người mẹ không mua những món đồ chơi. (Ảnh minh họa)

Cậu bé hét lớn và có hành động thiếu kiểm soát khi vì người mẹ không mua những món đồ chơi. (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa của tất cả những điều này đều liên quan trực tiếp đến sự giáo dục không đúng cách của các bậc cha mẹ.

Giáo sư Li Meijin, Đại học Công an Nhân dân Trung Quốc là chuyên gia nuôi dạy con cái có uy tín nhất trong những năm gần đây, đã từng chỉ ra rằng, nếu những khiếm khuyết về nhân cách của một đứa trẻ không được giải quyết trước 6 tuổi, về sau cha mẹ khó có thể uốn nắn trẻ. 

Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ không biết cách giải quyết những cảm xúc mất kiểm soát của trẻ, dường như chỉ dùng bạo lực, nhưng chính thói quen này lại tạo điều kiện cho mầm mống bạo lực từ từ nảy sinh trong tâm lý trẻ.

Một khi trẻ hình thành thói quen xấu, sẽ khó để trẻ có thể thành công và hòa nhập trong tương lai. Vì vậy, kiềm chế cảm xúc là một kỹ năng sống vô cùng quan trọng đối với trẻ. Đây là điều cần thiết giúp trẻ trau dồi được những kỹ năng tốt để ứng xử và hòa nhập với cuộc sống.

Theo giáo sư Li Meijin, cha mẹ nên dạy con 3 điều sau nhằm giúp trẻ kiểm soát tốt cảm xúc và trưởng thành lành mạnh trong tương lai. 

Trẻ biết quản lý cảm xúc dễ thành công hơn, 3 điều phải dạy từ nhỏ - 3

Ghi nhận cảm xúc của trẻ

Trong cuộc sống hàng ngày, không ít lần chúng ta chứng kiến tình trạng con cái không chịu hợp tác với cha mẹ. Do đó, việc ghi nhận cảm xúc của con chính là điều đầu tiên cha mẹ nên làm khi trẻ có những hành vi cư xử chưa đúng mực. Điều này giúp cho trẻ cảm thấy bản thân được thấu hiểu, không còn thấy lạc lõng hay bị bỏ rơi bởi chính cha mẹ mình.

Khi một đứa trẻ không thể nói được cảm xúc của mình khi đang tức giận, đang buồn, trẻ thường chỉ biết ném đồ vật xuống sàn và hét lên. Lúc này cha mẹ cũng cần phải dạy con nhận diện được cảm xúc và hành vi phù hợp để biểu hiện tâm trạng.

Bắt đầu bằng cách dạy trẻ ghi lại những cảm xúc của mình như vui buồn, giận dữ, sợ hãi. Sau đó nói về sự khác nhau giữa cảm xúc và hành vi. Khi chắc chắn rằng trẻ đã hiểu được ý nghĩa những hành động của mình, hãy động viên trẻ biết kiềm chế hoặc bộ lộ tâm trạng cho phù hợp với hoàn cảnh.

Trẻ nhỏ thường chưa phân biệt được hành vi đúng sai và chưa biết cách kiểm soát cảm xúc.

Trẻ nhỏ thường chưa phân biệt được hành vi đúng sai và chưa biết cách kiểm soát cảm xúc.

Trẻ biết quản lý cảm xúc dễ thành công hơn, 3 điều phải dạy từ nhỏ - 5

Dạy trẻ biết cách lắng nghe

Việc lắng nghe người khác một cách cẩn thận giúp thể hiện sự tôn trọng với người khác cũng như có thể giải quyết vấn đề, kiềm chế cảm xúc một cách dễ dàng hơn. 

Trước tiên, sự chăm chú lắng nghe con của ba mẹ chính là điểm tựa giúp trẻ cảm thấy tốt hơn. Bởi theo diễn biến tâm lý, trẻ nhỏ thường sẽ chỉ lắng nghe khi bản thân cảm thấy mình được lắng nghe, thấu hiểu. Do đó, trong bất cứ trường hợp nào, sự lắng nghe cũng sẽ là “chìa khóa” mở cửa bầu không khí nơi trẻ sẵn sàng mở lòng và hợp tác.

Tiếp theo, cha mẹ hãy dạy trẻ luôn có suy nghĩ câu chuyện mà người khác đang chia sẻ nó quan trọng với bản thân mình, nếu để lọt một chi tiết nào con sẽ cảm thấy hối tiếc, như vậy con sẽ tập cho mình thói quen lắng nghe câu chuyện một cách cẩn thận hơn. Việc lắng nghe giúp con xử lý tình huống tốt hơn và không dễ dàng cáu gắt khi giao tiếp.

Nếu cha mẹ đã thực hiện hai bước trên một cách chân thành và thân thiết thì trẻ sẽ sẵn sàng lắng nghe bất cứ câu chuyện nào của bạn. Sự chia sẻ về nhận thức và suy nghĩ giữa người lớn và trẻ nhỏ sẽ giúp bầu không khí trong gia đình thoải mái và bình yên hơn. cha mẹ và con cái đều có thể học được cách thẩu hiểu lắng nhau thông qua lắng nghe tích cực.

Cha mẹ nên là người hướng dẫn, lắng nghe và định hướng cho con trong quá trình phát triển nhân cách.

Cha mẹ nên là người hướng dẫn, lắng nghe và định hướng cho con trong quá trình phát triển nhân cách. 

Trẻ biết quản lý cảm xúc dễ thành công hơn, 3 điều phải dạy từ nhỏ - 7

Cha mẹ có nguyên tắc riêng

Cha mẹ là người thầy tốt nhất cho con cái, nhiều bậc cha mẹ hời hợt kỷ luật con cái nghiêm khắc, nhưng họ luôn là người bật đèn xanh cho chính mình. Ví dụ, nếu cha mẹ không cho con xem phim hoạt hình, nhưng bản thân luôn sử dụng điện thoại di động, trẻ sẽ chỉ cảm thấy không công bằng và những có cảm xúc tiêu cực.

Do đó, cha mẹ cần làm gương và tạo ra các quy tắc và giải thích rõ lý do đằng sau các điều luật này. Ví dụ, trẻ cần đi nhẹ nói khẽ trong nhà như trong thư viện, không được đánh nhau, không được tranh giành, tự tiện lục lọi đồ người khác. Đưa ra các hậu quả và hình phạt nếu ai không tuân thủ nguyên tắc.

Trẻ em phải có khả năng biết những gì bản thân có thể làm và không thể làm. Trẻ cũng cần phải được khen thưởng khi làm đúng và sẽ bị phạt nếu làm điều gì đó sai, thì dần dần sẽ hình thành cho trẻ khả năng tự phán đoán đúng đắn.

Đồng thời, khi đứng trước những yêu cầu của con cái, cha mẹ cũng cần có nhận định của riêng mình. Điều gì có thể hứa, điều gì có thể hứa sau khi hoàn thành và điều gì không thể hứa, phải là một chuẩn mực trong tâm trí, để khi trẻ mất kiểm soát cảm xúc, trẻ sẽ biết điều mình đã làm sai trong tiềm thức.

Hãy dạy trẻ những quy tắc sống cần thiết, biết xin lỗi khi làm sai hay phân biệt được điều gì nên và không nên làm.

Hãy dạy trẻ những quy tắc sống cần thiết, biết xin lỗi khi làm sai hay phân biệt được điều gì nên và không nên làm.

Trẻ có 5 hành vi này khi ngủ là dấu hiệu IQ cao vút, thông minh chẳng kém thần đồng
Trẻ có 5 biểu hiện dưới đây trong khi ngủ là tín hiệu cho thấy sự phát triển não bộ của trẻ nhanh chóng và có thể đạt chỉ số IQ cao trong tương lai.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời