Trẻ có hành vi "kỳ lạ" này là tật xấu trong mắt mẹ, nhưng IQ cao trong mắt chuyên gia

Hạ Mây - Ngày 11/09/2021 18:23 PM (GMT+7)

Trước 3 tuổi có những "tật xấu" này là dấu hiệu của việc trở nên thông minh hơn, cha mẹ không nên ngăn cản.

Nhiều bậc cha mẹ thừa nhận rằng với những đứa trẻ khoảng 3 tuổi, việc chăm sóc con cái còn mệt mỏi hơn nhiều khi họ làm việc. Tất cả chúng ta đều biết rằng 3 tuổi là độ tuổi đặc biệt, trẻ em tuy thoát khỏi sự non nớt của việc tập nói, học các kỹ năng vận động nhưng vẫn chưa đạt đến độ suy nghĩ thấu đáo.

Ở lứa tuổi này, sự tự ý thức chủ quan của trẻ bắt đầu thức dậy, từ đó trẻ sẽ có những thói quen và nhịp điệu riêng. Nếu sự hướng dẫn của cha mẹ phù hợp với thói quen hành vi của trẻ, trẻ sẽ học tập theo và ngược lại. Ngoài ra, khả năng thể hiện ngôn ngữ của trẻ chưa mạnh nên hầu hết bày tỏ sự không hài lòng của mình thông qua việc quấy khóc.

Lúc này, cha mẹ nên kiềm chế cảm xúc của mình và đừng cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách la mắng hay đánh con. Điều này sẽ gây ra những tổn hại về thể chất và tâm lý của trẻ.

Giáo sư Li Meijin là một chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực tâm lý tại Trung Quốc. Thời gian gần đây, những quan điểm vị giáo sư này về việc chăm sóc con cái cũng được các bậc cha mẹ trẻ quan tâm.

Vị giáo sư này cho biết: Cuộc đời nào cũng là một quá trình, quá trình nào cũng có lúc bắt đầu, sự phát triển của cuộc đời là một quỹ đạo và vận mệnh của một người phụ thuộc vào giai đoạn đầu phát triển, đặc biệt khi trẻ lên 3 tuổi, một số hành vi kỳ lạ của trẻ là biểu hiện chỉ số IQ rõ rệt. 

Thêm vào đó, bác sĩ tâm lý người Anh Casby đã tiến hành khảo sát trên hàng nghìn trẻ em và kết quả cho thấy 3 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự hình thành nhân cách và chỉ số IQ của trẻ.

Vì vậy, cha mẹ phải quan tâm đến sự phát triển của trẻ nhiều hơn khi con bước vào tuổi lên ba. Mặc dụ có một số hành vi trong mắt cha mẹ là tật xấu nhưng đối với các chuyên gia đây lại là biểu hiện cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao.

Trẻ có hành vi amp;#34;kỳ lạamp;#34; này là tật xấu trong mắt mẹ, nhưng IQ cao trong mắt chuyên gia - 2

3 "tật xấu" của trẻ nhưng biểu hiện chỉ số IQ cao

Theo Giáo sư Li Meijin, trước 3 tuổi trẻ có những "tật xấu" này là dấu hiệu của việc trở nên thông minh hơn, cha mẹ không nên ngăn cản.

Thích ngậm, mút tay

Khi trẻ được khoảng 3 tháng tuổi, cha mẹ sẽ nhận thấy trẻ rất thích ngậm, mút tay. Với độ tuổi tăng dần, trước 2 tuổi bé thường hay nhét những thứ trên tay vào miệng.

Tuy thói quen này có vẻ không tốt nhưng lại là biểu hiện của sự phát triển trí não của bé. Vì trẻ đang trong thời kỳ phát triển vận động tay, nên cần có sự kết nối chủ yếu với thế giới bên ngoài được thể hiện qua việc ăn uống, quấy khóc, cười, bặp bẹ nói, ngậm mút tay... Giai đoạn này, bé sẽ dùng miệng để cảm nhận mọi thứ xung quanh.

Quá trình liên tục ngậm, mút tay đòi hỏi não bộ phải phối hợp hệ thống giác quan và hệ vận động, có thể kích thích sự phát triển của não bộ và hoạt động của tư duy.

Quá trình liên tục ngậm, mút tay đòi hỏi não bộ phải phối hợp hệ thống giác quan và hệ vận động, có thể kích thích sự phát triển của não bộ và hoạt động của tư duy.

Quá trình liên tục ngậm, mút tay đòi hỏi não bộ phải phối hợp hệ thống giác quan và hệ vận động, có thể kích thích sự phát triển của não bộ và hoạt động của tư duy.

Trẻ sơ sinh trước 3 tuổi có thói quen này, cha mẹ không cần cố tình ngăn cản mà phải đảm bảo rằng bàn tay của bé sạch sẽ và an toàn. Mẹ cũng có thể chuẩn bị núm vú giả hoặc thức ăn nhẹ mềm cho bé để giúp bé vượt qua thời kỳ này một cách an toàn hơn.

Ngoài ra, việc bé tự cho tay vào miệng cũng là một cách tự an ủi về mặt cảm xúc, có lợi cho sự phát triển nhận thức về bản thân của bé. Nếu sau 4 tuổi mà bé vẫn ngậm, mút thì lúc này mẹ phải sửa lại.

Thích xé giấy

Trước một tuổi, trẻ sơ sinh thích xé giấy, đặc biệt là sách tranh, trẻ sẽ luôn xé những cuốn sách mà mình nhận được. 

Cho bé xé giấy thực ra có lợi cho bé, khi bước vào thời kỳ nhạy cảm của đôi tay, bé sẽ thấy rằng đôi bàn tay bé nhỏ của mình có thể làm được nhiều việc. Khi xé giấy, não bộ cần ra lệnh, đồng thời các cơ bàn tay, cơ cánh tay và cổ tay phối hợp với nhau để rèn luyện khả năng vận động tay và phối hợp tay và não của bé, giúp bàn tay bé linh hoạt hơn.

Đồng thời, xé tờ giấy là bước khởi đầu của bài tập IQ của một đứa trẻ, tay bé thực hiện càng phức tạp thì càng có lợi cho sự phát triển khả năng tư duy của não bộ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của chỉ số IQ.

Xé tờ giấy là bước khởi đầu của bài tập IQ của một đứa trẻ, tay bé thực hiện càng phức tạp thì càng có lợi cho sự phát triển khả năng tư duy của não bộ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của chỉ số IQ.

Xé tờ giấy là bước khởi đầu của bài tập IQ của một đứa trẻ, tay bé thực hiện càng phức tạp thì càng có lợi cho sự phát triển khả năng tư duy của não bộ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của chỉ số IQ.

Nói chuyện với chính mình

Chúng ta thường thấy các bé tự nói chuyện một mình. Đặc biệt là khi bé tự chơi trò chơi, bé thường cầm đồ chơi bằng một tay và đồng thời tự nói chuyện với mình. Nhiều bậc cha mẹ chắc chắn sẽ trở nên tò mò, và thậm chí la mắng bé không nên nói chuyện với chính mình.

Thực tế, bố mẹ không phải lo lắng, đây là biểu hiện của sự phát triển trí tưởng tượng của bé,. Thông qua việc chơi hàng ngày bé sẽ nhập vai và tưởng tượng mình như một thiên thần chính nghĩa, với sự tiến bộ của cốt truyện sẽ giúp tư duy của trẻ lan tỏa, trí não nhanh nhạy, điều này thúc đẩy rất nhiều trí tưởng tượng và khả năng logic của bé.

Trẻ có hành vi amp;#34;kỳ lạamp;#34; này là tật xấu trong mắt mẹ, nhưng IQ cao trong mắt chuyên gia - 5

Cha mẹ nên làm sao để trẻ thông minh hơn?

Cha mẹ có thể áp dụng những bí quyết này để giúp con rèn luyện trí thông minh, phát triển toàn diện và thành công trong tương lai.

Giáo dục mầm non

Nhiều bậc cha mẹ hiện nay có thói quen cho con đến các lớp giáo dục sớm để học trước và muốn con mình sớm thích nghi với một số điều cơ bản. 

Trên thực tế, đây cũng là cách giúp trẻ rèn luyện trí tuệ và tăng kỹ năng giao tiếp với bạn bè. Tại các trung tâm Giáo dục mầm non sẽ có nhiều trò chơi nhỏ trau dồi trí tuệ cho trẻ không gây nhàm chán và thú vị. Bằng cách giao lưu này, các tiềm năng khác nhau của trẻ có thể được phát triển sớm hơn.

Tại các trung tâm Giáo dục mầm non sẽ có nhiều trò chơi nhỏ trau dồi trí tuệ cho trẻ không gây nhàm chán và thú vị. Bằng cách giao lưu này, các tiềm năng khác nhau của trẻ có thể được phát triển sớm hơn.

Tại các trung tâm Giáo dục mầm non sẽ có nhiều trò chơi nhỏ trau dồi trí tuệ cho trẻ không gây nhàm chán và thú vị. Bằng cách giao lưu này, các tiềm năng khác nhau của trẻ có thể được phát triển sớm hơn.

Cho trẻ chơi đồ chơi giáo dục

Một trong những phương pháp kích thích tính tò mò, khám phá của trẻ nhỏ chính là cho con chơi đồ chơi thông minh. 

Đồ chơi thông minh mang đến nhiều ưu điểm hơn các sản phẩm đồ chơi chỉ mang tính giải trí đơn thuần khác. Nhờ có đồ chơi thông minh trẻ vừa có thời gian vui chơi vừa phát triển trí não, xây dựng nền tảng kiến thức và cảm xúc toàn diện.

Các trò chơi thông minh mẹ có thể cho con sử dụng như: Xếp hình, Lego, ô tô điều khiển từ xa,...

Phát triển thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ

Giáo sư Li Meijin khuyến khích cha mẹ nên hình thành cho con các thói quen và sở thích đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Đọc sách và nghe truyện nên thay thế cho việc xem TV và chơi game. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ đọc sách hoặc được cha mẹ đọc sách cho nghe sẽ có vốn từ vựng nhiều hơn những bé ít tiếp xúc với sách. Bên cạnh đó, việc đọc sách còn giúp trẻ hoàn thiện kỹ năng đọc, viết và có kiến thức về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.

Thói quen đọc sách, truyện tranh của trẻ nên bắt đầu trau dồi khi trẻ lên 2 tuổi. Nếu có thể nắm bắt được giai đoạn phát triển trí não quan trọng của trẻ ở độ tuổi 2-8, khoảng thời gian này có thể nói là tác động cấp số nhân để nâng cao khả năng tập trung của trẻ, giúp con rèn luyện trí não toàn diện.

Cha mẹ nên hình thành cho con các thói quen và sở thích đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Đọc sách và nghe truyện nên thay thế cho việc xem TV và chơi game.

Cha mẹ nên hình thành cho con các thói quen và sở thích đọc sách ngay từ khi còn nhỏ. Đọc sách và nghe truyện nên thay thế cho việc xem TV và chơi game. 

Mẹ thường xuyên chạm vào 3 bộ phận này trên cơ thể trẻ, con lớn lên sẽ rất thông minh
Một số bộ phận cơ thể trẻ nếu được cha mẹ tác động vào sẽ rất có lợi cho sức khỏe của con, đặc biệt là sự phát triển của trí não.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con thông minh