Trẻ thường xuyên ngủ trưa được xem là mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là giúp trí não phát triển tốt.
Đối với trẻ nhỏ, việc được nghỉ ngơi sau bữa trưa, thời gian nghỉ ngơi tuy ngắn nhưng có thể cải thiện năng lượng, giúp tinh thần buổi chiều thêm sung mãn.
Người ta cho rằng giấc ngủ trưa của trẻ liên quan đến sự phát triển trí não của trẻ. Thực tế, trẻ thường xuyên ngủ trưa được xem là mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là giúp trí não phát triển tốt.
Những lợi ích khi trẻ thường xuyên ngủ trưa
Thúc đẩy sự phát triển của não bộ
Khi bé ngủ trưa, hệ thống sinh lý của cơ thể luôn ở trạng thái tự điều chỉnh, hệ thống nơ-ron được cấu tạo dần trong điều kiện này, từ đó sẽ có lợi cho sự phát triển trí tuệ của não bộ.
Thông thường sau khi bé ngủ dậy thì tinh thần sẽ sảng khoái và tư duy sẽ trở nên hoạt bát, tập trung cao độ hơn, do đó, nó cũng giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường khả năng tư duy của não bộ.
Ngoài ra, sau khi bé chơi vào buổi sáng, cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, tinh thần cũng rất kém, bé luôn trong trạng thái bối rối, không thể tập trung vào mọi việc và khả năng học tập kém.
Nếu cho trẻ ngủ một giấc vào buổi trưa không chỉ giúp cơ thể thoải mái hơn mà còn khiến sự tập trung chú ý hơn, rất tốt cho việc tăng cường sự chú ý trong học tập.
Do đó, nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trẻ thường xuyên ngủ trưa đúng cách trí tuệ phát triển tốt, thông minh hơn.
Trẻ thường xuyên ngủ trưa được xem là mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là giúp trí não phát triển tốt.
Phát huy trí tưởng tượng
Một giấc ngủ trưa sâu giấc trong một không gian thoáng mát sẽ giúp ích rất nhiều cho bé, đặc biệt là các vùng chức năng não bộ. Điều này sẽ giúp trẻ phát huy được trí tưởng tượng của mình một cách tốt nhất nếu được ngủ trưa đều đặn và đúng cách.
Trẻ sẽ phát triển được khả năng phối hợp và biết cách xử lý các chuỗi thông tin, các sự việc khác nhau một cách nhanh chóng nhất nếu được ngủ trưa đầy đủ. Từ đó, hình thành được cho trẻ khả năng phản xạ và xử lý thông tin nhanh chóng hơn trong mọi tình huống.
Cải thiện khả năng miễn dịch
Nếu trẻ ngủ nhiều hơn cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, khi trẻ ngủ trưa, hệ thống miễn dịch của cơ thể ở trạng thái tự điều chỉnh, và sự phân chia của các tế bào miễn dịch cũng được đẩy nhanh hơn, làm giảm sự xâm nhập của vi rút vào cơ thể, nhờ đó, trẻ ngủ trưa nhiều sẽ khỏe và ít ốm vặt hơn.
Có được một giấc ngủ trưa đầy đủ sẽ góp phần không nhỏ trong quá trình trao đổi chất ở trẻ, cân bằng hệ dinh dưỡng trong cơ thể, hạn chế được các bệnh hay gặp. Đồng thời, điều này còn giúp trẻ tăng trưởng tốt hơn về chiều cao, cân nặng và đảm bảo duy trì sức khỏe ổn định.
Trẻ phát huy được trí tưởng tượng của mình một cách tốt nhất nếu được ngủ trưa đều đặn và đúng cách.
Những mẹo giúp trẻ ngủ trưa ngon giấc
Nếu trẻ chưa có thói quen ngủ trưa, bố mẹ có thể áp dụng những mẹo nhỏ sau đây.
Lên kế hoạch thời gian biểu ngủ trưa khoa học
Bố mẹ mẹ cần cho trẻ đi ngủ ngay khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, quấy khóc, nhắm mắt, dụi mắt,... Mẹ cần quan sát và nắm được chu kỳ ngủ của con.
Nếu đã xác định rõ khoảng thời gian ngủ trưa cũng như các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ, con sẽ có giấc ngủ chất lượng hơn vì cha mẹ đã có sự chuẩn bị tốt nhất cho bé.
Tập cho con thói quen tự ngủ
Đối với những trẻ nhỏ, thường thì sau khi ngủ trẻ sẽ ngủ thiếp đi và từ đó hình thành thói quen ngủ sau khi bú. Bố mẹ cần tạo thói quen cho bé khi ngủ bằng cách tách biệt việc bú sữa và ngủ sau khi bú. Điều này lâu dần sẽ giúp trẻ có thể ngủ mà không cần lúc nào cũng phải có mẹ.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên ép trẻ ngủ trưa nếu không thấy có dấu hiệu buồn ngủ hoặc chưa tới giờ ngủ, hay đang đi trên đường.
Những giấc ngủ trưa như thế sẽ khiến trẻ không được ngon giấc và thậm chí còn thấy mệt mỏi sau khi tỉnh dậy. Do đó, bố mẹ nên để trẻ tự hình thành cho mình thói quen ngủ trưa ngay từ nhỏ.
Bố mẹ nên để trẻ tự hình thành cho mình thói quen ngủ trưa ngay từ nhỏ.
Cân đối thời gian ngủ trưa và ban đêm
Thời lượng giấc ngủ trưa của trẻ cũng như chu kỳ thức là khác nhau nên các bậc phụ huynh không nên so sánh với các trẻ khác.
Bố mẹ cần cân đối giấc ngủ cho trẻ cả buổi trưa và buổi đêm. Tuỳ vào thời gian và độ tuổi, trẻ sẽ có khoảng thời gian ngủ khác nhau và cha mẹ cũng không nên quá lo lắng.
Tạo không gian ngủ an toàn
Bố mẹ cần cho trẻ ngủ ở một nơi đủ thoải mái, cho trẻ có thể duỗi thẳng chân tay. Điều này giúp trẻ ngủ ngon hơn và tránh được những nguy hiểm không thể lường trước được. Mẹ nên cho bé ngủ ở nơi an toàn như nôi, cũi, giường,... với các vật dụng chắn gần trẻ.
Khi trẻ đã ngủ thiếp đi thì mẹ không nên đánh thức dậy. Điều này sẽ khiến trẻ bị gián đoạn giấc ngủ và có thể cáu gắt, khó chịu hơn.
Để trẻ ngủ ngon, mẹ cần đặt ở nơi trẻ thường ngủ hoặc nơi thoải mái, dễ chịu. Nếu cho trẻ ngủ tạm thời ở vị trí nào đó cũng cần đủ an toàn và thường xuyên để mắt tới trẻ.
Mẹ cần lưu ý, ngủ trưa có rất nhiều lợi ích cho trẻ nhưng không nên cho trẻ ngủ quá lâu, nếu ngủ trưa quá dài thì trạng thái tinh thần của trẻ đang tốt, còn trẻ sẽ rất muộn.
Ngủ muộn không tốt cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ, còn ảnh hưởng đến việc tiết hormone tăng trưởng, đồng thời ảnh hưởng đến chiều cao của cơ thể, vì vậy cần kiểm soát thời gian ngủ trưa của trẻ trong ngày, để không bị ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Không gian ngủ thoải mái và an toàn sẽ giúp trẻ có được giấc ngủ tốt hơn.