Thông qua một số biểu hiện hàng ngày, mẹ có thể nhận biết tình trạng trẻ thiếu canxi.
Muốn bé phát triển tốt trong quá trình lớn lên thì cần đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt nguyên tố vi lượng. Bé có vẻ ăn nhiều nhưng thực chất tình trạng dinh dưỡng không đạt tiêu chuẩn, cơ thể thiếu nhiều nguyên tố vi lượng, trong đó phổ biến nhất là canxi.
Canxi rất hữu ích cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển thể chất, hoàn thiện xương khớp, nhu cầu canxi sẽ rất cao, việc bổ sung canxi đảm bảo nhu cầu cơ thể là điều rất cần thiết.
Nếu mẹ nhận thấy trẻ có 3 biểu hiện phổ biến sau đây, rất có thể cơ thể trẻ đang trong tình trạng thiếu canxi, mẹ cần có phương pháp điều chỉnh, nhằm giúp con phát triển khỏe mạnh hơn.
Tóc thưa và hơi vàng
Canxi là thành phần chính cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 70% thành phần cấu tạo của xương, ngoài ra canxi còn có vai trò giúp hệ miễn dịch cơ thể hoạt động tốt để bảo vệ cơ thể, giúp hệ thần kinh dẫn truyền tín hiệu.
Thông qua hình dáng bên ngoài, cha mẹ có thể đánh giá tình trạng thiếu canxi của bé, một số bé sẽ có mái tóc thưa và hơi vàng. Bằng cách so sánh với các bạn cùng trang lứa, mẹ có thể phát hiện ra những điểm bất thường này.
Nghiêm trọng hơn, mẹ có thể dễ dàng nhận biết là tóc thường rụng thành hình vành khăn. Tóc phía sau gáy mọc ít hoặc không mọc, nguyên nhân từ việc thiếu vitamin D khiến rối loạn chuyển hóa canxi trong cơ thể. Hiện tượng này có thể xảy ra với nhiều trẻ khác nhau.
Thông qua hình dáng bên ngoài, cha mẹ có thể đánh giá tình trạng thiếu canxi của bé, một số bé sẽ có mái tóc thưa và hơi vàng.
Chậm mọc răng
Một số trẻ luôn rất chậm mọc răng, một số trẻ khác mọc răng tốt nhưng răng của trẻ thiếu canxi lại mọc không đều và rất chậm lớn.
Lâu mọc răng, răng mọc lệch, răng mọc không thẳng hàng, lộn xộn, răng nhỏ, răng lỏng lẻo, dễ rụng hay dù cha mẹ rất giữ gìn qua chế độ ăn uống cho con mà răng vẫn bị sâu nhiều, thì phần đa là do trẻ bị thiếu hụt canxi dẫn tới những hiện tượng này.
Tuy nhiên, một số cha mẹ có thể bỏ qua những tín hiệu này của bé vì quá bận rộn với công việc, khi đó nếu tình trạng thiếu canxi của trẻ nghiêm trọng sẽ dẫn đến một số tác động xấu, ngoài việc ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, dễ bị ốm có khả năng ảnh hưởng trí tuệ và chiều cao.
Bởi canxi có mối quan hệ rất lớn đến sự phát triển xương của bé, thiếu canxi lâu ngày cơ thể bé trở nên kém hơn, bé bị gù lưng, nguyên nhân là do quá trình sinh trưởng và phát triển xương của bé kém.
Một số trẻ thiếu canxi luôn rất chậm mọc răng, một số trẻ khác mọc răng tốt nhưng răng của trẻ thiếu canxi lại mọc không đều và rất chậm lớn.
Chậm lớn, còi xương
Nếu không dung nạp đủ canxi cho cơ thể, trẻ cảm thấy ăn uống không ngon miệng tạo nên thói biếng ăn cho trẻ. Tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của trẻ, đồng thời gây tổn hại đến trí thông minh, khả năng nhận thức của trẻ.
Thiếu canxi, hệ xương của trẻ không được phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt trẻ hay vận động nhiều trong ngày, cả trọng lượng cơ thể dồn xuống đôi bàn chân. Xương ở chân không được cung cấp đủ canxi sẽ không đáp ứng được nhu cầu vận động nhiều ở trẻ dẫn tới việc trẻ dễ đau nhức mỏi bàn chân.
Ngoài ra, nếu mẹ để ý thấy con hay bị chuột rút ở chân thì điều đó cũng chứng tỏ trẻ đang bị thiếu canxi. Triệu chứng này hoàn toàn có thể nhận biết dễ dàng được ở những trẻ lớn từ 18 tháng tuổi trở lên.
Nếu không dung nạp đủ canxi cho cơ thể, trẻ cảm thấy ăn uống không ngon miệng tạo nên thói biếng ăn cho trẻ, ngoài ra một số trẻ còn hay quấy khóc.
Nhằm giúp cha mẹ có thêm kiến thức, cũng nhưng phương pháp phù hợp phòng ngừa tình trạng thiếu canxi ở trẻ nhỏ, bác sĩ Nguyễn Khôi, chuyên khoa I - Nhi Khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2 đã có những chia sẻ hữu ích xoay quanh vấn đề này.
Bác sĩ Nguyễn Khôi, chuyên khoa I - Nhi Khoa, Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 2.
Canxi có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ nhỏ?
Canxi là chất vi khoáng có vai trò quan trọng trong cấu tạo và điều hòa chức năng hoạt động của cơ thể con người, đặc biệt canxi cần nhu cao hơn bình thường khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển của trẻ như trẻ sinh non, trẻ tuổi dậy thì cũng như người ở tuổi già,…
Canxi tham gia cấu tạo xương, khớp, răng, là thành phần chính tạo nên bộ khung xương của cơ thể. Phần lớn canxi tập trung ở xương, răng (99%), số ít còn lại nằm ở trong máu và dịch ngoại bào (1%).
Ngoài tạo xương, canxi còn giữ nhiều vai trò khác như dẫn truyền tế bào thần kinh, tham gia vào quá trình đông máu, sự bài tiết, cũng như chức năng co cơ. Nồng độ canxi trong máu phụ thuộc vào: sự tiết hóc môn tuyến cận giáp (PTH), sự hấp thu canxi trong khẩu phần ăn, sự hấp thu canxi ở thận, dự trữ canxi ở xương, tình trạng vitamin D.
Nếu thiếu canxi, trẻ có thể bị ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và sự phát triển?
Như đã nói phần trên, khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ canxi sẽ ảnh hưởng cả cấu tạo cơ thể và chức năng hoạt động của con người:
Gây ra tình trạng còi xương, xương nhỏ, biến dạng, chậm lớn, lùn, răng mọc không đều, răng yếu, dễ bị sâu răng.
Ngoài ra khi thiếu canxi, hoạt động dẫn truyền thần kinh bị ức chế, nên trẻ thường có biểu hiện quấy khóc về đêm, hay giật mình khi ngủ, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc.. thậm chí rối loạn chức năng vận động như co giật.
Bác sĩ đã từng điều trị những trường hợp trẻ thiếu hụt canxi chưa? Tình trạng này có phổ biến không?
Hiện nay, tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở nước ta đã cải thiện đáng kể nên tình trạng thấp còi cũng giảm đi khá rõ rệt, tuy nhiên vẫn gặp các trường hợp thấp còi, thiếu canxi do biếng ăn và dinh dưỡng chưa hợp lý là hai nguyên nhân hay gặp nhất.
Biếng ăn: Trẻ biếng ăn có rất nhiều nguyên nhân như trẻ bị bệnh sau đó biếng ăn, do tâm lý, do thuốc như kháng sinh, hay sau tiêm chủng…tuy nhiên, cũng có loại biếng ăn do thiếu vi chất như thiếu sắt, kẽm dẫn đến ảnh hưởng đến những toàn thể trong đó có canxi và mage.
Dinh dưỡng chưa hợp lý: Hy vọng sau đọc bài này các bố mẹ sẽ có một số kiến thức cần thiết để điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý nhắm bổ sung canxi đúng và hiệu quả.
Đối với các trường hợp thấp còi khác như do gen hay nội tiết thì bố mẹ có thể liên hệ Bệnh viện Đại học Y Dược để được tham vấn và khám trẻ.
Vậy cha mẹ nên bổ sung canxi cho trẻ như thế nào để tránh tình trạng con bị thiếu canxi?
Chúng ta biết muốn nồng độ canxi trong máu ổn định ta chỉ có thể can thiệp được đó là khẩu phần ăn và tình trạng vitamin D của trẻ, còn những yếu tố như sự hấp thu canxi tại thận, hóc môn tuyến cận giáp … thì cần đến những chuyên gia trong lĩnh vực này.
Canxi có vai trò quan trọng với cơ thể của trẻ, do vậy việc bổ sung canxi cho bé đúng cách giúp trẻ phát triển khỏe mạnh là điều cha mẹ cần chú ý. Như ở trên, nhu cầu canxi ở mỗi độ tuổi là khác nhau, trẻ càng lớn nhu cầu bổ sung canxi càng cao. Vì vậy cha mẹ nên chú ý độ tuổi của con mình để bổ sung liều lượng canxi cho phù hợp.
Trong giai đoạn sơ sinh, sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ, tuy nhiên sữa mẹ thường thiếu canxi do đặc điểm chế độ ăn của mẹ trong giai đoạn này nên bố mẹ cần lưu ý bổ sung canxi trong trẻ ngoài việc phơi nắng để da trẻ tổng hợp vitamin D.
Trong trường hợp trẻ không phơi nắng được thì mẹ có thể bổ sung vitamin D dạng giọt (400UI/giọt) mà hiện nay có sẵn rất nhiều trên thị trường như: Aquadetrim, Sterogyl…Ngược lại những trẻ bú sữa công thức, thì việc bổ sung canxi là không cần thiết nếu trẻ phát triển tốt về chiều cao và cân nặng, vì trong đa số sữa công thức có hàm lượng canxi cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Sau giai đoạn sơ sinh đến giai đoạn trẻ ăn dặm: những trẻ bú sữa mẹ sẽ tiếp tục bổ sung canxi theo hướng dẫn của nhân viên y tế và tiếp tục sử dụng vitamin D đến khi trẻ bắt đầu biết đi hoặc đến 12 tháng tuổi là tốt nhất. Sau giai đoạn này trẻ có thể chạy nhảy và thâm giai nhiều hoạt động ngoài trời thì có thể việc bổ sung không cần tính liên tục và chỉ gián đoạn.
Một giai đoạn quan trọng cần nhấn mạnh là giai đoạn trẻ dậy thì nhu cần canxi cho nhóm trẻ này rất cao do đó bố mẹ cần cho trẻ một chế độ ăn phù hợp để bổ sung canxi cho bé qua đường ăn uống cha mẹ có thể mua các loại thực phẩm như hải sản gồm cá, cua, tôm sò,… hay các loại rau cải xoăn, cần tây, bắp cải, diếp cá để tăng cường sức khỏe cho xương. Và việc bổ sung canxi là rất cần thiết trong giai đoạn này nhưng cũng cần tham khảo nhân viên y tế tránh tình trạng quá mức dẫn đến các rối loạn trong cơ thể như táo bón, sỏi thận,…
Không chỉ đúng liều lượng mà cha mẹ còn chú ý đúng thời điểm để có thể đạt hiệu quả tốt nhất. Thời điểm bổ sung canxi cho trẻ tốt nhất là vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng từ 30 đến 60 phút. Đây là lúc trẻ được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tổng hợp vitamin D và hấp thụ canxi tốt. Không cho trẻ uống canxi vào buổi tối hoặc buổi chiều sẽ khiến canxi bị lắng đọng trong cơ thể và gây khó ngủ.