Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, liệu mẹ có đang sai cách? Chuyên gia lý giải

Hạ Mây - Ngày 30/10/2021 09:59 AM (GMT+7)

Một số sai lầm các mẹ có thể đang mắc phải khi cho trẻ ăn dặm khiến con sụt cân, biếng ăn, còi cọc chậm lớn.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi. Tuy nhiên, sau khi trẻ được 6 tháng tuổi, sữa mẹ hoặc sữa bột công thức không còn đáp ứng được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.

Năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày, trong khi đó trẻ cần khoảng gần 700 kcal/ngày và nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên theo từng lứa tuổi. Do vậy thức ăn bổ sung là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng mà sữa mẹ chưa cung cấp đủ. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm. 

Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các bà mẹ thường cho trẻ ăn dặm khá sớm. Nhưng trước 6 tháng tuổi, vì khả năng nhai và hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, nên con không thể ăn trực tiếp các bữa ăn dặm, điều này có thể khiến bé rơi vào trường hợp trẻ sụt cân, biếng ăn, còi cọc chậm lớn, mắc các bệnh liên quan tới đường tiêu hóa.

Do đó, khi nào nên cho trẻ ăn dặm và thức ăn dặm của trẻ nên là những món gì, cần chế biến như thế nào… là những câu hỏi khiến các mẹ phải “đau đầu”. 

Dưới đây là một số sai lầm các mẹ có thể đang mắc phải khi cho trẻ ăn dặm khiến con sụt cân, biếng ăn, còi cọc chậm lớn.

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, liệu mẹ có đang sai cách? Chuyên gia lý giải - 2

Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sẽ được tập cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, vì khi này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thụ những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ.

Nếu cho trẻ ăn dặm dưới 4 tháng tuổi được xem là ăn dặm sớm, vì khả năng nhai và hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, dẫn đến trẻ không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng từ đồ ăn dặm, gây áp lực lên hệ tiêu hóa khiến trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, gây sỏi thận, có thể tổn hại cho cơ thể của trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ có thể chưa có đủ kỹ năng cần thiết để xử lý những loại thức ăn trong quá trình ăn dặm. 

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.  (Ảnh minh họa)

Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.  (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, liệu mẹ có đang sai cách? Chuyên gia lý giải - 4

Cho trẻ ăn dặm quá muộn

Trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của con.

Các nghiên cứu của cơ quan giám sát dinh dưỡng và thực phẩm Trung Quốc cho thấy nguy cơ trẻ chậm lớn sau 6 tháng tuổi do không bổ sung bữa ăn phụ vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày cao gấp 2,21 lần so với trẻ ăn dặm.

Việc bổ sung thức ăn dặm quá muộn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ mà còn ảnh hưởng đến vị giác, chức năng nhai và nuốt của trẻ. Vì vậy, không nên bổ sung thức ăn bổ sung muộn hơn 6 tháng.

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, liệu mẹ có đang sai cách? Chuyên gia lý giải - 5

Thức ăn trẻ em càng nghiền nhỏ, càng mềm càng tốt

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm cần tuân theo nguyên tắc tăng dần từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ thô đến mịn và từ ít đến nhiều, đồng thời không cắt hoàn toàn sữa mẹ mà cho trẻ bú với tần suất giảm dần và lựa chọn các thực phẩm phù hợp để trẻ có một chế độ ăn uống không lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe. 

Từ 6 đến 12 tháng là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển khả năng nhai và nuốt của bé, thức ăn bổ sung quá nhuyễn sẽ không rèn luyện được chức năng nhai của bé, không có lợi cho việc mọc răng của bé.

Thức ăn bổ sung nên thay đổi theo sự phát triển của bé, dần dần mẹ nên thêm thức ăn cứng, thô khi bé tập cắn, tăng cường khả năng nhai cho bé.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ đều không tốt, có thể bắt đầu khi bé được 6 tháng tuổi.  (Ảnh minh họa)

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá trễ đều không tốt, có thể bắt đầu khi bé được 6 tháng tuổi.  (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, liệu mẹ có đang sai cách? Chuyên gia lý giải - 7

Thêm gia vị vào thức ăn bổ sung để hấp dẫn trẻ 

Vai trò của thức ăn dặm không chỉ đơn giản là giữ cho trẻ no mà còn làm cho trẻ ăn ngon miệng với lượng dinh dưỡng cân bằng.

Tuy nhiên việc thêm muối, đường và các gia vị khác quá sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận của bé, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển vị giác của bé, từ đó hình thành thói quen xấu là trẻ kén ăn, biếng ăn.

Vì vậy, không nên thêm muối, đường, bột ngọt và các gia vị khác vào đồ ăn dặm của trẻ trước khi con một tuổi,  kể cả là nước tương, dầu ăn...

Thức ăn dặm của trẻ nên đa dạng các loại thực phẩm từ rau củ cho đến thịt, cá... để đảm bảo đủ chất cho con. (Ảnh minh họa)

Thức ăn dặm của trẻ nên đa dạng các loại thực phẩm từ rau củ cho đến thịt, cá... để đảm bảo đủ chất cho con. (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, liệu mẹ có đang sai cách? Chuyên gia lý giải - 9

Nấu tất cả đồ ăn dặm cho con thành một hỗn hợp

Mẹ nên hạn chế trộn tất cả các loại thức ăn bổ sung với nhau để chế biến, nhằm tránh tình trạng dị ứng ở trẻ em.

Các loại thực phẩm khác nhau có cách chế biến, thời gian đun và khẩu vị khác nhau, nếu nấu chung thành một hỗn hợp không có lợi cho sự phát triển vị giác của bé mà còn ảnh hưởng đến việc bổ sung thêm thức ăn mới.

Bên cạnh những lưu ý khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, một số thông tin hữu ích dưới đây từ chuyên gia có thể giúp cha mẹ có thêm nguồn kiến thức để xây dựng một chế độ ăn dặm hợp lý cho trẻ phát triển khỏe mạnh.

Bác sĩ Phạm Hải Uyên, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Bác sĩ Phạm Hải Uyên, Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, liệu mẹ có đang sai cách? Chuyên gia lý giải - 11

Tại sao ăn dặm sớm lại sinh ra tình trạng bé biếng ăn, còi cọc, chậm lớn? Những sai lầm nào của cha mẹ khiến bé xảy ra tình trạng này?

Cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi, do hệ men tiêu hóa, amylase để tiêu hóa chất bộ chưa hoàn chỉnh, trẻ sẽ khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn, trẻ sẽ bị khó tiêu, gây nên tình trạng ít bú mẹ. Điều này đồng nghĩa với việc cha mẹ đang cắt giảm kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ khiến cho trẻ dễ bị nhiễm bệnh, còi cọc và chậm lớn.

Mặt khác, bé dễ bị dị ứng thực phẩm do hệ tiêu hóa khi bé 4 tháng tuổi vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm. Vì vậy, bé có nguy cơ cao bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì hệ tiêu hóa non nớt chưa đủ men để xử lý tinh bột và những thức ăn phức tạp khác.

Một số sai lầm của cha mẹ khi bắt đầu cho bé ăn dặm: Việc cha mẹ quá quan tâm đến thời gian biểu mỗi bữa ăn, sợ con đói cho con ăn quá dày đều là những sai lầm nhiều người mắc phải, cách cho ăn không đúng về số lượng và chất lượng, thiếu vệ sinh dẫn đến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, rối loạn về tiêu hóa, suy dinh dưỡng và mắc bệnh tật…

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, liệu mẹ có đang sai cách? Chuyên gia lý giải - 12

Từ khi nào nên cho trẻ ăn dặm là hợp lý? 

Việc ăn dặm sớm hay muộn còn phụ thuộc vào điều kiện và thể trạng của bé và mẹ. WHO đã khuyến nghị nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng vì các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, việc cho trẻ ăn dặm khi bé tròn 6 tháng là phù hợp và đảm đảm tốc  độ phát triển của trẻ.

Nếu các bé lên cân chậm do sữa mẹ không đủ hoặc người mẹ phải đi làm sớm, trong trường hợp này có thể khuyến nghị cho trẻ bắt đầu ăn dặm từ thời điểm 4 tháng.

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, liệu mẹ có đang sai cách? Chuyên gia lý giải - 13

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ cần chú ý điều gì về chế độ dinh dưỡng của con?

Giai đoạn ăn dặm trẻ cần ăn bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Do vậy, ăn dặm đúng cách là cần thiết để bù đắp khoảng cách thiếu hụt năng lượng này và lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cũng cần tăng lên khi trẻ lớn lên (tăng về số lượng và đậm độ đặc dần lên), nếu không đảm bảo đủ bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. 

Ở thời điểm này có thể cho trẻ bắt đầu ăn bột trứng, bột thịt. Nguyên tắc chung khi tập ăn cho bé là ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc. Cha mẹ nên lưu ý bữa ăn của trẻ phải đủ  4 nhóm cơ bản: Tinh bột, đạm (động vật), chất béo, rau củ chất xơ.

Trẻ ăn đủ lượng và chất sẽ không bị thiếu dinh dưỡng, song song với các bữa ăn dặm, mẹ vẫn cho bé bú hoặc  dùng sữa sau 2 tuổi. Một số lưu ý khác như nên nấu đồ ăn dặm cho trẻ chín kỹ, không nên hâm lại đồ ăn dặm của trẻ quá một lần, không cho trẻ ăn cá biển quá sớm vì có thể chứa thủy ngân...

Khi mới bắt đầu ăn dặm, các bà mẹ có thể tập cho trẻ ăn bột ăn dặm ngọt sau đó tiến tới tập trẻ ăn đa dạng đảm bảo đủ dinh dưỡng (bột thịt, bột trứng).

Ăn từ lỏng đến đặc từ ít đến nhiều, với trẻ biếng ăn thì không nên đưa ngay 1 suất ăn cho trẻ mà nên tập cho bé ăn dần dần cho đến khi trẻ hứng thú ăn, không sợ ăn. Có những bé ăn tốt thì chỉ nên gói gọn các bữa cho trẻ, lúc mới ăn dặm có thể ăn 1 bữa rồi tăng lên 2 bữa, nếu bé ăn tốt, từ 8-9 tháng tăng lên 3 bữa.

Trẻ sơ sinh ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân, liệu mẹ có đang sai cách? Chuyên gia lý giải - 14

Trong trường hợp sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, cha mẹ nên bổ sung thức ăn như thế nào?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất trong 6 tháng đầu. Nếu trường hợp sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, do mẹ bị HIV/AIDS, lao tiến triển, áp xe vú 2 bên, dùng 1 số loại thuốc... thì có thể cho trẻ dùng sữa công thức để thay thế. Từ 4 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho trẻ ăn dặm. 

Cho trẻ tập ăn dặm những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc gần giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”.

Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt - mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho bé ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

Trẻ thiếu sắt có thể bị đánh cắp trí tuệ, hãy làm 4 điều này con thông minh hơn
Để phòng tránh thiếu sắt ở trẻ, cha mẹ nên làm 4 điều sau đây để con thông minh và khỏe mạnh hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia