Truyện cổ tích thế tục Việt Nam, bé học thêm văn hóa và nét đẹp cổ truyền

Hạ Mây - Ngày 07/11/2021 19:45 PM (GMT+7)

Những câu chuyện cổ tích thế tục Việt Nam điển hình, với nội dung đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. 

Truyện cổ tích thế tục xoay quanh những sự kiện đời sống thường ngày, hoạt động, sinh hoạt của người dân. Đây là thể loại gần gũi và dễ tiếp thu, đặc biệt với trẻ nhỏ.

Dưới đây là những câu chuyện cổ tích thế tục Việt Nam điển hình, với nội dung đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. 

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam, bé học thêm văn hóa và nét đẹp cổ truyền - 2

Sự tích cây chổi

Ngày trước ở trên cung đình của nhà trời có người đàn bà rất khéo tay, bà nấu ăn rất ngon. Những thứ bánh trái mà bà chế ra đều là tuyệt phẩm cả, chỉ cần nếm qua những món ăn ấy là lại không cách nào quên được hương vị của nó. Vì thế bà được Ngọc Hoàng thượng đế giao cho trách nhiệm trông nom toàn bộ chuyện nấu nướng ở thiên trù.

Tuy nhiên thì bà lại có tật ăn vụng, cũng rất tham lam nữa. Lệ của nhà trời đã quy định rất rõ ràng, người hầu kẻ hạ có thức ăn riêng, không bao giờ được phép đụng chạm tí gì tới ngự thiện, kể cả đó là đồ mà Ngọc Hoàng bỏ thừa. Nhưng mà những luật lệ ấy cũng không thể nào mà ngăn cản được những người thèm khát và đã nổi lòng tham. Vì thế người đàn bà kia vẫn luôn tìm mọi cách làm kho thức ăn nhà trời dần hao hụt.

Bà ta tuy tuổi cũng đã quá xuân rồi nhưng lại rất yêu lão chăn ngựa của thiên đình. Mà đời sống thường ngày của đám người chăn ngựa ở cõi trời chẳng khác chi dưới cõi đất cả, đều rất cực khổ và khó khăn. Mà người đàn ông ấy lại rất thích rượu, kể từ khi ông ta gặp được người đàn bà kia thì lại thêm thói thèm đồ ăn ngon.

Người đàn bà say mê lão chăn ngựa tưởng chừng như chẳng còn gì hơn cả. Mỗi khi mà thấy ông ta thèm đồ ăn hay đồ uống nhà trời thì bà ta chẳng ngần ngại điều gì. Đã không biết bao nhiêu lần bà đánh cắp thịt rượu ở thiên trù để giấu mang cho ông ta ăn. Cũng có không ít lần bà đem ông ta tới kho rượu nhà trời để mặc cho ông uống say bí tỉ.

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam, bé học thêm văn hóa và nét đẹp cổ truyền - 3

Vào một ngày kia, hôm ấy Ngọc Hoàng mở tiệc lớn để chiêu đãi quần thần trên thiên đình. Bà cùng với các bạn cùng nấu bếp với mình phải làm việc tất bật. Bởi vì chỉ chập tối là tất cả món ăn đều phải được chuẩn bị đầy đủ rồi. Để cho khi ánh nguyệt đêm rằm chiếu sáng thì mọi người có thể bắt đầu nhập tiệc.

Tuy nhiên, vào giữa lúc mà cỗ đang được dọn lên mâm, ở đằng xa kia bà lại nghe được tiếng của lão chăn ngựa đang hát. Biết là ông đến tìm mình nên bà lại lật đật chạy ra đón, sau đó bà đưa ông giấu vào trong một góc chạn. Bà ta đem đến mấy chén rượu cho ông ta, đó là thứ rượu ngon nhất thiên tào, sau đó lại phải đi ra để làm cho xong mẻ bánh hạnh nhân đang làm dở.

Bởi vì lão chăn ngựa vừa cho đàn ngựa đến bến sông tắm về. Khi bưng bát cơm hẩm của mình thì ông ta lại sực nhớ tới những thứ rượu thịt giờ đang ê chề trong thiên trù, vì thế nên mới vội vã lần mò đến. Ở trong góc chạn tối tăm, ông uống ừng ực liền mấy chén rượu và lấy làm khoan khoái lắm. Những chén rượu này quả là tuyệt hảo, hơi men thấm vào khiến ông ta choáng váng.

Đột nhiên ông ta lại thèm thứ gì để mà đưa cay. Mà trên giá mâm để ngay gần đó, những thứ mỹ vị cứ đưa hương thơm phức tới chỗ ông. Đang cơn đói, lại trong bóng tối, ông ta liền lật lồng bàn lên rồi bốc lấy bốc để, chẳng kiêng dè gì nữa.

Đến khi lính hầu đem những mâm ngự thiện ấy trình lên bàn tiệc thì món nào đều như có người đã nếm qua từ trước vậy. Ngọc Hoàng trông thấy thì nổi cơn thịnh nộ, và tiếng quát mắng của Người khiến cho tất cả đều hết sức sợ hãi. Sự giận dữ của Ngọc Hoàng đã khiến cho bữa tiệc đang vui vẻ cũng phải ảm đạm. Không còn cách nào khác, người đàn bà nấu bếp đành phải cúi đầu mà nhận tội.

Vì đây là tội nặng nhất trên thiên đình nên cả hai người bị Ngọc Hoàng thượng đế đày xuống nơi trần gian làm những chiếc chổi quét nhà, cả năm phải làm việc không nghỉ tay, còn phải tìm thức ăn ở trong đống rác rưởi vô cùng dơ bẩn ở nơi trần gian kia.

Một thời gian rất lâu sau đó, vì thấy phạm nhân kêu than rằng suốt năm suốt tháng đều phải làm khổ sai không ngơi không nghỉ. Ngọc Hoàng thượng đế vì thương tình nên cho phép bọn họ được nghỉ ngơi ba ngày trong một năm. Mà ba ngày ấy chính là ba ngày diễn ra Tết Nguyên đán, bởi vậy nên con người mới có tục lệ là kiêng quét nhà quét cửa trong ngày Tết.

Hơn nữa trong dân gian còn có câu đố như sau: “Trong nhà có bà hay la liếm”, chính là mô tả về thần tình và động tác khi dùng chổi quét nhà, tuy nhiên thì trong đó cũng có ngụ ý nhắc lại sự tích về cái chổi...

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam, bé học thêm văn hóa và nét đẹp cổ truyền - 4

Sự tích trầu cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em. Năm hai anh em mười bảy mười tám tuổi thì cha mẹ đều chết cả. Hai anh em vốn đã thương yêu ngau, nay gặp cảnh hiu quạnh, lại càng yêu thương nhau hơn trước.

Không còn được cha dạy dỗ cho nữa, hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu. Hai anh em học hành chăm chỉ lại đứng đắn nên được thầy yêu như con. Thầy Lưu có một cô con gái tuổi chừng mười sáu mười bảy, nhan sắc tươi tắn, con gái trong vùng không người nào sánh kịp.

Trông thấy hai anh em họ Cao vừa đẹp vừa hiền, người con gái đem lòng yêu mến, muốn kén người anh làm chồng, nhưng không biết người nào là anh, người nào là em.

Một hôm, nhân nhà nấu cháo, người con gái lấy một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn. Thấy người em nhường người anh ăn, người con gái mới nhận được ai là anh, ai là em. Sau đó, người con gái nói với cha mẹ cho phép mình lấy người anh làm chồng.

Từ khi người anh có vợ thì thương yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữa. Người em rất là buồn, nhưng người anh vô tình không để ý đến.

Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mới về, người em vào nhà trước; chàng vừa bước chân qua ngưỡng cửa thì người chị dâu ở trong buồng chạy ra lầm chàng là chồng mình, vội ôm chầm lấy. Người em liền kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Giữa lúc ấy, người anh cũng bước vào nhà. Từ đấy người anh nghi em có tình ý với vợ mình, càng hững hờ với em hơn trước.

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam, bé học thêm văn hóa và nét đẹp cổ truyền - 5

Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình nhìn ra khu rừng xa xa, cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng đứng dậy ra đi.

Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng phía trước mặt, rồi theo đường mòn đi thẳng vào rừng âm u. Trời bắt đầu tối, trăng đã lên, mà chàng vẫn cứ đi. Đi đến một con suối rộng nước sâu và xanh biếc, chàng không lội qua được, đành ngồi nghỉ bên bờ. Chàng khóc thổn thức, tiếng suối reo và cứ reo, át cả tiếng khóc của chàng. Đêm mỗi lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều, sương lạnh thấm dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành một tảng đá.

Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng đi tìm, không nói cho vợ biết. Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi mãi, và sau cùng đến con suối xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng và không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ suối, tựa mình vào một tảng đá.

Chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình! Sương vẫn xuống đều, sương lạnh rơi lã chã từ cành lá xuống. Chàng rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chết cứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá.

Ở nhà, vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con đường mòn đi vào rừng thẳm. Nàng đi mãi, bước thấp bước cao, rồi cuối cùng gặp con suối nước sâu và xanh biếc. Nàng không còn đi được nữa.

Nàng ngồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vật mình than khóc. Nàng có ngờ đâu nàng đã ngồi tựa vào chồng mình và sát đó là em chồng. Nàng than khóc, nhưng tiếng suối to hơn cả tiếng than khóc của nàng. Đêm đã ngả dần về sáng, sương xuống càng nhiều, mù mịt cả núi rừng, nàng vật vã khóc than.

Chưa đầy nửa đêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân mình dài lêu nghêu, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá.

Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót. Một hôm, vua Hùng đi qua chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem. Vua bảo thử lấy lá cây leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay cay.

Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ. Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ.

Tình duyên của ba người tuy đã chết mà vẫn keo sơn, thắm thiết, cho nên trong mọi sự gặp gỡ của người Việt Nam, miếng trầu bao giờ cũng là đầu câu chuyện, để bắt đầu mối lương duyên, và khi có lễ nhỏ, lễ lớn, cưới xin, hội hè, tục ăn trầu đã trở nên tục cố hữu của dân tộc Việt Nam.

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam, bé học thêm văn hóa và nét đẹp cổ truyền - 6

Sự tích cái mõ

Ngày xưa, có một vị Hòa Thượng trụ trì một cảnh chùa ở gần bờ sông trong một thôn quê.

Mỗi khi có việc ra tỉnh, ngài quá giang bằng chiếc đò ngang. Hôm ấy nhằm ngày 13 tháng bảy, Ngài quá giang ra tỉnh để chủ lễ một đàn kỳ siêu.

Khi đò ra tới giữa dòng sông cái thì thấy sóng nổi lên ầm ầm làm cho thuyền tròng trành muốn đắm. Ai nấy ở trên đò cũng đều hoảng hốt kinh khủng thì ngay lúc ấy, bỗng nhiên thấy nổi lên trên mặt nước một con cá Kình rất lớn, dương hai mắt đỏ ngầu mà nhìn chăm chăm vào vị Hòa thượng kia. Nhưng Hòa thượng vẫn bình tĩnh ngồi niệm Phật.

Trong khi đó, con cá liền cất cao cái đầu lên khỏi mặt nước mà lắp bắp cái miệng nói: “Hỡi hành khách ở trên đò! Các người muốn được yên lành, hãy liệng lão ác tăng xuống đây cho ta để nuốt chửng nó đi cho hả cơn giận.

Các người có biết không?

– Ngày trước, ta theo lão tu đạo, lão không chịu giảng dạy chi cả, cứ buông lỏng cho ta muốn làm gì thì làm, không hề kiềm chế. Vì vậy, ta mới sinh ra lười biếng, chỉ lo rong chơi ăn ngủ theo thế tục, không thiết gì tới công phu bái sám, ăn chay niệm Phật và săn sóc công việc Chùa.

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam, bé học thêm văn hóa và nét đẹp cổ truyền - 7

Không những thế, mỗi khi có đám tiệc lại để cho ta mang hậu đắp y để khoe khoang với đại chúng và bổn đạo. Vì những tệ đoan như thế nên sau khi ta chết, phải đọa vào loài súc sanh làm thân cá Kình, đi tới đâu thì ồ ạt tới đó, làm cho những tôm cá chạy tét đi hết, không có cái gì để ăn, phải chịu đói khát, rất nên cực khổ, thiệt khổ còn hơn loài quỉ đói nữa. Vì thế mà ta chỉ oán lão thôi, còn các người đối với ta vô can, ta không muốn làm hại ai cả”.

Nghe cá nói xong, Sư Cụ liền mỉm cười mà đáp rằng: “Này nghiệt súc! Nhà ngươi nói thế mới thật là thậm ngu. Há ngươi không hiểu câu phương ngôn: Ðạp gai, lấy gai mà lễ, hay sao? Nếu ngươi đã biết vì tạo những tội lỗi như thế mà phải đọa làm thân cá thì nhà ngươi cần phải ăn năn sám hối tội lỗi và tạo duyên lành, ngõ hầu mới được tội diệt phước sanh, rồi mới mong thoát khỏi được quả báo.

Ta là Thầy ngươi, mỗi khi dạy ngươi đúng theo giới luật thì ngươi bảo là quá nghiêm khắc, hay la rầy quở phạt, còn thả lỏng cho ngươi không nghiêm trị thì ngươi quen tánh mông lung, thành thử mới phải đọa làm loài cá.

Một khi bị đọa, ngươi cần phải sám hối và báo cho ta biết để tụng kinh siêu độ và xả tội cho, còn nếu như muốn ăn thịt ta thì lấy ai để cứu ngươi nữa. Ðã có tội, không biết ăn năn mà còn kiếm cách đỗ lỗi cho người. Phạm Phật thì có Tăng cứu, còn như phạm Tăng thì Phật không độ. Ngươi có hiểu câu đó chăng? Loài súc sanh kia!!!

Sư cụ quở vừa dứt lời thì cá Kình kia cũng lặn chìm xuống dưới đáy nước.

Kế đó, sau bảy ngày đêm vang tiếng tụng kinh cầu siêu độ tại chùa thì cá Kình liền trồi lên mặt nước, lết thẳng tới sân Chùa, nằm dài một đống và hướng vào trong Chùa mà nói rằng: “Bạch Thầy, mấy hôm nay, nhờ công đức của Thầy và chư Tăng Ni chú nguyện và tụng kinh siêu độ nên con đã được tiêu nghiệp, thoát kiếp cá Kình và sanh lên cõi trời Dục Giới.

Trước khi lên cõi Trời để hưởng sự khoái lạc của chư Thiên, con xin đến đây thành tâm đảnh lễ tạ ơn Thầy cùng chư Tăng Ni và con nguyện lưu cái xác thân cá Kình tại Chùa để mỗi ngày, chư Tăng Ni cầm cây gõ lên đầu con, ngõ hầu làm gương cho những vị nào tu hành còn biếng nhác, ưa khoe khoang, tự tôn, tự đại, không chịu khép mình vào vòng giới luật và cũng là để nhắc nhở cho những vị ấy nhớ tới bổn phận tu tâm, hành đạo, để khỏi xao lãng công phu bái sám, niệm Phật tu thiền, thúc liễm thâm tâm, nghiêm trì giới luật.

Vì sự tích như đã kể ở trên mà từ ngày ấy tới nay, cái mõ mới trổ theo hình con cá để làm kỷ niệm mà thức tỉnh người tu hành.

“Em nhớ hôm nào sông nước vắng

Chuông Chùa lay động ánh sương chiều

Lời Kinh, tiếng “Mõ” như thầm nhắn

Cái kiếp phù sinh buổi xế chiều “

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam, bé học thêm văn hóa và nét đẹp cổ truyền - 8

Sự tích rét nàng Bân

Rét nàng BânNàng Bân vốn là con Ngọc Hoàng nhưng thua kém các chị vì tính chậm chạp. Sau khi lấy chồng, khi may áo rét cho chồng mãi đến hết mùa rét mới xong. Ngọc Hoàng vì thương con đã cho trời rét trở lại mấy hôm để chồng nàng được thử áo. Chính vì vậy từ đó mới có rét nàng Bân.

Nàng Bân là con gái của Ngọc Hoàng nhưng khác với nhiều chị em của mình, nàng Bân chậm chạp và có phần vụng về. Tuy nhiên, nàng Bân vẫn được cha mẹ yêu chiều.Ngọc Hoàng và Hoàng H;ậu thương con thua em kém chị nhưng không biết làm cách nào, mới bàn nhau lấy chồng cho nàng để nàng biết thêm công việc nội trợ trong gia đình.

Chồng nàng Bân, cũng là một người trên giới nhà trời. Nàng yêu chồng lắm. Thấy mùa rét đã đến, nàng định tâm may cho chồng một cái áo ngự hàn.Những nàng vụng về quá, khi bắt đầu rét, nàng Bân đã bắt đầu công việc song cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì thiếu cái kia, xe được chỉ thì chưa có kim, đưa sợi vào dệt thì thoi, suốt lại hỏng.

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam, bé học thêm văn hóa và nét đẹp cổ truyền - 9

Đến nỗi trời đã sắp sang xuân rồi mà chỉ mới may trọn được đôi cổ tay. Nhiều người trên trời đã chế giễu nàng:“Nàng Bân may áo cho chồngMay ba tháng ròng mới trọn cổ tay”.

Nhưng nàng Bân vẫn không nản chí. Nàng may mãi qua tháng Giêng rồi hết tháng Hai, cho tới khi áo may xong thì vừa lúc trời hết rét. Nàng Bân buồn lắm.Thấy con âu sầu, Ngọc Hoàng gạn hỏi. Khi biết chuyện Ngọc Hoàng cảm động bèn làm cho trời rét lại mấy hôm để chồng nàng mặc thử áo.

Từ đó thành lệ, hàng năm vào khoảng tháng Ba tuy mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới nhưng có lúc tự nhiên rét lại mấy hôm, người ta gọi cái rét đó là rét nàng Bân. Tục ngữ có câu: “Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân” là vì thế.

Truyện cổ tích thế tục Việt Nam, bé học thêm văn hóa và nét đẹp cổ truyền - 10

Bài học hay từ những câu chuyện thế tục Việt Nam

Những truyện cổ tích thế tục rất gần gũi với đời sống thường ngày, chủ yếu nói về các sự tích ra đời, ít cao trào và mâu thuẫn cũng như dễ cảm thụ hơn. Thế giới cổ tích luôn phong phú và chứa đựng nhiều điều mới lạ mà không phải ai cũng biết.

Những câu chuyện cổ tích Việt Nam kể về nguồn gốc của một số đồ vật gần gũi với đời sống, phong tục tập quán của người Việt xưa, nhắc nhở chúng ta không nên làm trái những gì pháp luật đã quy định. Đồng thời ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung, tình anh em thắm thiết trong gia đình.

Những câu chuyện cổ tích Việt Nam kể về nguồn gốc của một số đồ vật, phong tục tập quán của người Việt xưa.

Những câu chuyện cổ tích Việt Nam kể về nguồn gốc của một số đồ vật, phong tục tập quán của người Việt xưa.

Top 3 câu chuyện cổ tích về các nhân vật anh hùng cực hay, dạy bé thêm dũng cảm
Chuyện cổ tích viết về những vị anh hùng, với tinh thần dũng cảm nhằm thể hiện ước mơ về bảo vệ người dân yếu thế.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Truyện cổ tích cho bé