Vì sao trẻ cần được lấy máu gót chân sau sinh? Mẹ biết điều này con hiếm khi ốm vặt

Hạ Mây - Ngày 05/11/2021 10:16 AM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh cần được kiểm tra máu gót chân sau khi sinh, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hầu hết trẻ sơ sinh đều cần được kiểm tra sức khỏe tổng thể nhằm đảm bảo rằng em bé sau khi sinh ra được khỏe mạnh, trong đó nhiều trẻ sẽ được kiểm tra máu gót chân sau khi sinh.

Một số bà mẹ thắc mắc khi biết con mình sau khi sinh sẽ được nhân viên y tế dùng kim chích 1-2 giọt máu ở chân trẻ sơ sinh rồi thấm vào giấy chuyên dụng, để khô, sau đó bắt đầu xét nghiệm và sẽ có kết quả trong một thời gian nhất định. Vậy vai trò của điều này là gì?

Vì sao trẻ cần được lấy máu gót chân sau sinh? Mẹ biết điều này con hiếm khi ốm vặt - 2

Vì sao trẻ cần được kiểm tra máu gót chân sau khi sinh?

Có lẽ nhiều bà mẹ đã từng nghe đến những trường hợp một đứa trẻ khi mới sinh ra trông khỏe mạnh như một đứa trẻ bình thường, đến khi lớn lên sau này mới phát hiện ra mắc các chứng bệnh vô hình khác nhau, thậm chí là một số bệnh về trí não. 

Trên thực tế, những bệnh di truyền lặn này có thể tồn tại sau khi trẻ được sinh ra, và những bệnh này rất khó phân biệt về biến chứng trong giai đoạn sơ sinh, nhưng chúng sẽ biểu hiện từ từ trong quá trình lớn lên của trẻ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh di truyền có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu giúp trẻ lấy lại cơ thể khỏe mạnh.

Trẻ sơ sinh thường được kiểm tra máu gót chân sau khi sinh.

Trẻ sơ sinh thường được kiểm tra máu gót chân sau khi sinh.

Do đó, xét nghiệm máu gót chân có vai trò tầm soát một số bệnh di truyền lặn trong cơ thể trẻ, có thể phát hiện một số bệnh nguy hại, từ đó có phương pháp điều trị sớm và giúp trẻ duy trì thể trạng khỏe mạnh. 

Xét nghiệm máu gót chân có thể kiểm tra xem trẻ có bị suy giáp bẩm sinh và bệnh phenylketon niệu - một loại rối loạn di truyền hiếm gặp gây ra bởi một axit amin gọi là phenylalanine tích tụ trong cơ thể hay không, bằng cách so sánh tình trạng máu của trẻ.

Nếu trẻ mắc hai bệnh này sẽ dẫn đến cơ thể phát triển chậm, về sau có thể tạo ra những biến chứng khác về thể chất, thậm chí có vấn đề chậm phát triển trí não, ảnh hưởng không nhỏ đến trí tuệ khi lớn lên. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cần phải khám máu gót chân, phát hiện sớm và điều trị sớm để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của cơ thể trẻ.

Vì sao trẻ cần được lấy máu gót chân sau sinh? Mẹ biết điều này con hiếm khi ốm vặt - 4

Vậy khi nào cần lấy máu gót chân ở trẻ?

Lấy máu gót chân là phương pháp dùng kim chích 1 - 2 giọt máu ở chân trẻ sơ sinh rồi thấm vào giấy chuyên dụng, để khô, sau đó bắt đầu xét nghiệm và sẽ có kết quả trong một thời gian nhất định. Mục đích của xét nghiệm này nhằm phát hiện sớm những bệnh liên quan đến nội tiết hay rối loạn di truyền từ khi bé chào đời.

Các nhân viên y tế sẽ thực hiện việc lấy máu gót chân cho trẻ trong vòng từ 24h-72h , tốt nhất là từ 48h-72h sau sinh, hoặc có thể kéo dài trong 7 ngày sau sinh, khi trẻ đã ăn sữa được hơn 8 lần.

Việc xét nghiệm máu gót chân có vai trò tầm soát một số bệnh di truyền lặn trong cơ thể trẻ, có thể phát hiện một số bệnh nguy hại, từ đó có phương pháp điều trị sớm và giúp trẻ duy trì thể trạng khỏe mạnh.

Việc xét nghiệm máu gót chân có vai trò tầm soát một số bệnh di truyền lặn trong cơ thể trẻ, có thể phát hiện một số bệnh nguy hại, từ đó có phương pháp điều trị sớm và giúp trẻ duy trì thể trạng khỏe mạnh. 

Trường hợp các bé sinh non, thiếu cân, các bé nên được đưa đi lấy máu gót chân trước ngày thứ 20 sau sinh. Những trẻ phải truyền máu sau sinh thì lấy sau thời gian 3 tháng. Máu lấy ra sẽ được thấm lên giấy thấm khô chuyên biệt và mang đi xét nghiệm.

Lưu ý: Có một số bệnh di truyền mà trẻ có thể mắc phải, do đó cha mẹ cần tầm soát sức khỏe của bé, xét nghiệm máu gót chân là để tầm soát một số bệnh di truyền phổ biến hơn, và đưa ra kế hoạch điều trị tương ứng càng sớm càng tốt, để tránh các bệnh xấu ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất bình thường của bé và đảm bảo cho bé phát triển khỏe mạnh.

Vì sao trẻ cần được lấy máu gót chân sau sinh? Mẹ biết điều này con hiếm khi ốm vặt - 6

Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh tránh ốm vặt, nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu ớt nên rất dễ ốm vì vậy bên cạnh việc chăm sóc bé thật cẩn thận, mẹ còn phải hết sức chú ý, bảo bệ bé khỏi các nguy cơ gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Ngoài việc cần tầm soát sức khỏe trẻ bằng xét nghiệm máu sau khi sinh, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp để chăm bé sơ sinh ít bị ốm,, giúp con lớn lên khỏe mạnh, tránh ốm vặt.

Nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất, cung cấp cho trẻ sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.

Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng để bé để phát triển khỏe mạnh.

Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng để bé để phát triển khỏe mạnh.

Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất, và các yếu tố vi lượng để bé để phát triển khỏe mạnh.

Cho bé ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Khi ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn phấn khởi, hoạt bát, giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt hơn vì trong thời gian ngủ của trẻ, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều kích thích sự phát triển về thể chất.

Ở trẻ em, nhu cầu ngủ rất cao, cứ 1 giờ hoạt động phải bù lại bằng 2 giờ ngủ, tức là gấp 4 lần người lớn. Vậy nên, mẹ cần đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ, để giấc nhằm giúp con khỏe mạnh hơn.

Cho trẻ vận động một cách tự nhiên

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ thường xuyên vận động có thể làm giảm số lượng các ca bị sốt, cúm, cảm lạnh từ 15-50%. Đồng thời, tập thể dục còn thúc đẩy sự sản sinh và hoạt động của các kháng thể.

Do đó, mẹ hãy để trẻ đùa nghịch và vận động tự nhiên, chỉ cần chú ý quan sát và đảm bảo an toàn cho con. 

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ thường xuyên vận động có thể làm giảm số lượng các ca bị sốt, cúm, cảm lạnh  từ 15-50%.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ thường xuyên vận động có thể làm giảm số lượng các ca bị sốt, cúm, cảm lạnh  từ 15-50%.

Cho bé đi khám định kì và tiêm vắc xin đầy đủ

Bé sơ sinh ngoài việc cần có sự chăm sóc mọi lúc mọi nơi của mẹ, thì còn cần sự thăm khám định kì của bác sĩ. Mẹ nên lên lịch thăm khám định kì cụ thể cho bé ngay cả khi bé đang hoàn toàn bình thường và phát triển ổn định.

Các bác sĩ kẽ kiểm tra các chỉ số sức khỏe cho bé, quan sát và thăm khám để phát hiện kịp thời các biểu hiện bất thường, giúp gia đình biết được bé có đang thực sự phát triển khỏe mạnh hay không.

Trong giai đoạn sơ sinh, bé cũng cần được tiêm các loại vắc xin cần thiết đầy đủ để cơ thể bé có thể được bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh một cách tốt nhất.

Trong giai đoạn sơ sinh, bé cũng cần được tiêm các loại vắc xin cần thiết đầy đủ để cơ thể bé có thể được bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh một cách tốt nhất.

Trong giai đoạn sơ sinh, bé cũng cần được tiêm các loại vắc xin cần thiết đầy đủ để cơ thể bé có thể được bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm bệnh một cách tốt nhất.

Đặc điểm cơ thể ảnh hưởng trí thông minh của trẻ, trẻ thuộc nhóm này IQ cao nhất
Theo dữ liệu khảo sát của các cuộc nghiên cứu, nhóm máu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chỉ số IQ.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách