Con gái 5 tuổi lần đầu ngủ chung với mẹ, câu nói trong giấc mơ khiến tôi giật mình, bật khóc nức nở

Ngày 15/02/2024 16:00 PM (GMT+7)

Ngắm con ngủ say trong vòng tay, tôi thấy hối hận vô cùng.

Làm mẹ đơn thân nuôi con một mình rất vất vả nên tôi cứ nghĩ khi có tiền, cuộc sống của hai mẹ còn là những tháng ngày hạnh phúc. Thì ra mọi thứ không hề dễ như tôi tưởng tượng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tôi có con khi vừa tốt nghiệp đại học, lúc đó bạn trai lại bận sự nghiệp phải ra nước ngoài học tập nên từ chối việc kết hôn và cũng muốn tôi từ bỏ đứa trẻ. Thế nhưng tôi kiên quyết giữ lại để làm mẹ đơn thân và cũng chia tay bố đứa trẻ kể từ đó.

Cuộc sống một mình nuôi con với tôi lúc đó, kinh tế là gánh nặng lớn nhất. Chính vì vậy từ khi con mới được 2 tháng tuổi tôi đã gửi con mẹ đẻ để lên phố làm việc kiếm tiền gửi về nuôi con. Đó là những tháng ngày vô cùng khó khăn đối với cả tôi, con gái và mẹ đẻ, không chỉ là kinh tế mà những lời gièm pha của mọi người. Thế nhưng tôi đều bỏ qua tất cả để cố gắng cày cuốc kiếm tiền, mong một ngày được đoàn tụ con gái.

Thấm thoát 5 năm trôi qua, thời gian này cũng là lúc tôi đã mong đợi từ lâu. Tôi có một công việc ổn định và tích góp được một số tiền đủ để dùng cho cuộc sống, cũng là lúc con gái chuẩn bị bước vào tiểu học, chính vì thế tôi quyết định đón con lên phố sống chung với mình sau gần 5 năm bé sống ở quê với bà ngoại. Nghe về kế hoạch của tôi, đứa trẻ vô cùng thích thú vì sau nhiều lần xin được ở cùng mẹ nay đứa trẻ đã đạt được mục tiêu. Thế nhưng ngay sau ngày đầu tiên đón con lên phố sống cùng mẹ, tôi đã phải điện thoại cho mẹ đẻ lên phố để sống cùng.

Chẳng là ngay trong đêm đầu tiên sau khi hai mẹ con ôm nhau đi ngủ, tâm sự mọi điều "trên trời dưới biển" thì cả hai đều nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Thế nhưng khi đang ngủ tôi bỗng bị đánh thức bởi tiếng khóc thút thít của cô con gái. Tưởng rằng con có chuyện gì, tôi phải bật đèn mờ để xem nhưng đứa trẻ không hề thức nhưng vẫn khóc trong giấc ngủ.

Gọi con nhưng không có phản hồi nên tôi nghĩ chắc con mơ màng chuyện gì đó nên khóc một chút. Định đi ngủ thì bỗng câu nói của đứa trẻ trong giấc mơ đã khiến tôi nghẹn đắng cổ họng. Con vừa khóc vừa nói "đừng bỏ con, con muốn ở với mẹ"; "bà ơi con muốn ở với mẹ". Tôi vỗ về con để con không còn mơ màng nữa và ngủ ngon giấc hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau những câu nói đó của con gái, tôi trằn trọc không ngủ được mà bốc điện thoại gọi ngay cho mẹ đẻ tôi thì bà mới nói, thực ra trong suốt nhiều năm qua ở với bà, nhiều đêm liền đứa trẻ đều khóc và nói trong giấc mơ là vậy. Nó khao khát được ở với mẹ lắm nhưng bà vẫn luôn nói dối là nó thích ở với bà để cho tôi yên tâm làm việc, kiếm tiền và chờ một ngày có đủ kinh tế để về đón con lên. Vậy mà tôi không hề hay biết gì! 

Không chỉ mẹ đẻ tôi mà ngay cả đứa trẻ, mỗi lần điện thoại lên cho tôi đều nói dối là "con ở nhà với bà vui lắm, mẹ không cần lo cho con"; "mẹ cứ yên tâm làm việc, khi nào kiếm được nhiều tiền thì về với con". Vậy nên guồng quay công việc đã cuốn tôi, mỗi năm chỉ về nhà được 1-2 lần và thời gian này mới có đủ quyết tâm đón con về sống chung. Lúc này khi biết được mọi thứ, tôi mới thực sự ân hận vì đã để con thiếu thốn tình cảm của mẹ suốt 5 năm qua.

Tâm sự từ độc giả tonhu...

Thông thường, từ khía cạnh tình cảm của con người, mẹ luôn là người mang đến cho bé cảm giác an toàn lớn nhất. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, các bà mẹ đi làm dành ít thời gian cho con nên con thiếu cảm giác an toàn một mặt, và thói quen, hành vi của chúng bị ảnh hưởng rất nhiều từ người bà.

Theo các chuyên gia, đứa trẻ được các bà mẹ toàn thời gian chăm sóc luôn có sự phát triển vượt trội: 

Con gái 5 tuổi lần đầu ngủ chung với mẹ, câu nói trong giấc mơ khiến tôi giật mình, bật khóc nức nở - 3

Cảm giác an toàn

Cha mẹ quá bận rộn, vì vậy những đứa trẻ được giao phó cho ông bà, họ ăn cùng nhau, chơi với nhau, thậm chí ngủ cùng nhau. Như vậy đứa trẻ được ở với ông bà cả ngày.

Tuy nhiên, ban đầu tâm lý đứa trẻ nào cũng muốn được ở gần bên bố mẹ, được cha mẹ yêu thương che chở. Nhưng chính vì cha mẹ quá bận rộn, giao phó mọi việc con cái cho ông bà khiến đứa trẻ cảm thấy mình không được bố mẹ quan tâm, đem đến cho bé cảm giác không an toàn, tự ti, nhạy cảm với lo lắng. Nó rất không có lợi cho sự phát triển của trẻ em.

Ngược lại những đứa trẻ được ở với bố mẹ từ nhỏ, được bố mẹ chăm sóc thường xuyên luôn có cảm giác an toàn, yên tâm ở cả ban ngày và trong giấc ngủ.

Con gái 5 tuổi lần đầu ngủ chung với mẹ, câu nói trong giấc mơ khiến tôi giật mình, bật khóc nức nở - 4

Ổn định về tâm lý

Sợi dây liên hệ giữa người mẹ và con đã được hình thành từ những năm tháng đầu đời. Những đứa trẻ có mẹ đồng hành hàng ngày luôn có sự ổn định về tâm lý. Nếu như con buồn bã thì một cái ôm an ủi của mẹ sẽ xoa dịu cảm xúc của con, giúp con nhanh chóng nguôi ngoai. 

Nhiều bà mẹ cho rằng, tại sao khi ở bên con, bé lại hay khóc nhiều hơn. Thực tế, trước mặt mẹ, bọn trẻ được thoải mái bày tỏ cảm xúc vì chúng hiểu có được sự bao dung và an toàn bên mẹ.

Nhưng với một đứa trẻ có mẹ bận đi làm, phải ở với ông bà hay bà vú, chúng sẽ phải đối mặt với những câu nói như: "Nếu con làm vậy, khi về mẹ sẽ mắng"; "Nếu con còn khóc, mẹ về sẽ không yêu con nữa"... Cách nói đó khiến trẻ sẽ thấy sợ mẹ, khoảng cách giữa mẹ và em bé cũng vì thế mà càng lớn dần.

Bên cạnh đó, những câu chuyện hàng ngày của con khi không có mẹ chứng kiến, đợi tối về mới được bày tỏ thì cũng là lúc trẻ đã đi qua thời điểm nhạy cảm cần mẹ nhất, vì thế trẻ sẽ không thực sự cảm nhận được sâu sắc những lời mẹ nói.

So với các bà mẹ ở nhà chăm sóc con, các bà mẹ đi làm thường khó nắm bắt được nhu cầu của con cái hơn, thậm chí đôi khi họ còn bỏ qua những câu chuyện con cần chia sẻ. Dần dần trẻ sẽ không dám bày tỏ suy nghĩ thật của mình, gây ảnh hưởng tới sự sự phát triển tâm lý của trẻ con.

Con gái 5 tuổi lần đầu ngủ chung với mẹ, câu nói trong giấc mơ khiến tôi giật mình, bật khóc nức nở - 5

Khả năng tự chăm sóc bản thân

Thực tế ông bà hay có xu hướng nuông chiều trẻ hơn bố mẹ. Nhiều đứa trẻ được ông bà chăm sóc không có khả năng tự xúc ăn, lười đi, thích đòi bế ẫm và không biết chủ động dọn dẹp đồ chơi.

Tuy nhiên, với một người mẹ toàn thời gian, thì quan điểm mọi việc em bé có thể tự làm được sẽ giúp bé hình thành thói quan tự lập từ sớm. Đầu tiên là những ngày đầu ăn dặm đã làm quen với việc ăn dặm tự chủ, sau đó lớn hơn là khả năng tự chăm sóc bản thân. Do đó những em bé này khi đi học mẫu giáo hòa nhập rất nhanh, có thể tự lập và không khiến cô giáo phải mất thời gian chăm sóc nhiều. 

Mặc dù vậy, để hi sinh công việc và ở nhà chăm con, với các bà mẹ thực sự là điều căng thẳng. Bên cạnh những khó khăn về tiền bạc, họ dễ trải qua cảm giác tự ti do ít được giao tiếp xã hội, dễ gây stress. Hơn nữa, việc nhà bận rộn nhưng các bà mẹ ít được xã hội ghi nhận, nhiều người còn bị ông bà, thậm chí người không công nhận những vất vả khi họ phải làm việc nhà, trông con mỗi ngày.

Ở nhà nội trợ và chăm con không phải là điều các bà mẹ mong muốn, tuy nhiên với những năm đầu đời của trẻ, việc có mẹ ở bên sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời, là bước đệm vững chắc để con đạt được những thành tựu lớn trong tương lai, giúp các bà mẹ toàn thời gian hiểu rằng, những hi sinh đó không phải là là uổng phí.

Theo Phan Nguyễn (Ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Làm mẹ đơn thân