Con làm gãy kính của bạn 3,6 triệu đồng, bố nói một câu, gia đình kia không dám đòi tiền

Hạ Mây - Ngày 03/07/2021 16:00 PM (GMT+7)

Mặc dù giáo viên đã liên tục tìm cách hòa giải, cho rằng đó là tranh chấp giữa những đứa trẻ con, nhưng phía gia đình của cậu bé kia vẫn khăng khăng chiếc kính bị hỏng là một loại rất đắt tiền và nhất quyết đòi ông Vương bồi thường 1.000 NDT (khoảng 3,6 t

Trẻ nhỏ khi đi học mẫu giáo chắc chắn sẽ có lúc xảy ra mâu thuẫn với bạn bè, thậm chí đôi khi là đánh nhau. Việc phạm sai lầm này là khó tránh khỏi dù cha mẹ, giáo viên dạy dỗ tốt tới đâu. Tuy nhiên, cách hành xử sau đó của bậc cha mẹ mới là điều đáng lưu tâm. Bởi vì việc giải quyết chuyện xích míchgiữa những đứa trẻ không phải là điều dễ dàng. Làm sao để không quá thiên vị con bạn, mà cũng trở thành bài học để những đứa trẻ noi theo là điều phụ huynh nào cũng nên suy tính.

Như mới đây, một câu chuyện đang được nhiều bậc phụ huynh Trung Quốc chia sẻ trên Weibo. Ông Vương ngày nào cũng đi đón con trai Xiao học mẫu giáo. Một ngày nọ, ông được cô giáo của con thông báo rằng cậu bé Xiao đã vô tình làm hư kính của bạn học.

Một ngày nọ, ông bố họ Vương bỗng được cô giáo của con thông báo rằng cậu bé Xiao đã vô tình làm hư kính của bạn học.

Một ngày nọ, ông bố họ Vương bỗng được cô giáo của con thông báo rằng cậu bé Xiao đã vô tình làm hư kính của bạn học.

Ông bố phải gặp mặt gia đình của cậu bạn học của con để hòa giải. Tuy nhiên, mặc dù giáo viên đã liên tục tìm cách hòa giải, cho rằng đó là tranh chấp giữa những đứa trẻ con, nhưng phía gia đình của cậu bé kia vẫn khăng khăng chiếc kính bị hỏng là một loại rất đắt tiền và nhất quyết đòi ông Vương bồi thường 1.000 NDT (khoảng 3,6 triệu đồng) đến cùng.

Đây là cái giá rất khó chấp nhận với một cái kính của trẻ con. Khi gặng hỏi con, ông Vương cũng được biết rằng thực tế nguyên nhân khiến bé Xiao xảy ra xô xát với bạn là do người bạn kia đã cố ý châm chọc chuyện gia đình, và có những lời lẽ quá mức khiến bé Xiao kích động, không kìm chế được cảm xúc.

Trong khi đó, gia đình đứa trẻ kia vẫn liên tục đòi bồi thường 3,6 triệu cho chiếc kính. Cha mẹ đứa trẻ này lý giải không chỉ đòi bồi thường vì tiền kính, mà gia đình ông Vương còn phải bồi thường cho nỗi sợ tinh thần.

Phía gia đình của cậu bé kia vẫn khăng khăng chiếc kính bị hỏng là một loại rất đắt tiền và nhất quyết đòi ông Vương bồi thường 1.000 NDT (khoảng 3,6 triệu đồng) đến cùng.

Phía gia đình của cậu bé kia vẫn khăng khăng chiếc kính bị hỏng là một loại rất đắt tiền và nhất quyết đòi ông Vương bồi thường 1.000 NDT (khoảng 3,6 triệu đồng) đến cùng.

Trước thái độ khó hiểu của gia đình bé trai, ông Vương đã ôn tồn giải thích: "Trước khi nghỉ hưu, tôi cũng đã từng mở cửa hàng bán kính nên biết chắc giá trị chiếc kính này không được 1.000 NDT, cùng lắm chỉ trả 200 thôi. Chưa kể khi 2 đứa trẻ đánh nhau, con nhà cậu là người khiêu khích trước. Theo lý mà nói thì gia đình tôi cũng cần được bồi thường tinh thần".

Trước thái độ cương quyết của người cha, vị phụ huynh kia đành lẳng lặng không dám đòi tiền gia đình ông Vương nữa. Đến cả giáo viên cũng không cần can thiệp vào giải quyết chuyện này.

Sau khi câu chuyện được chia sẻ, nhiều người bày tỏ đồng tình đối với cách hành xử vô cùng quyết liệt của ông bố. Ông bố họ Vương đã rất sáng suốt và bình tĩnh khi hỏi han cặn kẽ con trai rồi mới quyết định tìm cách giải quyết, thay vì một mực đổ lỗi cho con mình như nhiều ông bố bà mẹ khác. Tuy nhiên, cũng có nhiều người không đồng tình vì theo họ như thế sẽ chiều hư đứa bé.

Vậy cha mẹ nên làm gì khi con đánh nhau, xô xát với bạn?

1. Bình tĩnh để hỏi con bạn chuyện gì xảy ra

Là cha mẹ, hành vi của con bạn phải là người hiểu rõ nhất. Dù có chuyện gì xảy ra, hãy chọn cách tin tưởng con mình trước, cho trẻ có cơ hội được trải lòng. Sau khi lắng nghe câu chuyện từ hai phía, lúc đó hãy tìm ra cách giải quyết phù hợp. 

Đừng bao giờ đứng trước lời chỉ trích của người khác liền tức giận, làm căng lên và tra khảo, mắng nhiếc khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, ấm ức.

Trẻ nhỏ khi đi học mẫu giáo chắc chắn sẽ có lúc xảy ra mâu thuẫn với bạn bè

Trẻ nhỏ khi đi học mẫu giáo chắc chắn sẽ có lúc xảy ra mâu thuẫn với bạn bè

2. Dạy trẻ cách chủ động nhận lỗi dù vô tình hay hữu ý gây ra hậu quả

Cha mẹ nên dạy trẻ cách dũng cảm nhận lỗi, cho dù con vô tình hay hữu ý gây ra hành động sai. Điều đó không có nghĩa là hạ mình hay kém cỏi mà thể hiện thái độ chân thành và khoan dung với bạn bè.

3. Cho trẻ biết hậu quả của cuộc chiến

Đánh nhau là một hành vi sai lầm. Cha mẹ cần khẳng định điều này để các con tránh dùng bạo lực giải quyết mâu thuẫn. Trong trường hợp bạn cố tình khiêu khích, hãy nhắc con đến gặp giáo viên hoặc người lớn để giải quyết.

Con hái nho trong siêu thị ăn bị phát hiện, mẹ nói một câu nhân viên vội xin lỗi
Dù chỉ là một phút nghịch ngợm của trẻ con hay hành động lơ là, vô ý của người lớn thì thái độ của nhân viên siêu thị đáng bị lên án.

Gia đình và Xã Hội

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bé chuẩn bị đi học