Với kinh nghiệm nuôi 2 con gái trước đó, vợ chồng Dương Lâm quyết định cho con trai làm tiểu phẫu ngay khi mới 1 ngày tuổi.
Trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh sức đề kháng còn rất yếu nên khả năng lây nhiễm bệnh bởi virus cũng cao hơn. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh luôn mất ăn mất ngủ khi chăm con sơ sinh, nhiều người còn than "đi viện như cơm bữa".
Mới đây ông bố 3 con Lê Dương Bảo Lâm than vãn chuyện con sơ sinh 2 tháng tuổi Phin lại phải nhập viện khiến bà xã Quỳnh Quỳnh lo lắng mãi không thôi. "Em Phin nay đi viện với mẹ, sơ hở là bệnh, mẹ Quỳnh Quỳnh lo ngủ không đuợc. Có con nhỏ khổ trăm bề ha mấy chị, đồng tiền sâu nha cô chú" - Anh nói. Chắc hẳn với kinh nghiệm 2 con gái trước, vợ chồng Lê Dương Bảo Lâm đã có nhiều tips chăm con nhưng vẫn không tránh khỏi việc bé bị ốm. Chính vì thế, không ít người đã dành lời động viên cho cặp bố mẹ.
Được biết trước đó khi bé Phin mới chào đời được 1 ngày tuổi cũng đã gặp 1 số sự cố khiến gia đình nam diễn viên phải lo lắng. Chính nam diễn viên Lê Dương Bảo Lâm đã phải đẩy con vào phòng phẫu thuật để làm tiểu phẫu nhỏ. Chia sẻ về lý do con út phải làm tiểu phẫu dù còn khá nhỏ, chị Quỳnh Quỳnh cho hay: "Ông nhỏ giống chị 2 có 1 cái rò luân nhĩ, bác sĩ nói xui lắm mới nhiễm trùng và hôi thôi, 99% là không bị. Vậy Bảo Nhi là xui lắm ha mấy chị. Ảnh còn giống chị ba cái thắng lưỡi, chị ba hồi đó xót không tiểu phẫu, lớn bị đớt nhẹ rồi, với sau không chịu nói chuyện. Cho nên hôm nay quyết định tiểu phẫu cho anh ấy, nay tiêm thêm 2 mũi cho ảnh nữa, nay nguyên combo luôn. Ba bế đi làm rồi, mẹ ở phòng đứng ngồi không yên, thương em".
Còn bản thân người làm bố như Dương Lâm mặc dù là người đưa con vào phòng tiểu phẫu nhưng cũng đau xót vô cùng bởi tiếc khóc la của con trai khi được các bác sĩ thực hiện cắt thắng lưỡi. "Ông la chấn động bệnh viện nha, con cái giống ai mà miệng bự quá trời quá đất" - nam diễn viên dí dỏm viết.
Được biết, lỗ rò luân nhĩ và dính thắng lưỡi đều là những dị tật bẩm sinh nhỏ hiếm gặp ở trẻ em. Nhưng cả 3 con Dương Lâm đều gặp 1 trong các vấn đề này. Trong đó con gái lớn Bảo Nhi bị lỗ rò luận nhĩ nhiễm trùng từng phải làm phẫu thuật nhiều lần, con gái thứ 2 Bảo Ngọc bị dính thắng lưỡi nhưng do cặp bố mẹ xót xa nên chưa thực hiện cho con để lại hậu quả đến giờ là bé lười nói. Đến cậu em út Phin cũng không kém, cậu nhóc có cả lỗ rò luân nhĩ và dính thắng lưỡi.
Rút kinh nghiệm từ hai con trước, lần này vợ chồng Dương Lâm đã quyết định làm tiểu phẫu cắt dính thắng lưỡi cho con sớm với hy vọng cậu bé sau này sẽ hoạt ngôn hơn chị gái Bảo Ngọc.
Dính thắng lưỡi Dính thắng lưỡi là một dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh do ngắn dây lưỡi, gây khó khăn cho chuyển động lưỡi. Nếu phát hiện trễ, dị tật có thể khiến trẻ khó bú, khó phát âm và chậm lên cân. Dị tật dính thắng lưỡi thường không nguy hiểm và có thể được phát hiện ngay trong tháng đầu sau sinh khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tiêm chủng. Do đó, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuỳ vào mức độ ảnh hưởng, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp về việc cắt bỏ dính thắng lưỡi cho trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu dính thắng lưỡi, bố mẹ có thể tham khảo để đưa con đi thăm khám kịp thời: - Dây lưỡi ngắn làm lưỡi khó cử động - Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi hay đụng nóc vòm họng - Đầu lưỡi có hình trái tim khi trẻ khóc - Lưỡi có hình nhọn hoặc vuông khi trẻ thè lưỡi - Răng cửa hàm dưới bị nghiêng hoặc hở - Trẻ gặp khó khăn khi bú và phát âm Lỗ rò luân nhĩ Lỗ nhỏ trên tai trẻ là dị tật bẩm sinh Lỗ nhỏ này có tên khoa học là preauricular sinus hay còn gọi là rò luân nhĩ, thường nằm phía trước vành tai, tại điểm nối giữa tai và mặt. Rò luân nhĩ lần đầu được đưa ra vào năm 1864, bởi nhà khoa học Van Heusinger. Theo tài liệu được ghi lại, đây thực chất là một dị tật bẩm sinh, thường xảy ra ở tuần thứ 6 của bào thai, tạo một lỗ nhỏ vùng trước vành tai đi sâu vào trong để bám vào màng sụn. Đường rò là một ống được lát bởi biểu mô có khả năng chế tiết. Rò luân nhĩ hình thành do sự kết hợp không hoàn chỉnh giữa cung mang thứ nhất và cung mang thứ 2 để tạo ra tai ngoài. Vì là dị tật nên tất nhiên không phải ai cũng có cái lỗ này. Các thống kê cho thấy chưa đầy 1% người châu Âu và châu Mỹ sở hữu nó. Tuy nhiên, ở người châu Phi thì tỉ lệ này lên tới 10%. Những biến chứng nguy hiểm trẻ có thể gặp phải Nếu không bị nhiễm trùng thì lỗ rò luân nhĩ hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và cơ thể. Đã có nhiều trường hợp người bị dị tật rò luân nhĩ có thể sống chung với nó cả đời mà không cần can thiệp y tế. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị rò luân nhĩ có các dấu hiệu: ngứa, sưng; có rỉ dịch ở lỗ rò; tiết chất bã đậu trắng đục ở lỗ rò do trẻ gãi, bóp, nặn…; trẻ bị sốt, đau, lỗ rò viêm sưng đỏ do bị nhiễm khuẩn tạo thành một ổ áp-xe ngay tại lỗ rò hoặc lan ra những vị trí khác sau tai thì cần phẫu thuật loại bỏ đường rò. Ngoài ra, nếu con bị rò luân nhĩ, bố mẹ chỉ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng tai cho con, tuyệt đối không nặn, bóp sẽ gây viêm. Khi thấy trẻ hay đưa tay gãi hoặc lỗ rò có những triệu chứng như rỉ dịch nhờn, quanh lỗ rò phình lớn hơn thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay tại các cơ sở có bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có cách điều trị sớm. |