Con sốt 40 độ giữa trời lạnh, bà cởi bớt quần áo, nhìn bên trong thì hoảng hồn

Hạ Mây - Ngày 17/01/2021 09:30 AM (GMT+7)

Người bà cởi hết lớp áo phao ngoài cùng rồi tới 3 lớp áo khoác bên trong, tính thêm vài lớp áo lót bên trong thì tổng cộng lên đến 8 lớp.

Cơ thể trẻ thật sự còn rất yếu và rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Chính vì vậy mà cha mẹ, ông bà ai cũng lo ngại thời tiết lạnh sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nên luôn mặc quần áo cho con thật dày và ấm áp hoặc đắp nhiều chăn khi ngủ. Tuy nhiên việc quấn con trẻ trong 3-4 lớp áo hay đắp quá nhiều chăn chưa chắc đã là điều tốt nhất để giữ ấm cho trẻ.

Gần đây, một câu chuyện đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội: một em bé được ông bà nội cho mặc đến 8 lớp áo để giữ ấm nhưng cuối cùng đã gây ra hậu quả vô cùng tai hại.

Con sốt 40 độ giữa trời lạnh, bà cởi bớt quần áo, nhìn bên trong thì hoảng hồn - 1

(Ảnh minh họa)

Theo đó, một hôm nọ, em bé Tống Tống được ông bà đưa đến Khoa Nhi Bệnh viện YHCT Hoài An để kiểm tra sau khi xuất hiện một số biểu hiện lạ như hay sốt cao, cáu gắt, đổ mồ hôi, nổi nhiều mẩn đỏ, ... Sau khi bác sĩ đến kiểm tra và đo nhiệt độ thì phát hiện cháu bị sốt cao, nhiệt độ lên đến 40°C.

Vị bác sĩ cho biết: “Khi ông bà nội bế đứa trẻ vào, tôi thấy quần áo của đứa trẻ có hơi dày quá”. Vị bác sĩ yêu cầu ông bà cởi bớt áo ra cho cháu thì mới hoảng hồn. Người bà cởi hết lớp áo phao ngoài cùng rồi lại 3 lớp áo khoác bên trong, tính thêm vài lớp áo lót bên trong thì tổng cộng lên đến 8 lớp.

Dù biết rằng do thời tiết gần đây quá lạnh, ông bà chỉ vì lo lắng rằng cháu sẽ bị cảm lạnh. Tuy nhiên, vị bác sĩ cho biết việc quấn chặt quá nhiều lớp áo tác dụng giữ ấm thì chưa thấy còn tai hại thì lại tìm đến: không những sẽ khiến trẻ cảm thấy bức bối khó chịu mà còn gây ra “Hội chứng Muggy” vô cùng nguy hiểm.

Con sốt 40 độ giữa trời lạnh, bà cởi bớt quần áo, nhìn bên trong thì hoảng hồn - 2

(Ảnh minh họa)

Trong trường hợp cậu bé Tống Tống những biểu hiện như cáu kỉnh, hay đổ mồ hôi và nổi nhiều mẩn đỏ chình là triệu chứng của “Hội chứng Muggy”. May thay, ông bà đã kịp phát hiện, nếu để quá lâu bệnh tình trở nặng, trẻ sẽ bị khó thở và có thể dẫn đến suy hô hấp, tổn thương não, tổn thương gan, thận …

Vậy hội chứng Muggy là gì và cha mẹ nên làm gì để phòng tránh?

Hội chứng che phủ - Muggy ở trẻ: Trẻ có hiện tượng trao đổi chất mạnh mẽ, trong khi khả năng điều hòa thân nhiệt lại kém, nên khi mặc nhiều quần áo sẽ dẫn đến hiện tượng tăng thân nhiệt, mồ hôi vã ướt lớp quần áo bên trong.

Con sốt 40 độ giữa trời lạnh, bà cởi bớt quần áo, nhìn bên trong thì hoảng hồn - 3

(Ảnh minh họa)

Những biểu hiện của hội chứng che phủ - Muggy ở trẻ?

- Nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trước khi phát bệnh trẻ thường khởi phát sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên đến 41-43 độ C, toàn thân vã mồ hôi, ướt đẫm quần áo. Kèm theo đó là đầu tỏa ra nhiều hơi nước nóng, thân nhiệt có thể giảm hoặc không tăng sau khi vã mồ hôi. Và toàn thân trẻ bị ê ẩm, thậm chí không cử động được, không ăn uống được.

- Trẻ cũng có thể xuất hiện tình trạng có nước da, môi tím, thở nhanh hoặc không đều, một vài trường hợp trẻ còn có thể bị ngừng thở tạm thời. Nếu trẻ sẽ bị co giật và trong trường hợp nghiêm trọng thì có thể dẫn đến bất tỉnh.

Con sốt 40 độ giữa trời lạnh, bà cởi bớt quần áo, nhìn bên trong thì hoảng hồn - 4

(Ảnh minh họa)

6 cách giữ ấm vô tình gây hại cho trẻ

- Mặc quá nhiều quần áo cho trẻ: Nên mặc quần áo ấm, trùm nón, khăn choàng cổ, đeo găng tay, vớ cho trẻ, tuy nhiên tránh cho mặc quần áo quá dày, quá nhiều lớp khiến trẻ khó thở.

- Mặc bỉm suốt cả ngày: Việc đóng bỉm 24/24 không những gây khó chịu mà còn gây hại cho làn da mỏng manh của bé như hằn da, viêm da, mẩn đỏ, nổi mụn,…Thậm chí có nguy cơ dẫn đến tình trạng hăm tã. Hăm tã mùa đông sẽ khó điều trị hơn mùa nóng.

- Đóng kín cửa phòng, cửa nhà: đóng kín cửa sẽ khiến trong phòng ngột ngạt, thiếu oxy sẽ khiến cơ thể con người mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi.

- Sử dụng điều hòa, máy sưởi với tần suất cao: Thường xuyên sử dụng các thiết bị sưởi ấm vào mùa đông cũng không hề tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Vì sử dụng nhiều khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da. Nhất là máy sưởi sẽ khiến khô mũi, dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp, khó thở ở trẻ em.

- Không cho bé ra ngoài vì sợ lạnh: Giữ bé lâu ngày trong nhà chỉ làm con trở nên yếu ớt hơn là bảo vệ con. Bé và cả người lớn luôn cần được "hít thở khí trời" để có thể khỏe mạnh hơn.

Cách giữ ấm cho trẻ đúng cách

Hội chứng Muggy đặc biệt dễ xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi, vì trẻ chỉ biết quấy khóc, các mẹ thấy con ốm lại càng quấn chặt. Cha mẹ nên chú ý khi trời trở lạnh hãy giữ ấm cho con đúng cách với những lưu ý sau:

Mặc quần áo cho con đúng cách: trời lạnh, mặc quần áo cho trẻ phải đảm bảo giữ ấm cổ và gáy, số lượng quần áo tăng lên từ từ để trẻ thích nghi và tăng khả năng chịu lạnh, nếu thấy trẻ đổ mồ hôi thì cần giảm bớt để tránh hội chứng Muggy.

Khi ngủ cần giữ ấm cho trẻ theo nguyên tắc 4 vị trí gồm cổ, ngực, bụng và chân. Da chân của trẻ có nhiều đầu mút thần kinh, là nơi rất nhạy cảm với thế giới bên ngoài, nên cần giữ ấm chân cho trẻ khi đi ngủ.

Để biết con lạnh hay nóng vào mùa đông, sờ vào bộ phận này là biết chính xác nhất
Do mạch máu ngoại vi ở tay và chân của bé chưa phát triển hoàn thiện nên sờ tay không thể phán đoán chính xác nhiệt độ của bé.
Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách