Ngủ cùng bố mẹ, Tiểu Trương vô thức đưa tay vào sờ ngực mẹ mỗi tối. Đến 7 tuổi cậu bé vẫn duy trì thói quen này khiến bố mẹ lo ngại.
Tiểu Trương là con độc đinh của một cặp vợ chồng dân trí thức sống tại Hồ Nam, Trung Quốc. Vì là con một nên cậu bé được chiều chuộng, yêu thương và dành cho những điều tốt đẹp nhất có thể. Lúc nào cũng lo lắng con trai thiếu tình cảm nên bố mẹ cậu bé để con trai ngủ cùng để có thể ôm ấp.
Tiểu Trương được mẹ cai sữa từ rất sớm khoảng 3 tháng tuổi. Dù đã bỏ bú nhưng cậu bé vẫn có thói quen thích sờ ngực mẹ và phải làm như vậy mới có thể ngủ được. Ngay cả ban ngày, những lúc sà vào lòng mẹ, Tiểu Trương cũng đưa tay lần sờ vì thói quen khó bỏ.
Mẹ cậu bé vì chiều con không lỡ đánh mắng nên mặc kệ con cho đến năm cậu 7 tuổi. Trong một lần có khách đến chơi nhà, Tiểu Trương vẫn giữ thói quen khó bỏ ngay trước mặt khách khiến mẹ cậu mất mặt và quyết định cho con ngủ riêng để "cai hoàn toàn".
Tiểu Trương có thói quen sờ ngực mẹ mới có thể ngủ được, dù đã 7 tuổi. (Ảnh minh họa)
Tiểu Trương được cho ngủ phòng riêng nhưng nửa đêm lại chạy sang phòng bố mẹ vì sợ hãi, không chợp được mắt. Cậu bé toát mồ hôi hột, khóc lóc và sang chấn tâm lý vì bất ngờ bị cho ngủ riêng.
Tâm sự với con hành động ban sáng của con là không tốt, Tiểu Trương hiểu ý mẹ gật đầu hứa không tái phạm thói quen sờ ngực mẹ. Tuy nhiên, đến nửa đêm theo thói quen, bàn tay bé nhỏ lại yên vị trên ngực mẹ dù cậu bé đang say sưa ngủ.
"Cai nghiện" cho Tiểu Trương không được, bố mẹ cậu bé đưa con đến bác sĩ tâm lý. Thật sững sờ khi bác sĩ chẩn đoán, cậu bé bị ảnh hưởng tâm lý nên mới có những hành động thiếu kiểm soát như vậy. Đáng lẽ ở tuổi lên 7 lên 8, một đứa trẻ bình thường đã biết phân biệt hành động tốt xấu nhưng với Tiểu Trương, cậu chẳng ngần ngại chỗ đông người vẫn đưa tay lên sờ ngực mẹ.
Nhiều đứa trẻ bị rối loạn tâm lý vì bị cai sữa sớm, thiếu hơi ấm của mẹ. (Ảnh minh họa)
Đi sâu vào nguyên nhân, mẹ Tiểu Trương cho biết, cô phải đi làm từ khi con được 3 tháng, Tiểu Trương được người giúp việc chăm sóc và ăn sữa ngoài. Mỗi ngày làm việc của cô từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối mới về, có khi là 10 giờ đêm mới được gần con. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ cậu bé đã bị ảnh hưởng tâm lý, thiếu hơi ấm của mẹ.
Càng lớn, công việc cuốn hết thời gian của mẹ dành cho Tiểu Trương nên cậu bé bị sang chấn tâm lý nhẹ, mỗi lần nhìn thấy mẹ là chạy lại ôm ấp và sờ ngực mẹ. Những chẩn đoán của bác sĩ là chính xác, nhất là đối với một cậu bé yếu đuối như Tiểu Trương. Do vậy, cách tốt nhất để có thể mang lại tâm lý bình thường cho Tiểu Trương phải dần dần từ từ và thật bình tĩnh.
Theo các chuyên gia tâm lý, những đứa trẻ thích sờ ngực mẹ vì chúng coi đó là nguồn sống. Ngay từ nhỏ, ngực mẹ cũng chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng, là nơi khiến bất cứ đứa trẻ nào cảm thấy an toàn. Khi ngủ cùng mẹ, dường như đứa trẻ nào cũng thích chạm vào ngực mẹ, thói quen này thường xảy ra ở những giai đoạn như sau khi cai sữa và khi đi mẫu giáo.
Trẻ yếu đuối thường dễ ảnh hưởng tâm lý và nghiện sờ ngực mẹ (Ảnh minh họa)
Xảy ra hành động này ở trẻ, người mẹ không nên quá gay gắt, cương quyết mà từ từ mềm mỏng. Đối với trẻ 3 tuổi, nhận thức của trẻ về hành động nhiều khi vẫn còn hạn chế. Thời điểm này, cha mẹ không thể dùng lời nói để đạt được hiệu quả, thay vào đó hay sử dụng một con thú bông nhỏ hoặc một đồ chơi nhỏ cho trẻ ôm trước khi đi ngủ. Điều này cũng làm hạn chế việc trẻ thích sờ ngực mẹ và trở nên quen với hành động đó.
Với trẻ trên 3 tuổi, hãy phân tích để trẻ hiểu điều này là không tốt. Ngoài ra, bố hoặc mẹ cần phải giảng giải cho con về kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản. Dạy con cách biết tôn trọng bản thân và cơ thể người khác, không nên chạm vào người khác.