Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh trên thị trường có rất nhiều loại, mẹ nên lựa chọn kem phù hợp với bé, đồng thời cách dùng kem chống hăm cũng cần chú ý.
Hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh rất thường xuyên gặp phải, đặc biệt là vào mùa hè khi thời tiết nắng nóng.
Hăm tã là hiện tượng da bị kích ứng, nhiễm khuẩn vi sinh từ phân và nước tiểu hoặc do bị dị ứng tã. Hiện tượng hăm tã gây nên những khó chịu cho trẻ, nếu không xử lý bé có thể bị ốm sốt do vi khuẩn tấn công.
Có nên dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh
Da của trẻ sơ sinh chỉ mỏng bằng 1/5 so với da của người lớn nên chúng đặc biệt nhạy cảm và rất dễ bị hăm. Khi bé bị hăm tã sẽ có những dấu hiệu như:
- Da đỏ, đau và ngứa
- Vùng da bị phồng lên, bong tróc hoặc đóng vảy
- Các vết phồng rộp có chứa dịch vàng
Nếu không xử lý kịp thời thì bé rất dễ bị nhiễm trùng gây nên hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, mẹ nên sử dụng kem chống hăm tã cho trẻ sơ sinh. Sử dụng kem chống hăm tã có tác dụng:
- Sát khuẩn nhẹ nhàng, giảm viêm, giảm ngứa rát khó chịu cho bé.
- Kem tạo lớp màng mỏng bảo vệ ngăn chặn vi khuẩn, vi nấm, chất gây kích ứng do môi trường bên ngoài, tã bỉm... gây nên.
- Kem giúp cân bằng độ ẩm, nuôi dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho da của bé.
Mẹ có thể sử dụng kem chống hăm tã cho trẻ khi thấy trẻ có những dấu hiệu hăm. Mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé và lau khô vùng bị hăm trước khi bôi kem chống hăm.
Có thể sử dụng các loại chống hăm tã cho bé sơ sinh (Ảnh minh họa)
Nguyên tắc điều trị hăm tã cho trẻ sơ sinh
Khi bé bị hăm tã, nguyên tắc điều trị cho bé mẹ cần chú ý:
- Cần làm thoáng khí trên da của bé bằng cách loại bỏ bỉm, tã
- Bôi các loại thuốc, kem chống hăm tã cho trẻ sơ sinh
- Làm sạch vùng da bị hăm của trẻ
- Trong thời gian bé bị hăm tã, mẹ nên sử dụng các loại tã dùng 1 lần, tránh dùng tã vải.
Khi nào nên dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh?
Khi bé có những dấu hiệu hăm như nổi mẩn đỏ, phồng rộp, đau ngứa, các vết phồng có dịch vàng… thì là lúc mẹ nên sử dụng kem chống hăm cho bé. Bên cạnh đó, với những loại kem chống hăm giống như một loại kem làm mềm da, dưỡng da, mẹ có thể sử dụng khi trẻ chưa có biểu hiện gì để phòng chống hăm.
Đối với bé bị hăm tã, bị sốt hơn 38 độ hoặc phân có máu, tã bị ướt hoặc bẩn bất thường như có táo bón, tiêu chảy, tiểu tiện thường xuyên… hoặc các dấu hiệu tệ hơn. Tình trạng hăm tã không được cải thiện sau vài ngày bôi kem, trị hãm, các vết hăm nặng hơn thành bọng nước, vết loét có mủ... thì đó là biểu hiện bệnh rất nặng mẹ cần lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
Khi bé có dấu hiệu mẩn đỏ, phồng rộp, đau rát là có thể sử dụng kem chống hăm tã (Ảnh minh họa)
Cách chọn kem chống hăm cho trẻ sơ sinh an toàn hiệu quả
Kem hăm tã dành cho trẻ sơ sinh với làn da đặc biệt nhạy cảm mẹ cần chú ý lựa chọn.
- Mẹ nên chọn kem chống hăm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
- Nên lựa chọn các loại kem có thành phần tự nhiên, có tác dụng trị hăm tã ổn định hơn, an toàn hơn, không gây kích ứng da cho bé, ít tác dụng phụ.
- Chọn kem phù hợp với độ tuổi của bé. Trên các hộp kem đều có ghi rõ độ tuổi cho bé sử dụng, mẹ nên đọc kỹ.
Lưu ý:
- Các loại kem chống hăm tã đều được bác sĩ kê đơn. Mẹ không tự ý mua về dùng cho bé.
- Đa số các đơn kem bôi chống, trị hăm được kê dùng 2 - 3 lần/ ngày.
- Đối với các bé bị hăm nặng, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc có chứa thành phần corticoid hoặc kháng sinh.
Lựa chọn loại kem có thành phần tự nhiên dịu nhẹ cho bé (Ảnh minh họa)
Tổng hợp các loại kem chống hăm cho trẻ sơ sinh
1. Kem chống hăm tã Bepanthen
Đây là sản phẩm kem bôi chống hăm tã của Đức. Thành phần Dexpanthenol, sáp ong, mỡ cừu. Tác dụng giảm triệu chứng hăm như khô da, viêm da, ngứa, dị ứng...
Đặc biệt, loại kem này không chứa các thành phần độc hại, an toàn cho bé.
2. Kem trị hăm tã Bubchen
Sản phẩm kem bôi của Đức. Thành phần chiết xuất từ Hoa Cúc, panthenol, các loại tinh dầu như tinh dầu quả cây carite, tinh dầu hoa hướng dương, sáp ong, vitamin E.
Tác dụng tiêu diệt, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây hăm, giảm viêm, giảm ngứa cho trẻ.
Đây cũng là sản phẩm không chứa thành phần gây độc hại, an toàn cho trẻ em, mùi thơm dịu.
3. Kem Sudocrem
Sản phẩm của Anh. Thành phần chứa Kẽm oxyd, mỡ cừu. Tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm gây hăm da, kích thích tái tạo da, giúp da nhanh lành vết thương.
Sản phẩm an toàn cho da của trẻ, có tính chống nước, không có mùi hương gây khó chịu.
4. Kem Weleda
Sản phẩm xuất xứ từ Đức. Thành phần chiết xuất từ Calendula và hoa Chamomile, tinh chất dầu hạnh nhân, dầu mè, sáp ong…
Tác dụng làm dịu da, kháng viêm, hỗ trợ tái tạo da, làm mờ vết thương, cân bằng độ ẩm cho da của bé.
Kem chống hăm này nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, thấm nhanh, sâu, hiệu quả. Sản phẩm có thể gây bám dính trên da và quần áo của bé.
5. Kem trị hăm Desitin
Sản phẩm của Canada. Thành phần kẽm oxyd, Vitamin E chiết xuất từ cây Lô hội. Tác dụng tạo lớp màng bảo vệ ngăn vi khuẩn, nấm mốc, giữ ẩm, nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng cho da bé.
Sản phẩm an toàn đối với da của bé, có tính chống nước. Sản phẩm có thể trơn nhờn, gây dính trên da và quần áo của bé.
6. Kem chống hăm Cetaphil
Sản phẩm của Mỹ. Thành phần chiết Organic Calendula, Vitamin B5, Vitamin E, Kẽm oxit. Tác dụng sát khuẩn, làm sạch, cân bằng độ ẩm cho vùng da bị hăm, tạo lớp màng bảo vệ trên da, chống gây hăm trở lại.
Sản phẩm không gây kích ứng, an toàn cho da của bé, tác dụng nhanh và hiệu quả. Mùi hương dễ chịu, không gây trơn nhờn trên da bé.
7. Kem Sanosan
Một sản phẩm của Đức. Thành phần tinh dầu Olive và protein Lactose, Panthenol 5%. Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ da bé khỏi những tác nhân gây hăm, kích thích tái tạo da, nhanh lành vết thương.
Sản phẩm có nhược điểm là trơn nhờn, khó rửa, dễ dính trên da.
8. Kem trị hăm Biolane
Sản phẩm của Pháp. Thành phần Panthenol, Kẽm oxyd, Vitamin E và dầu hạnh nhân. Tác dụng kích thích tái tạo da vùng hăm, làm săn vùng da bị tổn thương, có tính sát khuẩn, ngăn chặn bảo vệ da khỏi tác nhân gây hăm.
9. Kem Chicco
Sản phẩm xuất xứ từ Ý. Thành phần kẽm oxyd Vitamin E, tinh dầu bơ. Tác dụng ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc, giữ ẩm, nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng cho da của bé.
10. Kem Penaten
Sản phẩm từ Đức. Thành phần kẽm oxyd, mỡ cừu, panthenol. Tác dụng sát khuẩn, làm sạch da, cân bằng độ ẩm cho da, tạo màng ngăn nước tiểu, vi khuẩn, nấm mốc gây hăm da.
Sản phẩm có thể gây nhờn dính trên da và quần áo của trẻ.
11. Kem Ceradan Diaper
Sản phẩm xuất xứ Singapore. Thành phần kẽm Oxyd, Petrolatum, Paraffin, Linolenic Acid, Cholesterol ... Tác dụng bảo vệ da của bé, tạo lớp màng bảo vệ da với công thức giàu lipids sinh lý của da.
12. Kem A-Derma Primalba nappy change cream
Sản phẩm của Pháp. Thành phần kẽm oxyd, Glycerin, Đồng sulfate, dầu ô liu, yến mạch,... Tác dụng chống hăm tã, làm dịu da, giúp da khô thoáng.
Cách sử dụng các loại kem chống hăm tã cho bé
Mẹ cần chú ý, các loại kem chống hăm nếu dùng sai cách sẽ khiến cho tình trạng hăm trở nặng hơn. Mẹ cần thực hiện:
Bước 1: Mẹ rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm. Sau đó lau thật khô tay của mình để ngăn chặn vi khuẩn.
Bước 2: Sử dụng nước ấm rửa vùng hăm tã của bé. Dùng khăn mềm thấm hút hết nước, để vùng da được khô hoàn toàn.
Bước 3: Lấy 1 lượng kem vừa đủ (theo hướng dẫn trên bao bì), thoa nhẹ nhàng lên da của bé.
Bôi 1 lượng kem mỏng lên phần hăm của bé (Ảnh minh họa)
Lưu ý: Việc kết hợp bôi kem với uống thuốc chỉ được thực hiện dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu mẹ bôi kem cho bé 3 ngày không thấy có dấu hiệu cải thiện thì cần đưa bé đi gặp bác sĩ.
Cách trị hăm tã tự nhiên cho bé
Ngoài sử dụng các dạng kem bôi hăm tã, các mẹ có thể tham khảo thêm một số cách trị hăm tã cho bé sau đây:
1. Trị hăm tã bằng dầu dừa
Rửa sạch vùng hăm tã của bé bằng nước ấm. Dùng khăn mềm lau khô. Bôi 1 lớp mỏng dầu dừa lên vùng hăm. Ngày bôi 2 lần.
2. Trị hăm tã bằng lá trà xanh Shan tuyết
Trà xanh Shan tuyết có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn gây hăm tã. Đồng thời giúp tái tạo da, nhanh lành da.
Chuẩn bị khoảng 20g lá trà, 1 xíu muối. Ngâm lá trà trong nước muối 5 phút rồi rửa sạch để ráo.
Đun sôi 2l nước rồi cho lá trà vào đun 10 phút. Sau đó đổ nước lá trà ra chờ nguội. Dùng nước lá trà sửa vùng da bị hăm tã của bé. Ngày làm 1 lần, lau thật khô sau khi rửa.
3. Trị bằng lá trà xanh
Mẹ cũng thực hiện ngâm lá trà xanh với muối, rửa sạch rồi cho vào đun nước. Chờ nước nguội thì tắm cho bé hoặc chỉ cần dùng rửa vùng bị hăm tã. Ngày làm 1 lần. Nếu vùng da của bé đã bị thương trầy xước, sưng tấy, có mủ thì không dùng lá trà xanh.
Có thể sử dụng lá chè xanh để tắm hoặc thoa lên vết hăm cho bé (Ảnh minh họa)
Cách phòng tránh hăm tã ở trẻ sơ sinh
- Lựa chọn loại tã bỉm phù hợp với bé, không gây kích ứng, vừa size, không kích chật dễ gây trầy xước da của bé.
- Thay tã, bỉm 4 tiếng 1 lần. Khi thay cần vệ sinh bằng nước ấm sạch, lau khô sau đó mới mặc lớp tã, bỉm mới.