Lao vào làm việc như một cỗ máy, đằng đẵng suốt 8 năm không có lấy một lần nghỉ phép, người cha thành đạt ấy đã phải ôm một nỗi hận suốt đời khi cậu con trai ra đi mãi mãi.
Câu chuyện đau lòng ấy được chia sẻ bởi một người đàn ông thành đạt, JR Storment. Anh là người đã sáng lập ra một công ty công nghệ và hoạt động rất hiệu quả. Thế nhưng anh đã bị cuốn vào guồng quay công việc, đến mức suốt 8 năm không nghỉ phép lấy một lần. Anh đã bỏ qua mọi trải nghiệm và cảm xúc cùng với con trai của mình, cho tới một ngày, cậu bé đã mãi mãi ra đi vì biến chứng động kinh. Cú sốc đó đã khiến JR Storment hối hận và viết ra những lời đau tận tâm can để nhắn gửi tới những người làm cha làm mẹ khác.
Dưới đây là trọn vẹn lá thư mà JR Storment đã viết cho cậu con trai đã về chốn thiên đường của mình:
“Tám năm trước, trong cùng 1 tháng, tôi có 2 niềm vui vô bờ bến. Một là vợ tôi sinh đôi 2 cậu con trai kháu khỉnh, hai là tôi chính thức tạo lập công ty Coudability. Cách đây khoảng 3 tháng, công ty của tôi đã được mua lại. Còn 3 tuần trước đây, một trong số 2 con trai của tôi đã ra đi mãi mãi.
Gia đình hạnh phúc của Storment
Khi tôi nhận được cuộc gọi của vợ, tôi đang ngồi họp với 12 đồng nghiệp trong văn phòng. Chủ đề mà chúng tôi bàn luận là về chính sách nghỉ phép. Trước đấy, tôi cũng đã thừa nhận với mọi người rằng, suốt 8 năm qua, tôi chưa từng nghỉ ngơi lấy 1 tuần.
Tôi và vợ tôi có một giao kèo, mỗi khi người kia gọi, người còn lại bắt buộc phải nghe máy. Bởi thế khi thấy chuông điện thoại reo, tôi đã đứng dậy, ra ngoài và đáp lại:
“Có chuyện gì vậy em?"
Đầu dây bên kia im lặng vài giây rồi đáp:
- “JR, Wiley chết rồi”.
- “Cái gì” – Tôi hét lên trong sự hoài nghi, sợ hãi.
- “Wiley chết rồi” – Vợ tôi nhắc lại.
- “Gì cơ? Không, không thể nào" – Tôi hét lên.
- “Em rất xin lỗi, em đã gọi cấp cứu… nhưng…”
Hai anh em sinh đôi đáng yêu
Đây là toàn bộ cuộc trò chuyện của tôi và vợ. Ngay sau đó, tôi lao ra khỏi văn phòng. Tôi hấp tấp tới độ không cầm theo chìa khóa xe. Tôi đã gào thét trong sự tức giận “Chết tiệt, ai đó làm ơn mang cho tôi cái chìa khóa, làm ơn đi”. Thật may mắn, một người đồng nghiệp đã giúp tôi làm điều đó.
Khi tôi trở về, tôi thấy xe cấp cứu đã đến trước ngõ nhà tôi. Tôi băng qua cánh cửa, lao thẳng vào phòng ngủ của con nhưng nữ cảnh sát đã ngăn tôi lại. Cô ấy nói rằng khi một đứa trẻ chết đột ngột thì đây sẽ trở thành hiện trường cần phải khám xét.
Tôi đã phải chờ đợi 2,5 giờ, trong đau đớn và tuyệt vọng để nhìn thấy con trai mình. Sau cú sốc, cố gắng chờ, tôi đã nói với nhân viên cảnh sát rằng tôi không thể nào chờ đợi thêm nữa. Họ cho phép tôi được nhìn con qua cửa kính căn phòng. Con tôi nằm đó, được che chắn gọn gàng, nhìn con như đang ngủ một giấc bình yên. Tôi bấu tay vào cửa kính, tôi biết rằng mình đã mất con.
Khi người kiểm tra y tế hoàn thành công việc của mình, chúng tôi được phép vào phòng, đến bên cạnh con. Một sự bình tĩnh lạ thường đã diễn ra. Tôi ngồi thụp xuống bên cạnh chiếc giường của con trai, nắm lấy tay con và hỏi đi hỏi lại: “Có chuyện gì đã xảy ra vậy, con trai? Chuyện gì đã xảy ra thế này?”….
Các con đã có rất nhiều những hoạt động thú vị trong đời, tiếc là người cha bận rộn lại chẳng có đủ thời gian để tận hưởng cùng con.
Chúng tôi được bên con 30 phút, vuốt tóc con trước khi nhân viên y tế quay lại và đưa con đi bằng cáng. Tôi cố gắng nắm lấy tay con, nhìn thân thể con từ từ bị kéo che đi trong chiếc túi đựng xác. Chiếc xe cứu thương đã dần di chuyển, nó mang theo cậu con trai Wiley yêu quý của tôi ở đó.
Ngày hôm đó, tôi cũng đã đọc được những dòng nhật ký của Wiley.
Cậu bé có rất nhiều dự định kinh doanh. Lúc thì cậu bé thích bán sinh tố, lúc lại muốn làm một phòng trưng bày, rồi một công ty, một lập trình viên, thậm chí là cả một công ty xây dựng tàu vũ trụ. Ở viễn cảnh nào, Wiley cũng mơ mình làm ông chủ.
Hồi Wiley 5 tuổi, con đã có suy nghĩ sẽ kết hôn khi trưởng thành. Năm lên 6 tuổi, thằng bé đã nắm tay một cô bé trong ngày đầu tiên đi học và quyết định sẽ cưới cô bé đó. Hai năm tiếp theo, mặc dù chúng tôi chuyển nơi ở từ Portland đến London, rồi đến Hawaii, Wiley vẫn viết thư tay cho cô bé. Hai đứa trẻ còn nói đã đồng ý kết hôn với nhau.
Người cha hối hận vì đã quá mê mải với công việc mà vô tâm với con mình
Khoảnh khắc khó khăn nhất với tôi chính là giờ phút ký vào giấy chứng tử. Thật đau đớn khi phải viết tên con mình lên tờ giấy đó. Ở mục nghề nghiệp: Chưa bao giờ làm việc; Tình trạng hôn nhân: Không bao giờ kết hôn… Nó khiến tim tôi đau thắt lại. Con trai tôi đã rất muốn làm hai điều đó. Nhưng giờ, con chẳng bao giờ còn cơ hội nữa.
Ba tuần kể từ ngày con trai mất, tôi chìm ngập trong những sự hối hận liên tiếp. Tôi ước mình đã làm khác đi và đau khổ vì những gì mình chưa từng được làm cùng con. Vợ tôi kể về việc cô ấy và con đã làm với nhau: Con trai tôi đã đi 10 quốc gia, lái xe ở một con đường nông trại ở Hawaii, đi du lịch đến Hy Lạp, lặn biển ở Quần đảo Fiji… Thằng bé cũng rất giỏi cờ vua, thích viết truyện và đọc truyện tranh… Tất cả những điều đó, tôi chưa từng trải nghiệm cùng con.
Ba tuần kể từ ngày con trai mất, người cha chìm ngập trong những sự hối hận liên tiếp. Anh ước mình đã làm khác đi và đau khổ vì những gì mình chưa từng được làm cùng con.
Thế mà, con lại ra đi chỉ sau một đêm.
Đêm trước đó, mọi thứ còn bình thường. Wiley rất khỏe mạnh và hợp tác. Bạn bè của chúng tôi đưa con của họ tới ăn tối. Chúng tôi đã cùng nhảy nhót trên tấm đệm lò xo lớn. Wiley có chút khó tính với những đứa trẻ khác và la mắng mọi người vì chơi sai cách. Tôi đã kéo con sang một bên và nghiêm khác mắng con, đến nỗi khiến con khóc.
Đó là một trong những tương tác cuối cùng của bố con tôi và tôi đã tự đánh mình hàng chục lần vì điều này. Tôi vẫn nhớ những giọt nước mắt lăn trên má Wiley khi con nói: "Bố không nghe con. Không ai nghe con cả". Hôm đó, sau khi đã bình tinh lại, tôi gọi về nhà món ăn mà Wiley thích và khi đưa con vào giường ngủ, tôi đã xin lỗi con trai vì đã làm con khóc. Tôi vỗ về con ngủ.
Khoảng 15 phút sau, tôi đang nằm trên giường thì thấy bóng con bước lên cầu thang.
- "Bố ơi, con không ngủ được".
Có lẽ tiếng nhạc lớn từ bữa tiệc bên hàng xóm khiến thằng bé thức giấc. Tôi đưa con về giường và đóng mọi cửa sổ. Con nói như vậy là ổn rồi. Chúng tôi ôm nhau, rồi tôi quay về giường. Khoảng 5h40 sáng, tôi tỉnh dậy, chuẩn bị cho hàng loạt cuộc họp. Tôi rời khỏi nhà mà không kiểm tra hay tạm biệt hai con trai.
Buổi sáng, khi Wiley chưa dậy, vợ tôi đã nghĩ rằng con đang ngủ nướng. Thằng bé rất yêu chiếc giường của mình và cũng hay thích ngủ nướng. Hơn nữa, cả tuần vừa rồi con đã vận động khá nhiều, có lẽ con mệt nên thức dậy muộn. Nhưng rồi khi cảm thấy con ngủ quá lâu, vợ tôi đã đi kiểm tra.
Con lạnh ngắt.
Đội ngũ y tế về sau ước tính con đã mất được ít nhất 8-10 tiếng khi vợ tôi phát hiện, nghĩa là thằng bé ra đi từ đêm.
Những dòng nhật kí của cậu bé Wiley được cha tìm thấy sau khi mất
Nhiều người hỏi làm thế nào để giúp chúng tôi bây giờ. Hãy ôm con bạn. Đừng bị cuốn vào guồng quay công việc. Tôi tin, có nhiều người sẵn sàng thu xếp mọi việc để lên lịch hẹn gặp đối tác nhưng lại không có thời gian cho con! Bài học rút ra từ bi kịch của chúng tôi là đừng bỏ lỡ những điều quan trọng nhất.
Trong lúc tôi viết những dòng này, con trai Oliver đến gần và hỏi xem điện thoại. Thay vì nói "không" như bình thường, tôi dừng viết và đề nghị chơi cùng con. Con ngạc nhiên, vui vẻ trước câu trả lời của tôi và hai bố con kết nối với nhau theo cách mà tôi từng bỏ lỡ. Chính bi kịch xảy ra trước đó đã giúp tôi thay đổi mối quan hệ với cậu con trai hiện tại của mình.
Tôi đã học cách ngừng trì hoãn những gì bọn trẻ muốn làm. Ngày bán công ty, tôi cho mỗi con 100 USD. Hai đứa quyết định dành tiền mua lều cắm trại nhưng rốt cục chúng tôi đã chẳng đi đâu để cắm trại trước khi Wiley mất. Đó cũng là một tiếc nuối nữa của tôi. Thế nên, sau khi hoàn tất thủ tục liên quan đến cái chết của Wiley, điều đầu tiên tôi làm là đưa Jessica và Oliver đi cắm trại gần núi St. Helens.
JR Storment đã hi vọng câu chuyện của mình sẽ khiến những bậc làm cha làm mẹ phải suy nghĩ lại về giá trị đích thực trong đời
Đến chỗ cắm trại, chúng tôi nhận ra mình không đủ tiền mặt để trả phí. Đúng lúc ấy, Jessica vô tình tìm thấy tờ 100 USD của Wiley vẫn còn ở túi. Cuối cùng, thằng bé cũng được tiêu tiền vào chuyến đi của gia đình. Cả nhà chúng tôi đã hét lên: "Cảm ơn anh bạn" để gửi đến con.
Wiley từng rất thích nghe nhạc và nhảy múa. Một năm trước khi sang London, chúng tôi đã nghe một ban nhạc biểu diễn ca khúc Enjoy yourself (It’s later than you think). Ca từ bài hát ấy đến nay vẫn còn quanh quẩn trong đầu tôi:
Bạn làm việc và làm việc từ năm này qua năm khác, lúc nào cũng di chuyển
Bạn không bao giờ nghỉ tay một phút, lúc nào cũng bận rộn
Bạn nói một ngày nào đó, bạn sẽ có niềm vui khi trở thành triệu phú
Nhưng hãy tưởng tượng niềm vui nào bạn có khi ngồi trên chiếc ghế cũ
Hãy tận hưởng đi, đã muộn hơn bạn nghĩ rồi đấy
Hãy tận hưởng đi, khi vẫn còn thanh xuân
Năm tháng trôi qua nhanh như chớp mắt
Hãy tận hưởng đi, đã muộn hơn bạn nghĩ rồi đấy".