Con trai út của Mạnh Trường vừa tròn 1 tháng tuổi, được cả nhà chúc mừng hoành tráng.
Trong phong tục Việt Nam, đầy tháng là dịp quan trọng đánh dấu cột mốc chào đời của một đứa trẻ, đồng thời ra mắt con với ông bà tổ tiên và họ hàng hai bên. Chính vì thế việc tổ chức tiệc đầy tháng, làm mâm cỗ, cúng bái rất được xem trọng.
Vừa qua, vợ chồng nam diễn viên Mạnh Trường vừa tổ chức tiệc đầy tháng cho con trai út. Bữa tiệc quy mô gia đình nhưng được chuẩn bị vô cùng tươm tất và tỉ mỉ, khiến ai nấy đều trầm trồ.
Mâm cúng có tông vàng - cam chủ đạo, với đầy đủ xôi chè, bánh ngọt, trái cây,... trang trí đẹp mắt. Những dĩa xôi được tạo hình bông hoa, bánh hình chú hổ xinh xắn, có cả giỏ hoa, trái cây ngoại nhập và tháp bánh kẹo đẳng cấp. Đặc biệt, nhà Mạnh Trường xếp mâm cỗ theo tầng gọn gàng đẹp mắt, càng làm tăng thêm độ hoành tráng, tạo cảm giác "mâm cao cỗ đầy" trù phú.
Mâm cỗ đầy tháng "5 tầng" nhà Mạnh Trường với vô số món ngon.
Nam diễn viên chuẩn bị 2 bàn cỗ cho quý tử mới chào đời.
Cả gia đình Mạnh Trường gồm vợ chồng, con trai con gái lớn và mẹ vợ đều vui mừng chúc thành viên nhí. Trong đó, chị cả Chíp - cô bé từng được mệnh danh là hot girl nhí của "Bố ơi mình đi đâu thế" lớn phổng phao, ngày càng xinh đẹp và vô cùng ra dáng chị cả.
Chíp càng lớn càng xinh.
Con trai út của Mạnh Trường chào đời vào ngày 22/11 ở một bệnh viện quốc tế tại Hà Nội. Cậu bé được nhận xét là giống bố như khuôn đúc và sẽ trở thành một soái ca trong tương lai. Từ ngày có thêm con nhỏ, Mạnh Trường tất bật làm bố bỉm sữa, vừa phụ giúp vợ chăm con vừa đỡ đần việc nhà. Hơn thế, anh còn chú ý nuôi dạy con gái và con trai lớn.
Khi con trai sợ bị ra rìa vì nhà có thêm thành viên, Mạnh Trường lập tức trấn an con. Anh tâm sự: "Từ ngày em Bi chào đời, anh Bon cứ thắc mắc “Thế bố mẹ có cho con ra rìa không ạ?” Xin thưa Bon bíu là anh cứ yên tâm pha sữa thật ngon cho em Bi, học hành thật tốt thì gì bố cũng thưởng. Kể cả khi chưa có em Bi thì Trường và bà xã vẫn luôn quan tâm sát sao đến của các con, để đảm bảo các con luôn được chăm sóc và giáo dục đồng đều".
Gia đình Mạnh Trường thêm trọn vẹn khi có thêm con nhỏ.
Các lễ vật cần chuẩn bị cúng đầy tháng cho con Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, một đứa trẻ sinh ra sẽ được trông nom và chăn sóc của 12 bà Mụ. Vì vậy, lễ vật đầu tiên mà các mẹ cần chuẩn bị đó là 12 bát chè nhỏ và 3 bát chè lớn. Ngoài ra các mẹ cần chuẩn bị thêm một số lễ vật khác để cúng Đức ông và ba Đức thầy bao gồm: 1 đĩa xôi lớn, 12 địa xôi nhỏ 3 bát cháo nhỏ, 1 bát cháo lớn 13 cái bánh tráng nướng 1 con gà luộc hoặc 1 con vịt 1 mâm hoa quả 1 mâm cơm (cá, thịt luộc, canh, đồ xào và cơm 1 bình hoa Trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, thìa 1 đôi đũa được vót ngược đầu và có bông ở trên đầu đũa Bên cạnh đó, các mẹ cần phải chuẩn bị thêm các loại gai khác nhau tùy theo giới tính của trẻ, đối với con gái là 9 còn con trai là 7 và đem chúng bỏ vào một chiếc nôi sạch để nấu chung với chiếc đinh hoặc mộ mảnh thép đã được nung đỏ. Bên cạnh đó, bạn còn phải chuẩn bị sẵn những loại gai khác nhau, số lượng tùy vào giới tính của đứa trẻ (con trai 7, con gái 9) và nấu chúng trong một chiếc nồi sạch chung với chiếc đinh hoặc một mảnh thép đã được nướng đỏ. Cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng cho con Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ những lễ vật thì các mẹ cũng cần quan tâm đến cách sắp đặt mâm cúng đầy tháng cho con sao cho đúng. Theo tục lệ của ông cha ta, cách bày mâm lễ cúng chính xác cần chia thành 2 mâm. Một mâm để trên và một mâm để dưới sao cho khoảng cách giữa mâm trên và mâm dưới cách nhau không quá 10 cm. Cách đặt mâm cúng cũng phải tuân theo nguyên thắc, mà cụ thể nguyên tắc ở đây là “Đông bình Tây quả” tức là phía Đông là vị trí để đặt bình hoa còn phía Tây là vị trí đặt lễ vật. Bài cúng đầy tháng cho con Bài cúng đầy tháng cho con là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cầu nguyện cho đứa con củ mình được khỏe mạnh. Người xưa tin rằng, mỗi một đứa trẻ khỏe mạnh ra đời là công lao rất lớn của bà Mụ, người được cho là có công nặn và giúp mẹ tròn con vuông. Trên hết, đây còn là nghi thức để ra mắt một thành viên mới trong gia đình với họ hàng, bà con trong dòng tộc. Nghi thức thắp hương và khấn Sau khi đã sắp đầy đủ các lễ vật, một người lớn đại diện trong họ sẽ thắm hương và khấn: “Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (năm)… ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị Mụ bà và tam Đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”. Nghi lễ cúng đầy tháng cho con là một nét văn hóa truyền thống độc đáo được lưu truyền từ đời này qua đời khác với mong muốn đứa trẻ của mình được không lớn, khỏe mạnh đồng thời cũng thể hiện tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. |