Tháng nào chồng cũng chuyển hết lương 60 triệu nhưng vợ vẫn không hài lòng, muốn ly hôn

Chi Chi - Ngày 11/11/2023 14:30 PM (GMT+7)

Có những tháng lương tăng lên đến 70 triệu, anh cũng đưa hết cho tôi mà không giữ lại đồng nào.

Tôi năm nay 35 tuổi, có 1 cô con gái 7 tuổi và một em bé 17 tháng tuổi. Sau khi nghỉ thai sản và cho con thứ đi học tôi cũng đi xin việc để làm thêm nhưng lương bập bõm không nhiều, trung bình chỉ dưới 10 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên tôi cũng không cố gắng muốn làm nhiều vì thời gian còn lại muốn dành cho các con, nội trợ và dạy các bé học. Chuyện kinh tế tôi cũng không quá lo lắng vì chồng tôi cáng đáng được, công việc anh ổn định, đã ở một vị trí cao với mức lương trung bình cũng 60 triệu/tháng, có tháng tới 70 triệu.

Chồng tôi lương cao nhưng không ham mê vào những thói hư tật xấu của đàn ông như cờ bạc, gái gú... mà chỉ thỉnh thoảng vài bữa đi nhậu với bạn bè thôi. Thế nhưng tôi vẫn không cảm thấy hài lòng về anh và đã suy nghĩ đến việc ly hôn.

Theo đó anh kiếm ra tiền nhưng không tiêu hoang, không thói hư tật xấu và tháng nào nhận lương cũng chuyển khoản hết cho vợ chi tiêu các công việc nhà, chỉ giữ lại vài trăm hoặc 1 triệu để chè thuốc. Thỉnh thoảng đi tụ tập bạn bè thì xin thêm vợ. Anh đối đãi với họ hàng hai bên rất tốt, được nhiều người quý mến. Kể ra để thấy được mặt tốt của anh không ai có thể chê được. Thế nhưng trong vai trò làm chồng, làm cha của các con thì lại khiến tôi vô cùng đau đầu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Theo đó mỗi khi đi làm về tới nhà anh chỉ dành thời gian để dùng điện thoại. Nếu như dùng điện thoại máy tính để phục vụ cho công việc thì tôi cũng không dám cản nhưng đây anh hầu hết dùng điện thoại để giải trí khi ở nhà. Lúc thì lướt Tik Tok, lúc thì lướt facebook, lúc thì lại chơi game mà chưa bao giờ biết phụ tôi việc nhà. Từ chuyện nhà cửa, cơm nước, con cái cho đến từng cái quần áo bẩn của anh cũng đều là tôi dọn dẹp.

Không phụ giúp vợ việc nhà anh cũng chưa bao giờ dành thời gian cho các con quá 10 phút một ngày. Mỗi khi các con chơi ở phòng khách thì anh luôn trốn vào trong phòng riêng để dùng điện thoại. Khi các con muốn bố chơi cùng thì anh đều từ chối và bắt các con ra với mẹ, thậm chí còn mắng chửi tôi không biết dạy con cái để chúng làm phiền tới bố.

- Anh đi làm cả ngày đã rất mệt rồi về nhà chỉ muốn có không gian thư giãn của riêng mình thôi mà cũng không được. Bọn trẻ quá phiền phức và anh không thể chơi với chúng nó được.

Thậm chí có những lúc tôi bận rộn và muốn nhờ anh trông con dùm thì anh cứ tỏ ra khó chịu và như trông con cho người khác vậy, giục tôi nhanh nhanh chóng chóng hoàn thành công việc để anh bàn giao con. Có những lúc tôi vừa đi vệ sinh vừa ôm con, trong khi đó anh nằm chềnh ềnh ra phòng khách nghịch điện thoại mà quyết không giữ con cho tôi đi vệ sinh.

Anh còn là một ông bố rất tồi khi thường xuyên không giữ lời hứa với con gái lớn. Chẳng hạn như con bé thì tha thiết được bố dẫn đi chơi cuối tuần, lúc vui lên thì anh nhận lời nhưng đến cuối tuần lại nằm ườn ra nhà để chơi mà nói con bé hãy tự chơi một mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một lần trường của con gái tổ chức lễ hội, các học sinh phải mời bố hoặc mẹ tới trường để cùng tham gia, trong khi anh đã nhận sẽ đi nên tôi cũng không để ý nữa. Thế nhưng khi chuẩn bị đến giờ đi, anh lại đi nhậu với bạn bè mà không báo gì với tôi cả. Dẫn đến việc các bạn học đều có bố mẹ tham dự lễ hội còn con gái tôi thì không. Mãi cho đến khi cô giáo điện thoại tôi mới biết và cũng đã quá muộn rồi nên không biết phải xử trí ra sao. Thành ra con bé trở về nhà với gương mặt ủ rũ và buồn mất mấy ngày liền.

Sống với nhau đã nhiều năm, tôi đã chịu đựng được hết những tính xấu của chồng nhưng nhiều lúc cho qua chỉ vì các con. Tuy nhiên khi các con càng lớn nhưng bố thì mãi không thay đổi, tôi lại cảm thấy thương các con nhiều hơn. Nhiều lần trao đổi với anh nhưng chúng tôi chỉ toàn cãi nhau, anh không thể thực hiện được, tôi đã nghĩ đến chuyện ly hôn vì sợ với những tính cách xấu này của anh sẽ làm ảnh hưởng đến sự trưởng thành của các con.

Thế nhưng người ngoài đâu thể biết được những khóc khuất làm chồng làm cha khiếm khuyết của anh, thấy tôi nói chuyện ly hôn người chồng vừa nhiều tiền vừa ngoan ai cũng cản....

Tâm sự từ độc giả quyvui...

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng, trong những năm tháng đầu đời, trẻ được tiếp xúc, nuôi dạy và chơi cùng bố nhiều hơn thì chỉ số IQ của trẻ sẽ cao hơn, thông minh hơn.

Bên cạnh đó, tính cách, lối sống, thói quen của người bố cũng tác động lớn đến cuộc đời của đứa trẻ về sau. Nếu trẻ được nuôi dạy bởi những ông bố tốt, tương lai sẽ rộng mở, tươi sáng. Ngược lại, khi bố không làm gương được cho con, không có cách nuôi dạy con đúng đắn, tương lai của con có thể trở nên u tối.

Các chuyên gia cũng cho biết, 5 kiểu ông bố dưới đây có tác động xấu đến trẻ, bố mẹ nên biết sớm để tránh ảnh hưởng đến phát triển nhân cách và tương lai sau này của trẻ. 

Tháng nào chồng cũng chuyển hết lương 60 triệu nhưng vợ vẫn không hài lòng, muốn ly hôn - 3

Hay cãi nhau với mẹ

Với con cái, bố là người đàn ông mạnh mẽ, là chỗ dựa cho mẹ, có thể bảo vệ đứa trẻ. Vì vậy, một ông bố biết yêu chiều, quan tâm mẹ sẽ làm đứa trẻ cảm nhận được tình yêu và sự ấm áp của bố. Ngược lại, người bố chỉ biết cãi nhau với mẹ, điều này sẽ làm con sợ hãi, cảm thấy bất ổn về tình cảm.

Các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em sống trong môi trường gia đình xung đột có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng và sự lo lắng, và có thể gặp khó khăn trong việc hình thành quan hệ xã hội và tình cảm với người khác.

Tháng nào chồng cũng chuyển hết lương 60 triệu nhưng vợ vẫn không hài lòng, muốn ly hôn - 4

Không giữ lời hứa

Lời hứa đối với người lớn nó có thể không quan trọng nhưng đối với một đứa trẻ là vô cùng quan trọng. Nếu bố không giữ lời hứa (đưa con đi chơi, hoặc hứa việc gì đó rồi chỉ làm cho có lệ) dẫn đến đánh mất sự tin tưởng trong lòng con.

Sự thất hứa liên tục đó của bố vô tình phát triển thành một thói quen xấu trong mắt con, trẻ có thể cảm thấy bị tổn thương thất vọng, và mất niềm tin vào bố. Điều này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bố con và cảm giác an toàn của trẻ trong các mối quan hệ về sau.

Tháng nào chồng cũng chuyển hết lương 60 triệu nhưng vợ vẫn không hài lòng, muốn ly hôn - 5

Thường xuyên bạo lực

Nếu người bố thường xuyên bạo lực, cáu gắt thì đứa trẻ sẽ rụt rè nhưng lại rụt rè trong sợ hãi. Điều này càng đáng sợ hơn và không có lợi đối với việc phát triển sự tự tin cho con, thậm chí có thể tổn thương nghiêm trọng đến tâm lý của con.

Ngoài ra, nếu bố là người bạo lực, trẻ cũng có thể phát triển những quan điểm sai lầm về sự bạo lực, chấp nhận và lặp lại hành vi bạo lực khi trưởng thành. Trẻ có thể học được cách giải quyết mâu thuẫn bằng cách sử dụng bạo lực thay vì các phương pháp giải quyết mâu thuẫn khác.

Tháng nào chồng cũng chuyển hết lương 60 triệu nhưng vợ vẫn không hài lòng, muốn ly hôn - 6

Chỉ chăm chăm nhìn vào điện thoại

Hiện nay, không ít các ông bố sau thời gian làm việc trở về nhà thì không dành thời gian cho con cái, thay vào đó các ông bố luôn kè kè chiếc điện thoại bên mình. Nếu bố không dành thời gian cho con, trẻ có thể cảm thấy bị bỏ rơi, cô đơn, và không được quan tâm.

Điều này có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, lo âu, và tự ti ở trẻ. Ngoài ra, nếu bố không chăm sóc và giám sát con, trẻ có thể không được hướng dẫn và giáo dục đúng cách, dẫn đến hành vi không phù hợp và khó khăn trong việc hình thành quan hệ xã hội.

Tháng nào chồng cũng chuyển hết lương 60 triệu nhưng vợ vẫn không hài lòng, muốn ly hôn - 7

Có nhiều thói quen xấu, hay hút thuốc lá

Trên thực tế có thể thấy, rất nhiều trường hợp bố hút thuốc nhưng con nhỏ là người gánh chịu hậu quả đầu tiên và những nguy cơ tiềm ẩn khác như viêm phế quản, viêm phổi, tăng tỷ lệ mắc bệnh về hô hấp, bệnh hen suyễn,..

Nếu bố hút thuốc lá, trẻ có thể học được một thói quen không tốt và có thể muốn thử và sử dụng thuốc lá khi trưởng thành. Điều này có thể dẫn đến việc trẻ phát triển thói quen hút thuốc lá và các hành vi khác có hại cho sức khỏe.

Con trai tối nào cũng ra sau vườn nhà rất lâu, một lần lén đi theo tôi mất ngủ cả đêm
Phát hiện bí mật của con trai, cả đêm đó tôi không sao chợp mắt được vì hối hận.

Tâm sự mẹ bỉm

Theo Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm