Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người mẹ chớ nên chủ quan

Linh San - Ngày 20/05/2022 15:18 PM (GMT+7)

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người là biểu hiện của những bệnh về da thường gặp như bị dị ứng thời tiết, mề đay, viêm da tiếp xúc... Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu của cơ thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của trẻ.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là như thế nào?

Nổi mẩn đỏ giống như muỗi đốt là tình trạng da xuất hiện những sẩn cục màu đỏ hoặc hồng, cũng có thể có màu tương tự giống như vùng da lành nhưng thường có xu hướng nổi cộm, sờ vào thấy cứng và chắc. Đi kèm với những biểu hiện này là cảm giác ngứa ngáy từ âm ỉ đến nóng rát, dữ dội giống như bị châm chích.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người. (Ảnh minh họa)

Thông thường, hiện tượng nổi mẩn đỏ sẽ có thể khu trú tại một số vùng da như tay, lưng, chân hoặc mặt. Một số trẻ nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở bụng và lan tỏa khắp người, dẫn đến khó chịu, ngứa ngáy, bứt rứt không yên.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người nguyên nhân do đâu?

Do mề đay

Mề đay hay còn được gọi là mày đay, là bệnh da liễu phổ biến. Trẻ bị nổi mẩn đỏ như mề đay thực chất là do phản ứng viêm của mao mạch trung bì từ phản ứng giữa tác nhân nội sinh- ngoại sinh. Điển hình nhất là da bị sẩn cục, cứng chắc kèm theo nóng rát và ngứa ngáy thoáng qua.

Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở trẻ. Mề đay xuất hiện là do các yếu tố như rối loạn nội tiết, suy nhược, stress, xúc động mạnh hoặc nhiệt độ quá cao (quá thấp), dùng thuốc.

Do dị ứng thời tiết

Là tình trạng mà hệ miễn dịch phản ứng quá mức với sự thay đổi của thời tiết như không khí, nhiệt độ, gió, độ ẩm... Tình trạng này sẽ bùng phát khi chuyển mùa (từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng) và mùa có nhiều phấn hoa.

Triệu chứng do dị ứng thời tiết là da mẩn đỏ khắp người, nhất là vùng da hở như cổ, mặt, chân, tay và dần dần lan toàn thân kèm theo cảm giác ngứa ngáy âm ỉ đến dữ dội. Ngoài bị nổi mẩn đỏ ở da, dị ứng thời tiết còn khiến trẻ đỏ mắt, chảy nước mắt, sổ mũi, ngứa mũi hoặc cảm thấy uể oải, mệt mỏi.

Do viêm da tiếp xúc

Thường liên quan đến các yếu tố kích ứng như xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa có độ kiềm cao, ma sát hoặc kim loại nặng. Tổn thương do viêm da tiếp xúc thường khu trú tại phạm vi nhỏ. Tuy nhiên, với những trẻ có cơ địa nhạy cảm, viêm da tiếp xúc sẽ lan dần trên diện rộng và bùng phát toàn thân.

Viêm da tiếp xúc có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa như muỗi đốt. (Ảnh minh họa)

Viêm da tiếp xúc có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn ngứa như muỗi đốt. (Ảnh minh họa)

Vùng da lành sẽ nổi mẩn như muỗi đốt với màu đỏ hoặc hồng. Nếu do nọc độc côn trùng, hóa chất, mủ thực vật, có thể xuất hiện thêm vết lở loét, mụn nước, mụn mủ.

Do dị ứng với thành phần của thuốc

Một số loại thuốc có thể có chứa thành phần dị ứng với trẻ (bao gồm cả thuốc bôi và thuốc tiêm). Những trường hợp nhẹ, da có thể nổi mẩn đỏ trong thời gian ngắn nhưng những trường hợp nghiêm trọng có thể gây nên những triệu chứng như phù Quincke, đỏ da toàn thân, khó thở nghẹn cổ họng, hồng ban,...Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường này cần phải báo ngay với bác sĩ.

Dị ứng với thành phần trong thức ăn

Xuất hiện khi hệ miễn dịch của cơ thể xem protein trong thực phẩm là dị nguyên và đối kháng bằng việc tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương. Kết quả là những thành phần trung gian, phóng thích histamin được hoạt hóa vào cơ quan hô hấp, tiêu hóa và da.

Dị ứng thức ăn có nhiều biểu hiện khác nhau, thường gặp nhất là các triệu chứng như ngứa cổ họng, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chảy nước mắt, ngứa mũi, nổi mẩn đỏ trên da như muỗi cắn. Một số loại thực phẩm gây nguy cơ dị ứng da ở trẻ nhỏ như sữa bò, hải sản, đậu phộng, lòng trắng trứng...

Do phát ban da

Phát ban da có thể xuất hiện những mảng nổi cộm có đốm hồng hoặc đỏ, gây ngứa, đôi khi cũng đi kèm với cảm giác nóng rát, châm chích. Tình trạng phát ban xuất hiện chủ yếu là do bị nhiễm trùng (cảm cúm, cảm lạnh, viêm họng, sởi), nhiệt độ cao hoặc chịu ma sát quá mức, thường phổ biến ở trẻ dưới 7 tuổi.

Ngoài những nguyên trên, trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn như rối loạn chức năng gan (nóng gan), nhiễm giun sán, rối loạn tuyến giáp, nổi mề đay do nhiễm HIV... Nếu nghi ngờ trẻ có những bệnh ít gặp hơn, phụ huynh nên cho trẻ đi thăm khám trong thời gian sớm nhất.

Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có nguy hiểm không?

Trong trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ do các bệnh da liễu thông thường như rôm rảy, dị ứng thời tiết, vết đốt côn trùng...những tổn thương ngoài da có thể tự khỏi hoặc biến mất ngay nếu trẻ được chăm sóc tốt.

Trẻ bị mẩn đỏ như muỗi đốt, mẹ không nên chủ quan. (Ảnh minh họa)

Trẻ bị mẩn đỏ như muỗi đốt, mẹ không nên chủ quan. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nếu đó là các triệu chứng của các bệnh lý tiềm ẩn hoặc bệnh truyền nhiễm như sốt phát ban, chân tay miệng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời. Với những trường hợp lơ là trong việc chữa trị, có thể gây nên những biến chứng nặng nề làm ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe tổng thể của bé.

Cách điều trị cho trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người

Cách xử lý tạm thời

- Thực hiện chườm mát: Là biện pháp làm giảm nóng rát và ngứa ngáy dễ thực hiện nhất. Mẹ hãy lấy khăn mát đắp lên vùng da bị nổi mẩn đỏ của trẻ để giảm cảm giác khó chịu.

- Dùng tinh dầu bạc hà: Với trường hợp trẻ bị ngứa ngáy nhiều, mẹ có thể thêm tinh dầu bạc hà vào trong nước tắm. Hoạt chất menthol trong lá bạc hà tươi có công dụng giúp làm giảm ngứa ngáy, nóng rát rõ rệt.

- Dùng lá chè xanh: Có công dụng giúp chống ngứa, tiêu viêm. Ngoài ra, nhờ có thành phần vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa của lá chè xanh còn có tác dụng nuôi dưỡng da, làm giảm ngứa, tiêu mẩn đỏ.

Sử dụng thuốc

Trong trường hợp trẻ bị dị ứng nặng, bác sĩ có thể sẽ kê cho bé các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi theo toa. Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được chỉ định, phụ huynh không nên tự ý mua và cho bé sử dụng.

Khi các triệu chứng kéo dài, cha mẹ nên chủ động đưa bé đi thăm khám để được chẩn đoán bệnh lý và can thiệp các phương pháp điều trị phù hợp.

Những điều cha mẹ cần lưu ý

- Thường xuyên đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể bé, đặc biệt là sau mỗi lần ăn uống.

- Đảm bảo giữ cho không gian sinh hoạt của bé gọn gàng, thoáng mát.

- Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, mẹ nên tránh để bé dùng móng tay để gãi hoặc cào xước các nốt mẩn đỏ vì có thể làm nhiễm trùng thêm.

- Cho trẻ đi thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa là bị làm sao, xử lý thế nào?
Bé bị nổi mẩn đỏ khắp người và ngứa có thể là bị viêm da dị ứng, nổi mề đay, nấm da, dị ứng thuốc, nhiễm giun sán hay do các bệnh về gan, mật cần đặc...

Nổi mề đay - mẩn ngứa

Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách