Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không?

Linh San - Ngày 05/08/2022 15:47 PM (GMT+7)

Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không? Sốt vốn là phản ứng bình thường của cơ thể trẻ trước sự nhiễm khuẩn nào đó. Vào mùa hè, việc sử dụng điều hòa để giúp trẻ hạ nhiệt thường được nhiều cha mẹ áp dụng. Tuy nhiên, liệu điều này có nên không?

Sử dụng điều hòa giữa thời tiết nắng nóng kéo dài được nhiều gia đình ưu tiên cho trẻ. Mặc dù vậy, khi quá lạm dụng điều hòa dễ khiến trẻ gặp phải một số bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản, đau họng...hoặc bị hen suyễn nếu trẻ từng có cơ địa.

Đặc biệt, khi sử dụng điều hòa không đúng cách có thể làm cho bé bị khô hô hấp dẫn đến tình trạng khó thở, sốt, các bệnh về tiêu chảy…

Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không? (Ảnh minh họa)

Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không? (Ảnh minh họa)

Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không?

Trẻ sốt nên nằm điều hòa hay máy lạnh? Thực tế, điều hòa và máy lạnh đều cùng một khái niệm. Vì thế, cha mẹ không cần băn khoăn đến vấn đề này. Việc quan tâm chính là có nên cho trẻ bị sốt nằm điều hòa (máy lạnh) hay không?

Theo các bác sĩ, khi trẻ bị sốt, bé vẫn có thể nằm điều hòa bình thường vì điều hòa sẽ giúp mang đến không khí dễ chịu, mát mẻ cho bé. Tuy nhiên, tùy theo từng trường hợp trẻ sốt như thế nào, cha mẹ mới có thể dùng điều hòa là vấn đề cần lưu ý. Chẳng hạn trong trường hợp trẻ bị sốt siêu vi, cha mẹ cần hạn chế tối đa việc bé sử dụng điều hòa.

Nguyên nhân là do nếu sử dụng điều hòa, không khí trong phòng luôn kín làm cho virus dễ dàng luân chuyển đến những vị trí trong phòng nhờ gió điều hòa khiến cho nguy cơ lây nhiễm nhanh hơn.

Không những thế, đặc tính của loại virus siêu vi là rất dễ tồn tại ở môi trường lạnh. Do vậy, việc để bé nằm trong môi trường lạnh của điều hòa không chỉ làm bé lâu khỏi bệnh hơn mà còn có thể khiến bé bị ho, lây nhiễm lạnh, sốc nhiệt. Ngoài ra, việc nằm điều hòa cũng khiến cho không khí bị khô hơn và bé dễ bị mất nước hơn.

Tùy từng trường hợp sốt mà cha mẹ có thể cho bé dùng điều hòa, máy lạnh. (Ảnh minh họa)

Tùy từng trường hợp sốt mà cha mẹ có thể cho bé dùng điều hòa, máy lạnh. (Ảnh minh họa)

Nguyên tắc khi cho trẻ bị sốt nằm điều hòa

Luôn luôn đảm bảo nhiệt độ điều hòa (máy lạnh) phù hợp

Không giống như thân nhiệt của người lớn, thân nhiệt của trẻ dưới 3 tuổi vẫn chưa hoàn thiết. Nếu người lớn thấy nhiệt độ phòng là vừa phải với mình thì trẻ có thể đang bị lạnh. Vì thế, cha mẹ cần phải lưu ý chỉ nên chỉnh điều hòa ở mức nhiệt khoảng 27-29 độ C là thích hợp nhất với trẻ.

Cha mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp với trẻ. (Ảnh minh họa)

Cha mẹ cần điều chỉnh nhiệt độ điều hòa phù hợp với trẻ. (Ảnh minh họa)

Không nên bật điều hòa cả ngày

Bật điều hòa cả ngày sẽ khiến cho không khí bị tù đọng trong phòng và không tốt cho trẻ. Tốt hơn hết, mỗi ngày cha mẹ nên tắt điều hòa tối thiểu khoảng 2 lần và mở cửa cửa phòng, dùng quạt để xua hết không khí bị tù đọng ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, việc mở cửa cũng giúp đưa ánh nắng tự nhiên vào trong phòng giúp không khí được lưu thông và trẻ cảm thấy dễ chịu hơn khi bị sốt.

Mở cửa trước 3 phút sau khi tắt điều hòa

Sự chênh lệch giữa nhiệt độ bên trong và bên ngoài vào mùa hè là rất lớn, có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Vì thế, mỗi khi muốn đưa bé ra ngoài chơi, cha mẹ cần phải mở cửa trước khoảng 3 phút, cho bé đứng gần cửa để khi ra ngoài bé không bị sốc nhiệt.

Không để chỗ ngủ của trẻ bị gió điều hòa thổi thẳng vào

Không chỉ gió điều hòa mà ngay cả gió quạt cũng cần tránh thổi thẳng vào mặt, đầu...của trẻ, tránh trường hợp trẻ bị viêm mũi, viêm phổi, viêm phế quản, đau họng... Vì vậy, tốt hơn hết, phụ huynh cần phải để điều hòa ở trên cao, không hướng cánh cửa gió của điều hòa vào phía trẻ nằm và không nên đặt tốc độ gió quá mạnh.

Không nên đặt trẻ tại nơi điều hòa thổi thẳng vào. (Ảnh minh họa)

Không nên đặt trẻ tại nơi điều hòa thổi thẳng vào. (Ảnh minh họa)

Vệ sinh phòng trẻ nằm và máy lạnh

Thông thường, sau một thời gian sử dụng, người dùng cần phải vệ sinh sạch sẽ, bơm ga và làm sạch bụi ở tấm lưới lọc...để tránh vi khuẩn, nấm mốc hoặc mầm bệnh đang lưu trú trong máy, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé. Ngoài ra, cha mẹ cần phải thường xuyên vệ sinh phòng để loại bỏ mầm bệnh. Nên lắp quạt thông gió để không khí trong phòng được lưu thông.

Cúm A ở trẻ em sốt bao lâu thì khỏi?
Cúm A ở trẻ em sốt bao lâu thì khỏi? Là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Do đặc điểm khí hậu nóng ẩm gió mùa của Việt Nam nên trẻ thường rất dễ mắc...

Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp

Theo Linh San Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp