Sốt siêu vi và những điều cần lưu ý

Sốt siêu vi là một căn bệnh phổ biến có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ em. Người bệnh cần thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, cách ly, tránh đến nơi đông người để hạn chế nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Tổng quan

Sốt siêu vi là một bệnh lý do nhiễm siêu vi gây ra. Trung bình người trưởng thành có thể bị sốt siêu vi từ 2 đến 3 lần mỗi năm, trẻ em có thể bị nhiều hơn khoảng 5 đến 6 lần trong năm. Đây là một bệnh lý cấp tính, đa số tự giới hạn trong vòng 2 tuần. Thường chỉ cần điều trị triệu chứng tại nhà và bệnh thường tự hết hoàn toàn.

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp bệnh có thể diễn tiến nặng trên một số người bệnh có bệnh lý mạn tính (đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư, suy giảm miễn dịch….) hay một số đối tượng đặc biệt (người lớn tuổi, trẻ nhỏ, béo phì, có thai…) do các biến chứng gây ra do sốt siêu vi và cần điều trị tích cực tại bệnh viện.

Nguyên nhân

Sốt siêu vi hay còn được gọi với tên khác là sốt virus. Có hơn 200 loại siêu vi khác nhau có thể là nguyên nhân gây nên sốt siêu vi, chúng được chia thành nhiều họ khác nhau trong đó phổ biến nhất có thể kể đến các họ như Rhinovirus, Adenovirus, Coronavirus, Enterovirus, Influenza virus (virus cúm). Thường khó phân biệt loại virus bị nhiễm do biểu hiện lâm sàng tương tự nhau, chỉ khác nhau ở một vài đặc điểm nhỏ về lâm sàng. Nhóm gây bệnh phổ biến nhất là nhóm Rhinovirus chiếm khoảng 50% số trường hợp sốt siêu vi với những đặc điểm triệu chứng liên quan đến đường hô hấp trên như ho, sổ mũi, chảy nước mũi. Nhóm thường gặp thứ 2 là nhóm  virus corona chiếm 15% các trường hợp, COVID-19 chỉ là một chủng trong họ này. Nhóm lớn thứ 3 thường gặp là nhóm Influenza virus chiếm khoảng 10%.

Ở các quốc gia thuộc vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, virus tồn tại ở tất cả các thời điểm trong năm chứ không chỉ riêng mùa lạnh hay thời điểm giao mùa. Sốt siêu vi là bệnh lý thường gặp tại khoa cấp cứu và các phòng khám ngoại trú. Đây là một bệnh lý có tính lây nhiễm cao, do đó việc phòng ngừa sốt siêu vi cần được chú trọng thường xuyên, liên tục nhất là trong mùa lạnh hay lúc giao mùa vì những sự thay đổi của thời tiết có thể làm cơ thể suy yếu giúp siêu vi dễ dàng tấn công và gây bệnh hơn.

Biểu hiện

Khi virus xâm nhập vào cơ thể, sau một thời gian ủ bệnh sẽ nhân đến một mức độ đủ cao để gây biểu hiện ra bên ngoài. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, hầu hết trong số đó không nguy hiểm và tự hồi phục, nhưng một số có thể bị bội nhiễm nếu không được điều trị đúng cách và dứt điểm.

Biểu hiện của bệnh đa dạng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nhưng thường là ho. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, triệu chứng ngày càng nặng. Bệnh nhân sốt từ 38ºC– 39ºC, thậm chí 40ºC– 41ºC. Khi hết sốt chưa được vài giờ thì lại tiếp tục sốt. Trong nhiều trường hợp các thuốc hạ sốt thông thường cũng không có tác dụng. Đau đầu biểu hiện rõ nhất ở người lớn. Trẻ em có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã, toàn thân đau nhức (trẻ nhỏ có thể sẽ quấy khóc). Trong và sau khi sốt người bệnh sẽ ho, hắt hơi, chảy nước mũi, họng đỏ… (đây là các biểu hiện của viêm đường hô hấp). Bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, không có máu, chất nhầy), có thể có viêm kết mạc mắt (kèm theo sốt, nôn, bệnh nhân sốt virut cũng có thể có biểu hiện của viêm kết mạc mắt, làm mắt đỏ, chảy nước, người mệt mỏi, uể oả..), phát ban...

Đau cơ thể và mệt mỏi có thể không tương xứng với mức độ sốt, kèm theo đó tuyến bạch huyết bị sưng phồng lên. Bệnh thường tự thoái lui nhưng sự mệt mỏi và ho có thể kéo dài một vài tuần.

Các giai đoạn bệnh

Sốt siêu vi thường diễn tiến qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn nhiễm bệnh (ngày 1):  Nhiễm siêu vi chưa có triệu chứng.

- Giai đoạn ủ bệnh (ngày 2- 4): Virus sinh sôi, thời kỳ này đã có khả năng gây bệnh.

- Toàn phát (ngày 5-9): Thời kỳ lây bệnh.

Triệu chứng của sốt siêu vi xảy ra đột ngột bao gồm sốt 38-410C.  Đa số trường hợp sốt trên 38.50C đi kèm với các triệu chứng về đường hô hấp như đau họng, ngạt mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy mũi nước, ho khan.

Các triệu chứng toàn thân bao gồm đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, ói, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ. Triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt người lớn tuổi thường có dấu hiệu không điển hình như sốt nhẹ, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, chóng mặt, đi lại yếu. Trẻ em sốt cao, bỏ ăn, bỏ bú, ít hoạt động hơn ngày thường.

- Giai đoạn hồi phục (ngày 10-14): Hết sốt, ăn uống ngon miệng. Hồi phục hoàn toàn trong các trường hợp bệnh nhẹ và không có biến chứng.

Đối tượng nguy cơ

Ai trong chúng ta đều có nguy cơ mắc sốt siêu vi, dù là trẻ hay già, ở bất cứ cơ địa nào. Câu hỏi được đặt ra là sốt siêu vi ở nhóm đối tượng nào thường xuất hiện triệu chứng nặng và biến chứng nguy hiểm?

Các biến chứng thường gặp của sốt siêu vi là viêm phổi do virus hay do bội nhiễm vi trùng thường gây tử vong nhiều nhất. Các biến chứng khác bao gồm viêm não, màng não, viêm cơ gây hủy cơ và suy thận cấp. Ngoài ra bệnh còn làm nặng lên các bệnh mạn tính có sẵn của người bệnh. Dấu hiệu nặng thường gặp nhất là khó thở, đau ngực, đau bụng, ói nhiều, thay đổi ý thức…

Các cơ địa đặt biệt như trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, phụ nữ có thai và người trên 65 tuổi có các bệnh kèm theo như suy tim, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen, suy giảm miễn dịch, béo phì, đái tháo đường, ung thư, HIV… thường dễ bị các biến chứng do sốt siêu vi. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Bất ổn từ yếu tố môi trường

Virus lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp như ho, hắt hơi, tiếp xúc gần trong phạm vi 2 mét. Qua bề mặt như bắt tay, chạm tay vào các bề mặt có nhiễm virus như nắm cửa, quầy hàng, tay vịn cầu thang, điện thoại…

Sốt siêu vi là một bệnh lây nhiễm có liên quan đến virus và sự lây truyền do đó nguy cơ nhiễm bệnh của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào khả năng đề kháng của cơ thể mà còn phụ thuộc vào mức độ, nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh của cơ thể. Trong môi trường kín, thời gian tiếp xúc nguồn lây khoảng 30 tiếng trong vòng 2 ngày khả năng bị lây bệnh khoảng 25%. Nếu cơ thể khỏe mạnh, môi trường thông thoáng, dùng các biện pháp bảo vệ phù hợp như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên… sẽ là giảm nguy cơ lây bệnh xuống thấp hơn rất nhiều lần.

Một số môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao như khu vực tập trung đông người, môi trường kín không khí lưu thông kém hoặc môi trường có nguy cơ xuất hiện nguồn bệnh cao như bệnh viện thì khả năng xuất hiện mầm bệnh cũng như nguy cơ lây nhiễm cũng cao hơn, do đó cần phải chú trọng hơn công tác phòng, chống bệnh tại các môi trường này. Với người có dấu hiệu bệnh thì cần hạn chế đi đến nơi đông người, tiếp xúc người trong khoảng cách gần… để hạn chế lây nhiễm cho người khác.

Sốt siêu vi là một bệnh phổ biến và tự giới hạn. Điều trị các triệu chứng của bệnh là chủ yếu. Cần nhập viện khi có dấu hiệu nặng. Áp dụng các biện pháp như rửa tay, đeo khẩu trang và cách ly đúng cách giúp phòng bệnh hiệu quả.

Biến chứng

Phần lớn các ca sốt virus là lành tính, thường sẽ khỏi hẳn sau 7 - 10 ngày từ khi sốt. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, sốt virus có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Viêm phổi: là biến chứng nặng của bệnh sốt virus người lớn, khi bị viêm phổi thì con đường lây nhiễm của virus trở nên dễ dàng hơn. Có thể tạo thành dịch lây lan rộng rãi và khó kiểm soát.

Viêm thanh quản: Thanh quản của người bệnh có thể sưng phù lên, chèn hẹp thanh quản, gây khó thở, thở rít, thậm chí gây thiếu oxy cho cơ thể. Trường hợp này cần được hỗ trợ thở bằng bình oxy.

Viêm cơ tim, loạn nhịp và ngừng tim: Sau khi hết sốt có trường hợp bị biến chứng, cơ thể vẫn mệt mỏi. Xuất hiện những cơn đau ở tim do viêm cơ tim. Nhịp tim ở người bệnh đập loạn, thậm chí là ngừng tim gây ngất lịm.

Biến chứng ở não: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của sốt virus ở người lớn. Thường thì biến chứng này dễ xảy ra ở trẻ nhỏ hơn. Biểu hiện của biến chứng ở não là gây co giật, hôn mê sâu. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề sau này.

Điều trị

Bệnh sốt virus có thể tự khỏi sau 1-2 tuần. Nhưng bệnh thường có biểu hiện sốt nên cần điều trị, nhất là ở trẻ em.

Điều đầu tiên cần lưu tâm khi bị sốt đó là uống nhiều nước, ở trẻ còn bú thì phải cho trẻ bú đầy đủ. Thường dùng là oresol (1 gói chứa 20gam glucose khan, 3,5 gam natriclorit; 2,9 gam natricitrat và 1,5 gam kaliclorit  1 gói pha trong 1 lít nước sôi để nguội, uống liên tục trong ngày, tùy theo mức độ mất nước có thể sử dụng 2 – 3 gói trong ngày. Có thể thay thế oresol bằng viên hydrit, mỗi lần uống 1 viên pha vào 200ml nước. Cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ  dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải.

Nên ở trong phòng ấm, mặc đồ đủ thoáng, không để gió lùa, không để nhiệt độ phòng quá thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể và thường xuyên lau người bằng nước ấm (thường nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của trẻ khoảng 3 – 4 độC ) chú ý không được dùng đá lạnh để chườm tại nhà. Có thể kết hợp dán các mỉếng cao dán hạ sốt.

Khi sốt > 38,5 độ C nên sử dụng thuốc hạ sốt, thường dùng là paracetamol với liều 10 – 20 mg/kg thể trọng, cách mỗi 4 – 6 tiếng dùng một lần, sẽ có tác dụng ngăn ngừa việc tăng thân nhiệt.

Vệ sinh sạch sẽ: Thời gian này sức đề kháng rất kém, cơ thể mệt mỏi nên rất dễ mắc thêm bệnh, Vì vậy việc vệ sinh là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh tránh được hiện tượng bội nhiễm do nhiễm các loại virus khác. Có thể tắm bằng nước ấm, lau khô người sau khi tắm và thay quần áo thật sạch sẽ.

Tuyệt đối không tự dùng kháng sinh hay tự đi truyền dịch, cũng như lạm dụng dụng cụ xông họng vì có thể dẫn đến hỏng niêm mạc mũi, họng. Đặc biệt không nên uống liên tục thuốc hạ sốt và không dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quá nóng để lau người. Mặc quần áo thoáng mát.

Nếu sốt nhiều ngày (trên 5 ngày), hoặc sốt cao trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không thấy hạ hoặc xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, buồn nôn thì cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các phòng khám, bệnh viện gần nhất để có biện pháp điều trị đúng đắn, giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm, tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Thông Tin Cần Biết

Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không?

Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không?

Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không? Sốt vốn là phản ứng bình thường của cơ thể trẻ trước sự nhiễm khuẩn nào đó. Vào mùa hè, việc sử dụng điều hòa để giúp trẻ hạ nhiệt thường được nhiều cha...

Trẻ bị sốt siêu vi có lây không?

Trẻ bị sốt siêu vi có lây không?

Sốt siêu vi có lây không? Sốt siêu vi là một trong những tình trạng bị nhiễm virus, phổ biến ở trẻ em nhiều hơn người lớn và thường không gây nguy hiểm. Tuy vậy, nếu không biết cách xử lý...

Bệnh lây nhiễm khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY