Tuổi dậy thì của bé gái, bé trai khi nào và cha mẹ nên làm gì để giúp con?

Ngày 06/03/2020 09:34 AM (GMT+7)

Tuổi dậy thì luôn là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Ngoài những thay đổi về cơ thể, tâm lý của trẻ cũng phức tạp hơn. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần có đầy đủ kiến thức, hướng dẫn để giúp con có thể trải qua độ tuổi này một cách tốt nhất.

Khi dậy thì, cơ thể bé bắt thay đổi và trở nên giống người lớn hơn. Trẻ sẽ có nhiều biến đổi về tâm sinh lý trong cơ thể, hoàn thiện khả năng sinh sản và có những đặc điểm giới tính rõ ràng hơn. Vì thế mà cha mẹ nên dành sự quan tâm đặc biệt với con trong giai đoạn này.

1. Dậy thì bắt đầu khi nào?

Mỗi người bắt đầu thời gian dậy thì khác nhau. Sớm nhất là 8 tuổi và muộn nhất là 13 tuổi là các bé sẽ bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì. Khoảng thời gian dậy thì ở nam và nữ cũng không giống nhau.  

- Tuổi dậy thì của bé gái: Thường từ 10-14 tuổi.

- Tuổi dậy thì của bé trai: Thường từ 12-16 tuổi.

Tuổi dậy thì của bé gái, bé trai khi nào và cha mẹ nên làm gì để giúp con? - 1

Sớm nhất là 8 tuổi và muộn nhất là 13 tuổi, bé sẽ bắt đầu dậy thì.

2. Đặc điểm của tuổi dậy thì của bé gái

- Ngực bắt đầu phát triển và trở nên đầy đặn.

- Xuất hiện kinh nguyệt, thường là khoảng 12 tuổi.

- Có dịch màu trắng tiết ra từ âm đạo.

- Xuất hiện lông ở nách và một số bộ phận khác trên cơ thể.

- Đổ nhiều mồ hôi hơn.

- Xuất hiện mụn trứng cá.

- Chiều cao tăng nhanh

- Cân nặng tăng

- Hình dáng cơ thể thay đổi, vòng eo dần bị thu hẹp.

Tuổi dậy thì của bé gái, bé trai khi nào và cha mẹ nên làm gì để giúp con? - 2

Khi đến tuổi dậy thì, hình dáng bé gái sẽ có sự thay đổi, vòng eo dần bị thu hẹp.

Tâm lý tuổi dậy thì ở con gái có nhiều thay đổi:

- Trưởng thành hơn trong suy nghĩ: bé đã bắt đầu suy nghĩ như một người trưởng thành, có nhận thức xã hội và sở thích cá nhân rõ ràng.

- Biết cách biểu hiện cá nhân tốt hơn: các bé gái thường bộc lộ cảm xúc vui, buồn tốt hơn các bạn nam cùng tuổi. Trẻ cũng phát triển tính tự giác trong các hoạt động cá nhân.

- Dễ bị xúc động: vì hormone được sản xuất hết sức mạnh mẽ ở tuổi dậy thì nên bé sẽ có những thay đổi về tâm trạng. Điều này xảy ra trong suốt tuổi dậy thì.

- Trở nên yếu đuối và dễ khóc: trẻ có thể khóc mà không có lý do cụ thể. Đây là dấu hiệu tương đối phổ biến vì các hormone phát triển làm cho các bé gái cảm thấy muốn khóc.

- Nữ tính hơn: bé sẽ quan tâm hơn tới ngoại hình. Phụ huynh nếu để ý sẽ thấy con bắt đầu thích làm đẹp, làm tóc, trang điểm hoặc giảm cân.

- Bắt đầu có sự rung động: bước vào tuổi dậy thì, trẻ sẽ có những cảm xúc mới mẻ. Nữ giới tuổi dậy thì thường dễ bị rung động, đôi khi không phân biệt được tình bạn và tình yêu.

3. Đặc điểm của tuổi dậy thì của bé trai

- Dương vật và tinh hoàn phát triển, có kích thước lớn hơn.

- Khi ngủ thì xuất tinh không kiểm soát.

- Xuất hiện mụn trứng cá.

- Giọng nói trầm hơn do bị vỡ giọng. 

- Cơ thể nặng mùi hơn hoặc mùi của cơ thể bị biến đổi.

- Lông bắt đầu mọc ở trên và dưới cánh tay, chân, ngực, bàn tay và bàn chân.

- Có tình trạng cương dương.

- Cơ thể có sự phát triển nhảy vọt: cao to, vai rộng, tăng kích thước bàn chân, ngón tay…

Tuổi dậy thì của bé gái, bé trai khi nào và cha mẹ nên làm gì để giúp con? - 3

Xuất hiện mụn trứng cá là một trong những dấu hiệu dậy thì ở bé trai.

Tâm lý tuổi dậy thì ở bé trai có nhiều thay đổi:

- Thay đổi tâm trạng: trẻ có thể xuất hiện cảm xúc lo lắng, buồn bã không rõ nguyên nhân. Đây là điều hoàn toàn bình thường ở độ tuổi này.

- Lo lắng về thay đổi cơ thể: đa phần các bé trai sẽ cảm thấy lo lắng (hoặc phấn khích) khi cơ thể có sự thay đổi. Trẻ sẽ phải làm quen với sự phát triển của cơ bắp, ria mép, râu và dương vật.  

- Ít tâm sự, tiếp xúc với cha mẹ: khi đến độ tuổi dậy thì, bé trai thường khép kín, thích tự mình tìm hiểu về những thay đổi. Phụ huynh sẽ thấy con không muốn tâm sự, tiếp xúc với cha mẹ như trước đây nữa.

- Phát triển tình cảm cá nhân: bé sẽ có xu hướng phát triển tình cảm cá nhân. Có những trẻ bắt đầu có bạn gái hoặc một mối quan hệ lãng mạn ngoài tình cảm bạn bè.

4. Cha mẹ cần làm gì khi con bước vào tuổi dậy thì?

Trong độ tuổi dậy thì, con sẽ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý. Vì thế phụ huynh cần quan tâm tới trẻ nhiều hơn để cùng con trải qua giai đoạn hết sức quan trọng này.   

Nói chuyện cởi mở về giới tính

Cha mẹ nên thường xuyên tâm sự, trò chuyện cùng con. Một số cha mẹ lại có tâm lý tránh nói về vấn đề giới tính hay tình dục cho bé. Điều này là rất không nên. Ngược lại, phụ huynh phải chia sẻ với con những lưu ý liên quan tới giới tính như:

- Đối với bé gái: cha mẹ nên cho bé biết về chu kỳ kinh nguyệt, cách dùng băng vệ sinh, cách mặc áo ngực, hướng dẫn chăm sóc vùng kín….

- Đối với bé trai: những kiến thức về cương dương, xuất tinh, mộng tinh, cách dùng bao cao su...là rất cần thiết đối với trẻ.

Tuổi dậy thì của bé gái, bé trai khi nào và cha mẹ nên làm gì để giúp con? - 4

Khi bé ở độ tuổi dậy thì, cha mẹ và con nên nói chuyện cởi mở về giới tính.

Nhận biết sự thay đổi của con

Thường thì vì tiếp xúc hàng ngày nên rất có thể cha mẹ sẽ không thấy con mình có sự thay đổi gì. Nhưng phụ huynh nên thực sự quan tâm, chú ý hơn để thấy được bất kỳ thay đổi về tâm sinh lý của con. Từ đó có thể kịp thời chia sẻ, lắng nghe những tâm sự, suy nghĩ của trẻ và giúp bé đối mặt với việc cơ thể thay đổi từng ngày.

Cho con có không gian riêng

Việc cha mẹ luôn ở bên con như một người bạn là điều rất tốt. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, trẻ cũng rất cần có không gian riêng của mình. Những lúc bé không muốn tâm sự thì không cần quá thúc ép mà nên chọn thời điểm khác thích hợp hơn. 

Thiết lập một số nguyên tắc

- Vì trẻ đang ở trong độ tuổi “ẩm ương” nên cha mẹ cũng không nên quá nghiêm khắc nhưng vẫn không được thả lỏng. Ở giai đoạn này, con sẽ thể hiện cái tôi lớn nhất. Vì vậy phụ huynh vẫn có thể cho bé tự quyết những gì có thể sau khi đã thảo luận với cha mẹ và phân tích đúng sai. Sau đó, đề nghị trẻ tự chịu trách nhiệm nếu vấn đề con làm là không đúng. 

- Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đặt ra một số nguyên tắc với trẻ như: về nhà trước 10 giờ tối, không uống rượu bia, không hút thuốc lá...  

Quy định nghiêm nhưng vị tha với những lỗi lầm

Sau khi được đặt ra những nguyên tắc, lúc ban đầu có thể trẻ sẽ vi phạm. Lúc này, thay vì mắng mỏ, cha mẹ hãy phân tích cho bé hiểu cái đúng, cái sai trong hành động hoặc suy nghĩ của con. Sau đó bày tỏ thái độ không muốn trẻ mắc sai lầm thêm lần nào nữa. Sự vị tha, bao dung của cha mẹ sẽ giúp bé có những hành động, cư xử đúng mực hơn về sau này. 

Con gái 13 tuổi xin dẫn bạn trai về nhà, mẹ đáp một câu khiến bé tâm phục
Theo TS Vũ Thu Hương tình yêu không xấu, chỉ có suy nghĩ đen tối là xấu. Tình yêu cũng không gắn chặt chẽ với tình dục nếu chúng ta biết cách xử lý....

Theo Tâm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ dậy thì