Chị gái lấy chồng giàu “nứt vách”, ngày chị đi đẻ lần 2, nhìn cảnh tượng ngoài phòng sinh mẹ tôi khóc ngất 

Quỳnh Chi (ghi) - Ngày 27/01/2023 19:00 PM (GMT+7)

Sau đám cưới chị mang thai ngay và nghỉ việc ở nhà chờ sinh. Trong nhà có người giúp việc cơm bưng nước rót, điều kiện chẳng thiếu thứ gì, chị mang bầu rất sướng.

Chị tôi lấy chồng cách nhà 60 cây số. Nhà anh rể giàu có bề thế nhất khu phố, chị về làm dâu ai cũng khen như “chuột sa chĩnh gạo”, từ đây được đổi đời. Họ còn bảo chị tôi xuất thân bình thường, bố mẹ chỉ là công nhân về hưu nhưng lại có tướng làm phu nhân, bảo sao tìm được bến đỗ yên ấm đến thế.

Đến nay chị tôi đã lấy chồng được 3 năm. Sau đám cưới chị mang thai ngay và nghỉ việc ở nhà chờ sinh. Trong nhà có người giúp việc cơm bưng nước rót, điều kiện chẳng thiếu thứ gì, chị mang bầu rất sướng. Mẹ tôi mừng lắm khi thấy con gái được an nhàn. 

Vì là đứa cháu đầu tiên của nhà anh rể nên chị tôi không được về ngoại nhiều. Suốt thời gian bầu, ở cữ, chị ít khi về thăm ngoại. Mẹ tôi tự ti gia cảnh cách biệt nhiều, không thường xuyên đến thăm thông gia. Song nghe con gái kể mọi thứ vẫn ổn thì bà rất yên tâm. 

Mẹ tôi mừng lắm khi thấy con gái được an nhàn. (Ảnh minh họa)

Mẹ tôi mừng lắm khi thấy con gái được an nhàn. (Ảnh minh họa)

Cháu tôi vừa hơn 1 tuổi, chị gái lại nhỡ kế hoạch mang thai lần 2. Thôi thì đẻ liền luôn một thể cũng được, nhà anh rể đâu thiếu thốn gì mà phải lo lắng kinh tế, mẹ tôi dặn con gái như vậy. 

Đến ngày hôm qua, chị tôi nhập viện sinh bé thứ hai. Nghe con gái gọi điện báo đã vào viện chờ sinh, mẹ vội vàng đến ngay với chị. Gọi con rể mãi không được, bà đi thẳng vào bệnh viện. Để rồi khi đến nơi nhìn cảnh tượng trước cửa phòng sinh mà mẹ tôi phải khóc ngất đi vì đau đớn.

Chị tôi thì đang vật vã với những cơn đau đẻ quặn thắt trong phòng sinh. Còn ngoài cửa phòng sinh, anh rể cùng mẹ chồng chị ấy không thấy bóng dáng, chỉ có đứa cháu gái nhỏ xíu của tôi bơ vơ ngồi một mình đang khóc lóc gọi mẹ. 

Lúc ấy mẹ tôi mới biết cuộc sống làm dâu của con gái chẳng khác gì địa ngục. Anh rể công tử bột không có quyền quyết định chuyện gì trong gia đình, nhu nhược yếu đuối chỉ nghe lời mẹ. Mẹ chồng chị ấy ban đầu thấy chị tôi xinh xắn, nhu mì, có vẻ ngoan hiền dễ bảo nên muốn cưới về làm con rối trong tay, để chăm chồng dạy con. Nhưng cuộc sống chung cơm không lành canh không ngọt, chị tôi muốn phản kháng, mong được đi làm, thoát khỏi sự kìm kẹp của mẹ chồng nên bà không ưa con dâu. 

Cháu tôi hơn 1 tuổi mẹ chồng chị ấy đã ép con dâu sinh liền đứa thứ hai. Ngày chị đau đẻ sinh bé gái thứ hai, mẹ chồng mặc kệ, chồng thì đi chơi với bạn. Gom những đồng tiền lẻ cuối cùng trong người, chị tôi bắt taxi tự đi. Một tay xách làn đồ sơ sinh, một tay dắt theo con gái khóc nhèo nhẽo đòi mẹ, chị đi đẻ một mình với cảnh ngộ thê thảm như thế đấy. 

Điều khiến mẹ day dứt và ân hận nhất là bà đã chia rẽ chị tôi và người yêu cũ vì chê anh ấy không thể là chỗ dựa cho vợ con. Bà khuyên chị lấy anh rể hiện tại, vô tình lại đẩy chị vào hố lửa. 

May mắn là hôm qua chị tôi đã mẹ tròn con vuông. Mẹ quyết định ra viện sẽ đưa 3 mẹ con chị về nhà chăm sóc. Lúc đêm anh rể có gọi điện tới, biết vợ đã sinh xong, anh chỉ bảo đang bận chưa tới được. Mẹ chồng chị ấy thì không một lời hỏi han. Các chị em hãy lấy câu chuyện của chị tôi là bài học để chọn chồng, hãy chọn người yêu thương mình thực sự nhé. 

Sắp tới tôi sẽ vừa đi làm vừa chăm chị gái ở cữ, bản thân vẫn chưa sinh con nên tôi không biết phải chăm bà đẻ thế nào. Mẹ tôi cũng bận bịu hơn nữa tôi muốn chăm chị theo các kiến thức khoa học hiện đại. Xin hãy cho tôi vài lời khuyên.

Điều khiến mẹ day dứt và ân hận nhất là bà đã chia rẽ chị tôi và người yêu cũ... (Ảnh minh họa)

Điều khiến mẹ day dứt và ân hận nhất là bà đã chia rẽ chị tôi và người yêu cũ... (Ảnh minh họa)

Một vài lưu ý khi chăm sóc phụ nữ sau sinh 

Chế độ dinh dưỡng 

Mặc dù chế độ dinh dưỡng của bạn không cần "ăn cho hai người" như lúc còn mang thai, thế nhưng cơ thể bạn cần phục hồi  sau quá trình mang thai, vượt cạn, hơn nữa cần bổ sung dinh dưỡng cho nguồn sữa mẹ nên chế độ ăn rất quan trọng. Mẹ sau sinh không nên kiêng khem quá. Chế độ ăn uống tốt nhất cho phụ nữ trong giai đoạn cho con bú là một chế độ dinh dưỡng bình thường, lành mạnh, cân bằng, đa dạng thực phẩm với nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.

Ngũ cốc: Nên chọn bánh mì và gạo nguyên hạt vì chúng chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn.

Trái cây và rau quả: Nên chọn những loại có màu sáng vì chúng cung cấp nhiều chất chống oxy hóa và vitamin. 

Protein: Các thực phẩm như đậu, hải sản, thịt nạc, trứng và các sản phẩm từ đậu nành rất giàu dinh dưỡng, cung cấp protein, giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh. Mẹ sau sinh nên ăn các loại cá giàu omega 3 như cá hồi. 

Canxi: Bạn sẽ cần khoảng 1.000mg canxi, tương đương với 3 phần sữa ít béo trong ngày.

Sắt: Cung cấp đủ sắt giúp cơ thể bạn tạo ra các tế bào máu mới. Thịt đỏ và thịt gia cầm có nhiều chất sắt. Đậu phụ và các loại đậu cũng vậy. 

Một số thực phẩm cần tránh là rượu, đồ uống chứa caffeine, cá kiếm, cá ngừ, cá thu và một số loại cá biển có chứa thủy ngân. 

Môi trường ở cữ

Nghỉ ngơi sau sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian ở cữ. Người mẹ sau khi vượt cạn cơ thể bị suy nhược, chức năng các cơ quan có sự biến đổi lớn, tạm thời mất cân bằng. Mẹ cần phải ngủ không ít hơn 10 tiếng/ngày và nghỉ ngơi nhiều để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, gánh vác nhiệm vụ nuôi con thiêng liêng của người mẹ.

Trước tiên, cần tạo cho hai mẹ con một môi trường dễ chịu, yên tĩnh, sáng sủa, sạch sẽ và vệ sinh. Phòng ngủ cần phải giữ nhiệt độ ổn định 22 - 24oC là tốt nhất. Mùa đông phòng phải ấm và có đủ độ ẩm cần thiết, nếu khô quá sẽ bị khô cổ họng, thậm chí xuất huyết niêm mạc mũi. Độ ẩm cao quá sẽ làm cho tuyến mồ hôi ở da không tiết ra được, cũng sẽ làm bà mẹ bứt rứt khó chịu. 

Ngày nay, quan điểm “kỵ gió” đối với các bà mẹ và trẻ sơ sinh vẫn còn khá phổ biến. Thực ra, thông gió trong phòng rất tốt cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Tất nhiên, mẹ cũng không nên để gió thổi thẳng vào mặt tránh bị lạnh. Môi trường tốt sẽ giúp cho bà mẹ và trẻ sơ sinh được khỏe mạnh.

Thời gian ở cữ 

Theo quan niệm của người xưa, mẹ sau sinh cần ở cữ đủ 100 ngày (3 tháng 10 ngày) với những quy định nghiêm ngặt như phải ở trong phòng kín, không tắm rửa, không nói chuyện với người lạ… vì nếu không kiêng cữ thì mẹ dễ bị ốm, đau nhức xương khớp, đau đầu.

Những quan niệm kiêng cữ sau sinh theo dân gian này không hoàn toàn là đúng và có những quan niệm phản khoa học, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả hai mẹ con. Theo các bác sĩ sản khoa, thời gian ở cữ khoa học sau sinh của mẹ bầu tốt nhất là nên trong vòng 30 ngày sau khi sinh (1 tháng). 

Tuy chế độ kiêng cữ ngày nay đã nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn có một vài việc mẹ cần phải tuân thủ như không được vận động mạnh, làm việc nặng, hạn chế căng thẳng và tránh quan hệ tình dục trong thời gian ở cữ.

Chị gái lấy chồng giàu “nứt vách”, ngày chị đi đẻ lần 2, nhìn cảnh tượng ngoài phòng sinh mẹ tôi khóc ngất  - 3

Cô đồng nghiệp hớn hở khoe mang bầu sắp kết hôn, gặp chồng sắp cưới của cô nàng, tôi muốn phá lên cười  
Cho đến hôm qua Loan bảo chồng sắp cưới của cô muốn mời cả phòng một bữa, gọi là ra mắt chàng rể của phòng. Tôi cũng có mặt trong bữa tiệc vì dù sao cũng là đồng nghiệp và được mời.

Tâm sự bà bầu

Theo Quỳnh Chi (ghi)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu