Vào hồi 11h30 trưa 12/6 vừa qua, con trai Luka của vợ chồng Liêu Hà Trinh và Anh Khoa đã chào đời, cậu bé nặng 2,9 kg.
Theo Liêu Hà Trinh chia sẻ trước đó, cô có dấu hiệu vỡ ối vào khoảng 22h30 hôm 11/6. Trải qua khoảng 12 tiếng đau đẻ, cô mới được gặp con trai đầu lòng.
Suốt thời gian đó, ông xã Anh Khoa và mẹ chồng túc trực ở bệnh viện, không ngủ được vì lo lắng cho 2 mẹ con cô. Hiện hai mẹ con đều khỏe.
Sau 2 ngày nằm viện, hôm nay Liêu Hà Trinh xuất viện về nhà ở cữ.
2 ngày nằm viện sau sinh thường, hôm nay 14/6, Liêu Hà Trinh đã được xuất viện về nhà, bước vào giai đoạn ở cữ.
Theo đó, Liêu Hà Trinh vừa đăng 1 bức ảnh vợ chồng cô hạnh phúc bên con trai nhỏ chụp trước khi xuất viện kèm theo dòng chia sẻ: “Về nhà thôi Luka, tổ ấm của chúng ta”.
Được biết, con trai đầu lòng của vợ chồng Liêu Hà Trinh được đặt tên là Đặng Liêu Nhật Khoa.
Sau sinh, vợ chồng Liêu Hà Trinh cũng tiến hành lưu trữ tế bào gốc cho con vì muốn Luka được bảo vệ sức khỏe ở quốc gia có nền y học tiên tiến nhất: “Sau nhiều lần tìm hiểu, đến tận nơi nghe tư vấn, Trinh và Khoa đã quyết định chọn gói lưu trữ máu dây rốn lưu tại Singapore 99 năm. Vì cơ hội lấy tế bào gốc từ cuống rốn một lần duy nhất khi con chào đời. Mong sau này con luôn có một chặng đường bình an, sức khoẻ ổn định và con được bảo vệ trước mọi rủi ro hiểm nguy bệnh tật”.
Trải qua khoảng 12 tiếng đau đẻ, vợ chồng cô đã được gặp con trai đầu lòng.
Liêu Hà Trinh cũng khẳng định, lưu trữ tế bào gốc chính là một trong những món quà đầu đời mà vợ chồng cô dành tặng cho con trai nhỏ 3 ngày tuổi của mình.
“Từ khi em Luka được 3 tháng trong bụng mẹ, papa và mama sốt sắng chuẩn bị lắng lo đủ điều cho con… Từ một tổ ấm đầy đủ vật chất đến tinh thần, điều ba mẹ mong mỏi nhất là con được khoẻ mạnh, vui tươi”, Liêu Hà Trinh bộc bạch.
Khi biết cô đã mẹ tròn con vuông, rất nhiều người đã gửi lời chúc mừng gia đình có thêm thành viên mới tới vợ chồng cô.
Ông xã Anh Khoa luôn túc trực bên cạnh lúc vợ sinh.
Trước đó, bác sĩ dự đoán Liêu Hà Trinh có thể sinh thường và thời gian dự sinh khoảng từ ngày 10-15/6. Bởi thế vợ chồng cô đã chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng cần thiết để khi có dấu hiệu trở dạ, cả gia đình sẽ lập tức nhập viện.
Tại sao cha mẹ nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn cho con?
- Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn là một biện pháp tốt để đảm bảo cho sức khỏe của trẻ trong tương lai và các thành viên trong gia đình.
- Tế bào gốc máu cuống rốn chính là chiếc phao cứu sinh cho trẻ nhờ khả năng biến đổi độc nhất vô nhị của nó thành các tế bào máu như: Tế bào bạch cầu có chức năng miễn dịch, tế bào hồng cầu mang oxy cho toàn cơ thể, tế bào tiểu cầu giúp đông máu khi bị thương.
- Có thể dùng tế bào gốc để điều trị nhiều loại ung thư máu, thiếu máu, thay thế tủy xương và sửa chữa sai lầm do các rối loạn do di truyền.
- Máu cuống rốn là máu có trong nhau thai và dây rốn, có chứa nhiều tế bào gốc tạo máu, sản sinh ra hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu... Vì vậy, nó giúp ích cho việc điều trị những bệnh về máu như: Bệnh bạch cầu, các bệnh thuộc về chức năng miễn dịch, bệnh di truyền bẩm sinh của hệ thống tạo máu: Hội chứng loạn sinh tủy, suy giảm miễn dịch, thiếu máu, suy tủy, thiếu máu do hồng cầu liềm,... Ngoài ra máu cuống rốn đặc biệt giúp ích trong việc chữa trị các bệnh nhi khoa.
- Trên thế giới, con người đã ứng dụng tế bào gốc cuống rốn để điều trị nhiều bệnh lý thiếu máu và bệnh lý ác tính của cơ quan tạo máu như thiếu máu bất sản, thiếu máu hồng cầu liềm, ung thư máu... Ngoài ra, tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu ứng dụng điều trị bỏng, tiểu đường, teo cơ, liệt tủy, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, Alzheimer, Parkinson, thậm chí trong tương lai dùng để chống nhăn, chống lão hoá.
- Tế bào gốc máu cuống rốn được xem là bảo hiểm sinh học cho đứa trẻ: Một đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên không thể biết sẽ mắc những bệnh gì. Nếu chẳng may trẻ mắc bệnh do bệnh lý, di truyền hay tác động bởi môi trường, đặc biệt là các bệnh ác tính liên quan đến máu, hệ miễn dịch... thì tế bào gốc của chính đứa trẻ sẽ cứu các em.
- Ngoài ra, những người thân trong gia đình hoặc người khác khi bị những bệnh đều có thể dùng tế bào gốc của đứa trẻ để điều trị.