Suốt những ngày sau sinh tại viện, anh xã Lý Bình luôn túc trực ở bên cạnh để động viên tinh thần và chăm sóc vợ mới sinh.
Mới đây, trên trang cá nhân của Lý Bình và Phương Trinh Jolie đã khoe những khoảnh khắc "mẹ tròn con vuông" sau ca sinh mổ được bác sĩ đánh giá là ca mổ khó, quá nhanh quá nguy hiểm "như phim hành động".
Được biết, ngay khi Phương Trinh Jolie có dấu hiệu chuyển dạ đã được cả gia đình lập tức đưa vào viện. Dù ban đầu, Phương Trinh Jolie muốn sinh thường nhưng không được nên ngay chiều ấy, cô được chuyển vào phòng mổ để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé.
Ngay khi Phương Trinh Jolie có dấu hiệu chuyển dạ đã được cả gia đình lập tức đưa vào viện.
Suốt những ngày sau sinh tại viện, anh xã Lý Bình luôn túc trực ở bên cạnh để động viên tinh thần và chăm sóc vợ. Hiện tại sức khỏe của sản phụ và con sơ sinh đều khá tốt.
Ít giờ trước, chia sẻ trên trang cá nhân của mình, Phương Trinh Jolie đã khoe những hình ảnh đầu tiên của mình sau sinh khi xuất hiện tươi tắn sau sinh mổ và bế con mới chào đời.
Mẹ bỉm này cho biết, cô đã phải trải qua một hành trình không hề dễ dàng để được bồng bế con trên tay. Ngoài ra, Phương Trinh Jolie cũng tiết lộ em bé mới sinh của vợ chồng cô là 1 bé trai, nặng 3kg.
Bác sĩ Cao Hữu Thịnh đánh giá đây là ca mổ khó, quá nhanh quá nguy hiểm "như phim hành động".
“1 hành trình không hề dễ dàng để mẹ được bế con trên tay, chào con trai iu của ba mẹ. Cảm ơn lời chúc của tất cả cô chú anh chị, bé trai nặng 3kg xin chào cô chú ạ”, Phương Trinh chia sẻ.
Đặc biệt sau sinh, vợ chồng Phương Trinh Jolie cũng quyết định tặng con trai nhỏ món quà sức khỏe để hỗ trợ điều trị hơn 80 loại bệnh về máu, hệ thần kinh, hệ miễn dịch và cả làm đẹp đó là lưu trữ tế bào gốc cuống rốn.
“Ba đã chuẩn bị nôi, mẹ đã chuẩn bị “ổ” và đặc biệt hơn ba mẹ đã quyết định “cất giữ" lại sợi dây rốn liên kết tình cảm mẹ con mình. Ba mẹ sẽ tặng con thêm một món quà gặp mặt nữa nhé, ba mẹ gọi đây là món quà sinh học đầu đời cho bé nha. Món quà này sẽ bảo vệ sức khoẻ cho bé trong suốt hành trình lớn lên”, Phương Trinh Jolie tâm sự.
Phương Trinh cho biết để được bế con trên tay, đó là 1 hành trình không hề dễ dàng.
Để tặng con món quà đầu đời này, trước đó Phương Trinh Jolie đã tìm hiểu và tham khảo rất nhiều bạn bè xung quanh. Được biết, lưu trữ tế bào gốc cuống rốn hiện nay là một bước tiến của ngành y học hiện đại, có thể ứng dụng để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Bên cạnh đó, lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho con có thể sử dụng tế bào này cho ba mẹ và những người thân của bé trong gia đình, vì nó có tính tương thích cao hơn so với tế bào để ghép tủy.
Tại sao cha mẹ nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?
Việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn của trẻ giúp bảo đảm sức khỏe của chính trẻ trong tương lai hoặc các thành viên khác trong gia đình. Đây là nguồn “Tế bào gốc trẻ”, có khả năng phù hợp miễn dịch cao phục vụ cho:
- Điều trị bệnh cho chính đứa trẻ đó trong cả cuộc đời.
- Điều trị bệnh cho người nhà (anh chị em, bố mẹ, ông bà,...) và cho cộng đồng người khi có chỉ số sinh học phù hợp.
- Tế bào gốc máu cuống rốn là phao cứu sinh để điều trị nhiều bệnh, dựa trên khả năng biến đổi độc nhất vô nhị của tế bào gốc máu cuống rốn thành các loại tế bào máu.
Hiện nay, tế bào gốc từ máu cuống rốn có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư máu, thay thế tủy xương và sửa chữa các rối loạn do di truyền. Một số bệnh lý thường được chỉ định điều trị bằng ghép tế bào gốc máu cuống rốn như: Bạch cầu cấp dòng lympho, bạch cầu cấp dòng tủy, bạch cầu mãn tính dòng tủy, hội chứng loạn sinh tủy, suy giảm miễn dịch kết hợp trầm trọng, thiếu máu Fanconi, suy tủy nặng, lymphoma Non-Hodgkin, bệnh Thalassemia, suy tủy dòng hồng cầu, thiếu máu hồng cầu liềm.
Đặc biệt, tế bào gốc máu cuống rốn có khả năng tái tạo các tế bào máu khỏe mạnh với tốc độ nhanh hơn. Cho nên việc sử dụng các tế bào gốc để điều trị bệnh cũng vì thế mà trở nên khả quan hơn. Ngoài ra, việc thu thập máu cuống rốn tương đối dễ dàng, không gây đau đớn và không có rủi ro gì đối với cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Những nghiên cứu gần đây cũng đã cho thấy, tế bào gốc hệ tạo máu có thể biệt hóa thành những tế bào của những mô khác: Cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào não, tế bào gan, tế bào da, tế bào phổi, tế bào thận, tế bào ruột và tế bào tuyến tụy. Vì thế, trong tương lai nhiều bệnh lý không chỉ riêng về huyết học có thể được chữa trị bằng tế bào gốc máu cuống rốn. 4 bệnh lý được nghiên cứu ứng dụng điều trị gần đây nhất là: Tổn thương não, tiểu đường tuýp 1, tim mạch và tổn thương tủy sống.