Sản phụ ở cữ không dám ăn chuối tiêu và tôm tép vì sợ bị hậu sản

Thảo Nguyên - Ngày 20/11/2023 09:00 AM (GMT+7)

Rất nhiều người đồn thổi sau sinh nếu mẹ bỉm ăn chuối tiêu, tôm tép sẽ gây lạnh bụng và bị hậu sản?

Không dám ăn chuối tiêu và tôm tép vì sợ hậu sản

Tính đến thời điểm này, chị Trần Hồng Nhung mới chỉ sinh em bé được 7 ngày. Sau sinh, để mau hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa mẹ cho con bú, mẹ bỉm này ăn đầy đủ, đa dạng dưỡng chất.

Một lần đến nhà thăm bà đẻ, nhìn thấy chị Nhung ăn cơm với tôm rang, tép kho gừng và ăn chuối tiêu tráng miệng mà bác chồng phát hoảng. Bác ấy ra sức ngăn cản sản phụ mới sinh không được ăn những thực phẩm này vì bảo sẽ bị sản hậu.

Nhiều người cho rằng mới sinh con không được ăn những thực phẩm này vì dễ bị hậu sản. (Ảnh minh họa)

Nhiều người cho rằng mới sinh con không được ăn những thực phẩm này vì dễ bị hậu sản. (Ảnh minh họa)

Đặc biệt bác chồng còn khẳng định phụ nữ sau sinh phải giữ mồm miệng, không ăn uống tạp nham, nhất là không nên ăn tôm tép hay tráng miệng với chuối tiêu vì dễ gây lạnh bụng, đau bụng. Thậm chí những mẹ bầu mà sinh mổ còn bị sẹo lồi khi ăn các thực phẩm này.

Sợ bị sản hậu như lời bác chồng nói, mẹ bỉm không dám ăn các thực phẩm trên dù rất thèm: “Mình sợ bị sản hậu sau sinh nên không dám động đũa tới các đồ ăn đó nữa”.

Thực hư sau sinh ăn chuối tiêu, tôm tép sản phụ sẽ bị sản hậu?

Giải thích điều này, Thạc sĩ - Bác sĩ sản phụ khoa Lê Hữu Thắng, Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương cho biết, không có nghiên cứu nào chứng minh điều trên là đúng.

Thực tế ai cũng biết, hậu sản là thời gian kéo dài 6 tuần lễ sau sinh. Trong cơ thể người mẹ, nhất là bộ phận sinh dục của các chị em khi ấy sẽ không được bình thường như trước khi mang thai, trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển ra thì luôn có các hiện tượng: Sự thu hồi của tử cung; Sự tiết sản dịch ở tử cung; Sự lên sữa và tiết sữa ở tuyến vú.

Bình thường, tốc độ co hồi của tử cung trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm, nhiều tử cung co hồi chậm hơn bình thường. Ngay sau sổ nhau, tử cung co nhỏ lại thành khối cầu. Khối cầu này có đặc điểm co cứng liên tục, đi vào giai đoạn hậu sản thực sự với những cơn co bóp ở âm đạo.

Cùng với sự giảm dần của sản dịch, các cơn co tiếp tục ở những ngày kế tiếp giúp tử cung sẽ thu nhỏ lại dần. Cổ tử cung sẽ nhỏ lại và khép kín từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10. Sau đó trở lại trạng thái bình thường sau sinh 10-15 ngày gồm có dây chằng tròn, dây chằng rộng, vòi trứng... trở về trạng thái bình thường và vị trí tương quan như trước.

Các bác sĩ chuyên khoa có thể theo dõi sự co hồi của tử cung sau sinh dựa vào đo các bờ trên xương vệ đến điểm giữa đáy tử cung, bác Hữu Thắng cho biết.

Có thể thấy rõ, mẹ bỉm sau sinh không cần phải kiêng đồ tanh như tôm tép, ăn chuối tiêu chín bởi những thực phẩm này không hề gây hại cho các mẹ sau sinh.

Sau sinh, mẹ hãy ăn đầy đủ dưỡng chất để sớm phục hồi sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Sau sinh, mẹ hãy ăn đầy đủ dưỡng chất để sớm phục hồi sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Chuối tiêu là loại trái cây tốt cho bà bầu và cũng là loại quả chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho mẹ vừa mới sinh con như sắt và hàm lượng cellulose, kali, nhiều loại vitamin và protein. Đây cũng là một trong những loại trái cây giúp lợi sữa cho bà đẻ, kích thích sản xuất sữa tốt hơn; làm tăng hàm lượng sắt trong sữa mẹ, ngăn ngừa được tình trạng thiếu máu do thiếu sắt của cả mẹ bé; duy trì cân nặng và tiêu hóa tốt cho mẹ sau sinh.

Ngoài ra, tôm ép cũng là thực phẩm có hàm lượng đạm tương đương các loại thịt động vật khác và rất giàu canxi, axit béo… giúp phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng.

“Sách y khoa cũng ghi đầy đủ, mẹ bỉm ở cữ phải ăn uống nhiều dinh dưỡng trong thai kỳ như ăn uống đầy đủ, cân đối, tránh tập quán cũ kiêng cữ quá nhiều các chất cần thiết trong ăn uống. Ngược lại mẹ bỉm ở cữ cứ ăn thoải mái sau sinh, đảm bảo ăn chín uống sôi là được”, bác sĩ Lê Hữu Thắng chia sẻ.

Sản phụ ở cữ không dám ăn chuối tiêu và tôm tép vì sợ bị hậu sản - 3

7 ngày sau sinh, mẹ bỉm Hải Phòng xuống bếp tự nấu cơm cữ, nhìn mâm cơm ai cũng trầm trồ
Vì sinh con đầu lòng không có sữa mẹ nên mẹ bỉm Hải Phòng quyết tâm gọi sữa về trong lần sinh bé thứ 2 và tự tay nấu cơm cữ hàng ngày.

thực đơn cơm cữ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Ăn uống sau sinh