Sau 2 lần mang thai, sản phụ bị gù lưng, lệch vẹo vóc dáng, suốt ngày phải nằm vì đau đớn

Thảo Nguyên - Ngày 17/06/2023 16:00 PM (GMT+7)

Cứ nghĩ đây là tình trạng đau mỏi bình thường sau khi mang bầu và sinh con nên người phụ nữ này không đi khám.

Mới đây, bác sĩ Calvin Q Trịnh, Trưởng Đơn vị hiệu chỉnh cơ xương khớp, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là bệnh viện 1A) cho biết đơn vị vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân N.T.B.T. (Việt kiều Úc). Sau nhiều lần mang thai, chị B.T. đã bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng, cột sống mất đường cong sinh lý, khung chậu xoay trước.

Được biết cách đây 9 năm, chị B.T. mang thai lần đầu. Ngay trong thai kỳ, chị đã xuất hiện tình trạng cột sống nhức mỏi, đau lưng. Tuy nhiên, chị B.T. cứ nghĩ đây là triệu chứng bình thường nên không đi khám.

Ngay trong thai kỳ đầu, chị đã xuất hiện tình trạng cột sống nhức mỏi, đau mỏi lưng.

Ngay trong thai kỳ đầu, chị đã xuất hiện tình trạng cột sống nhức mỏi, đau mỏi lưng. 

Sau đó 3 năm, chị lại mang thai lần thứ 2. Lần này, tình trạng đau mỏi thắt lưng, cổ vai gáy của chị B.T. ngày càng nhiều. Đến nỗi chỉ cần ngồi khoảng 5 phút là chị phải nằm vì quá đau đớn. Cá nhân bà mẹ 2 con này đã phải đi spa mát-xa, nắn chỉnh khớp nhưng cơn đau ngày càng tăng, không thuyên giảm.

Lần này tới viện thăm khám, chị B.T. được thăm khám và thực hiện cận lâm sàng. Kết quả chị bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thắt lưng, mất cân bằng cơ vùng cổ vai gáy, bờ vai cong ra trước, bệ ngực hõm vào trong, cổ nghiêng, lưng gù, mất đường cong sinh lý cột sống cổ. Vùng thắt lưng khung chậu xoay trước, bất đối xứng lệch bên… Đây chính là nguyên nhân khiến cột sống thắt lưng của chị B.T. luôn đau, mỏi. Sau đó, bà mẹ 2 con này được thực hiện chế độ tập hiệu chỉnh cơ liên tục và cơn đau giảm rõ rệt.

Chia sẻ về trường hợp sau 2 lần mang thai, sản phụ bị gù lưng, cong vẹo cột sống nói trên, bác sĩ Calvin Q Trịnh phân tích, để chuẩn cho sự chào đời của em bé, những tháng cuối cơ thể, sản phụ tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng, giãn các khớp xương chậu. Các khớp vùng chậu trở nên linh hoạt hơn và sẵn sàng giãn rộng đến mức tối đa để em bé có thể chui lọt qua khi mẹ lâm bồn.

Nhưng chính điều này lại gây ra triệu chứng đau lưng, đau khung chậu, đau mào chậu, tách rộng tổn thương dây chằng khớp mu hay cùng chậu sau sinh, lệch vẹo khung chậu. Nếu sau sinh cơ thể không phục hồi sẽ trở thành bệnh lý, lâu dài dẫn đến thoái hóa và viêm các khớp cột sống thắt lưng, khung chậu.

Để chuẩn cho sự chào đời của em bé, những tháng cuối cơ thể, sản phụ tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng, giãn các khớp xương chậu.

Để chuẩn cho sự chào đời của em bé, những tháng cuối cơ thể, sản phụ tiết ra một loại hormone giúp nới lỏng các dây chằng, giãn các khớp xương chậu.

Bác sĩ Trịnh cũng khuyến cáo, để giảm cơn đau cột sống khi mang thai, các mẹ bầu mang giày đế mềm, đế bằng. Tránh và hạn chế động tác cúi người, khi nhặt đồ vật dưới đất nên gập gối và cổ chân và giữ thẳng trục cơ thể. Xoa bóp nhẹ cột sống hoặc chườm nóng lạnh.

“Nếu vẫn thấy cơ thể bị đau khi mang bầu hoặc sau sinh thì chị em phải tiến triển đi khám đúng chuyên khoa. Nên thực hiện trị liệu phục hồi chức năng sau sinh để tránh việc đau cột sống, sa tử cung, sa bàng quang, âm đạo, tiêu tiểu són và lệch vẹo hình thể về sau”, bác sĩ Trịnh chia sẻ.

Làm sao để giảm đau mỏi thắt lưng khi mang thai?

Bị đau mỏi thắt lưng khi mang thai là tình trạng gây không ít vất vả, khó khăn cho mẹ bầu giai đoạn này, kèm theo đó là triệu chứng ốm nghén nên nó khiến mẹ bầu rất mệt mỏi. Mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây giúp giảm đau lưng:

Tập thể dục nhẹ nhàng: Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ nhàng, phù hợp như đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội...nhằm giúp cơ thể được khỏe mạnh, tăng sức mạnh của cơ, xương khớp chắc khỏe đồng thời những bài tập này còn hỗ trợ mẹ bầu trong quá trình sinh nở được dễ dàng hơn.

Thay đổi tư thế:

Khi đứng nên giữ lưng thẳng để tránh mỏi lưng, khi ngồi hãy ngồi thẳng, ngồi có ghế tựa.

Nếu muốn lấy đồ dưới đất nên ngồi xuống rồi lấy, tránh tình trạng lưng thẳng, cúi người xuống bởi hành động này sẽ khiến cơn đau tăng nặng.

Khi ngủ, mẹ bầu nên nằm nghiêng về bên trái, thay đổi tư thế sao cho thoải mái nhất tuy nhiên giúp bạn cảm thấy dễ chịu, hạn chế không nên ngủ bằng tư thế nằm ngửa. Hãy đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối và 1 chiếc gối mỏng dưới phần thắt lưng, phần eo sẽ ngủ ngon hơn, nếu mẹ chuẩn bị cho mình gối ôm chuyên dụng cho bà bầu thì tốt hơn.

Không ăn quá nhiều: Không ăn quá nhiều trong 1 bữa, nên chia thành nhiều bữa nhỏ, bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Cân nặng cơ thể nên tăng đều đều mỗi tháng, tránh tình trạng tăng đột ngột, tăng quá nhiều các chị em nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra.

Không đi giày cao gót: Trong thời kỳ mang bầu chị em không nên đi giày cao gót, mà nên đi đôi giầy bệt, thấp, đi lại vừa chân thoải mái. Vì đi giày cao sẽ khiến cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn vì vậy cơn đau lưng cũng sẽ tăng lên, không chỉ thế nó còn gây nguy hiểm cho mẹ nếu chẳng may vấp ngã gây động thai, sảy thai hay sinh non.

Không mang đồ nặng: Không nên mang vác những đồ nặng, gây tăng trọng tải lên cột sống gây đau tăng.

Chườm ấm: Chườm ấm vùng thắt lưng, tắm bằng nước ấm cũng giúp giảm cơn đau lưng khá hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Xoa bóp nhẹ và thường xuyên mỗi ngày vùng thắt lưng cũng là biện pháp giảm đau hiệu quả, giúp tăng lưu thông máu và giúp làm mềm cơ.

Bổ sung canxi và magie từ thực phẩm: rau xanh, các loại đậu, sữa... và từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật.

Trường hợp đau nhiều không cải thiện khi sử dụng các phương pháp trên, mẹ bầu nên đến bác sĩ thăm khám cụ thể. 

Nửa đêm đau lưng dữ dội, mẹ 3 con ngơ ngác phát hiện mang bầu, 20 phút sau đã đẻ
Trải qua 3 lần mang thai, sinh nở nhưng bà mẹ này vẫn bị em bé thứ 4 "trốn" trong bụng suốt 9 tháng mà không hề hay biết.

Tin tức mẹ bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc cơ thể sau sinh