Với các mẹ sau sinh, thực đơn cho bà đẻ phải đảm bảo tiêu chí lợi sữa và mẹ không tăng cân. Nhưng ăn gì, uống gì và ăn vào từng thời điểm thế nào thì các mẹ lại không biết? Các mẹ có thể tham khảo thực đơn cho 7 ngày sau đây.
Thực đơn 7 ngày cho bà đẻ sinh mổ
Sinh mổ, mẹ sẽ phải kiêng cữ cẩn thận và lựa chọn thực đơn cho bà đẻ mổ để tránh đồ ăn làm sưng, phù nề, viêm hoặc gây đau ở vết mổ. Với các mẹ sinh mổ, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn vì thế các mẹ bồi bổ các dưỡng chất, kết hợp với chế độ sinh hoạt nhẹ nhàng.
Dưới đây là thực đơn 7 ngày cho mẹ sinh mổ, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng.
Ngày thứ 1
Bữa sáng
Cháo thịt heo băm + 1 quả táo + 1 ly sữa
Bữa trưa
Chân giò luộc + cơm trắng + 1 quả trứng gà luộc + bí đỏ nấu sườn + su su luộc + nửa quả thanh long.
Bữa tối
Canh nấm thịt băm cà chua + cơm trắng + quả lặc lè luộc + sườn xào chua ngọt + ruốc heo + 1 quả hồng xiêm
Ngày thứ 2
Bữa sáng
Ngũ cốc trộn sữa tươi + 5 quả dâu tây
Bữa trưa
Canh đu đủ hầm giò heo + thịt vịt rang + nem thịt rán + củ cải trắng luộc + cơm trắng + ½ quả dứa chín.
Bữa tối
Canh rau ngót nấu thịt băm + tôm rang + cơm trắng + đỗ xanh luộc + Trứng hấp + 1 quả cam.
Thực đơn cho bà đẻ sau sinh mổ (Ảnh minh họa)
Ngày thứ 3
Bữa sáng
Cháo trứng trắng + 1 quả chuối + 1 ly sữa tươi.
Bữa trưa
Cơm trắng + đậu bắp luộc + canh hoa thiên lý nấu thịt băm + cá chép hấp + thịt viên sốt cà chua + 2 miếng dưa lưới.
Bữa tối
Canh khoai sọ nấu sườn + bí xanh luộc + thịt bò xào cải thảo + thịt heo rang + 1 quả vú sữa.
Ngày thứ 4
Bữa sáng
Cháo chim bồ câu + 1 miếng lê + 1 ly sữa đậu nành.
Bữa trưa
Súp lơ luộc + cơm trắng + canh rau ngót nấu sườn + trứng gà luộc + thịt gà rang gừng + 2 miếng dưa hấu.
Bữa tối
Măng tây xào thịt bò + cơm trắng + củ dền luộc + trứng hấp thịt viên + thịt gà luộc + 1 quả na.
Ngày thứ 5
Bữa sáng
Phở gà + 1 miếng xoài + 1 ly sữa tươi
Bữa trưa
Cơm trắng + rau bí luộc + canh sườn nấu khoai tây, cà rốt + ruốc heo + chả cá sốt cà chua + 10 quả nho.
Mẹ nên thay đổi thực đơn mỗi ngày (Ảnh minh họa)
Bữa tối
Cơm trắng + thịt kho tàu + hoa bí nấu thịt băm + tôm hấp + rau cải thảo luộc + 2 quả quýt ngọt.
Ngày thứ 6
Bữa sáng
Súp gà nấm + 1 quả chuối + 1 ly sữa đậu nành.
Bữa trưa
Cơm trắng + tôm nõn nấu đậu bắp + rau lang luộc + thịt bò kho + trứng gà hấp + 1 miếng thanh long.
Bữa tối
Cơm trắng + canh chim bồ câu hầm hạt sen + đỗ xanh luộc + thịt heo rang với tôm + 1 quả xoài.
Ngày thứ 7
Bữa sáng
Bánh mì nướng + trứng ốp la + 1 ly sữa tươi.
Bữa trưa
Cơm trắng + canh mướp đắng nhồi thịt + thịt gà luộc + ruốc heo + rau cải xoăn luộc + 1 trái đào.
Bữa tối
Cơm trắng + đu đủ xanh nấu chân giò + mồng tơi luộc + nem rán + chim bồ câu quay mật ong + 1 miếng đu đủ chín.
Bà đẻ nên ăn các món tăng tiết lợi sữa như chân giò heo, đu đủ (Ảnh minh họa)
Lưu ý:
- Thời gian đầu mẹ nên kiêng đồ nếp, thịt gà, hải sản, rau muống... để tránh tình trạng sưng viêm, gây sẹo lồi ở vết mổ.
- Mẹ muốn giảm cân nên ăn gạo lứt thay cơm trắng.
- 6 tiếng kể từ khi sinh mổ mẹ không nên gì.
- Những ngày đầu mới sinh, mẹ chỉ nên uống nước lọc, sữa, cháo loãng cho tới khi xì xơi được mới nên ăn đặc và áp dụng thực đơn cho bà đẻ mổ trên.
- Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm, canxi, sắt, vitamin A, B, C, K…
Thực đơn 7 ngày cho bà đẻ sinh thường
Các mẹ có thể áp dụng thực đơn cho bà đẻ sinh thường sau đây giúp sữa về nhiều, mẹ không tăng cân, lấy lại vóc dáng nhanh.
Ngày thứ nhất
Bữa sáng
1 tô cháo thịt bò + 1 miếng đu đủ chín đỏ + 1 ly sữa tươi không đường tiệt trùng
Bữa trưa
Canh rau ngót nấu thịt sườn + Thịt bò xào + 2 quả trứng gà ta luộc + đỗ luộc + cơm trắng + 1 quả táo.
Mẹ nên dùng trái cây tráng miệng để giảm cân, giảm cảm giác sợ đồ ăn (Ảnh minh họa)
Bữa tối
Ngô bao tử nấu sườn heo + Súp lơ luộc + Nem thịt rán + Tôm rim nước mắm + cơm trắng + 1 quả vú sữa.
Ngày thứ 2
Bữa sáng
1 cái bánh trứng + 1 quả chuối nhỏ + 1 ly sữa đậu nành ít đường
Bữa trưa
Đậu luộc + chân giò hầm đu đủ xanh + cá chép kho + ruốc thịt heo + cơm trắng + 1 quả hồng xiêm.
Bữa tối
Cơm trắng + hoa thiên lý nấu thịt heo băm + giò + thịt bò xào măng tây + 2 miếng lê.
Ngày thứ 3
Bữa sáng
Phở bò + nho chín + 1 hộp sữa chua ít đường
Bữa sáng với món phở bò giúp mẹ ngon miệng, đủ chất dinh dưỡng (Ảnh minh họa)
Bữa trưa
Canh mướp đắng nhồi thịt heo + su su luộc + cơm trắng + giò heo rim nước mắm + 1 quả trứng gà luộc + 1 quả cam ngọt.
Bữa tối
Cơm trắng + canh bầu nấu tôm + thịt heo nạc luộc + đậu rán + 1 múi bưởi.
Ngày thứ 4
Bữa sáng
Cháo cá chép + 1 quả chuối + 1 ly sữa tươi tiệt trùng không đường
Bữa trưa
Khoai tây, cà rốt nấu sườn heo + ngọn su su luộc + lườn gà mật ong áp chảo + thịt viên sốt cà chua + ruốc heo + cơm trắng + 2 miếng dưa lưới.
Bữa tối
Cơm trắng + quả đậu bắp luộc +canh mồng tơi nấu thịt + tim heo rim nước mắm + 2 quả trứng gà luộc + ½ quả lê.
Khẩu phần, thực đơn cho bà đẻ luôn phải thay đổi (Ảnh minh họa)
Ngày thứ 5
Bữa sáng
Súp gà nấm + 1 ly sữa đậu nành + 1 miếng thanh long
Bữa trưa
Chim hầm hạt sen táo đỏ + cơm trắng + cá hấp + ruốc heo + rau cải luộc + xoài chín.
Bữa tối
Canh trứng nấu cà chua + cơm trắng + ngọn bí luộc + thịt bò xào cải thảo + tim lợn luộc + 2 miếng dưa hấu.
Ngày thứ 6
Bữa sáng
Cháo thịt chim bồ câu + 1 quả chuối + 1 ly sữa đậu nành
Bữa trưa
Canh cua mồng tơi + rau dền luộc + tôm rang + thịt kho tàu + cơm trắng + 5 trái dâu tây ngọt.
Bữa tối
Bí xanh nấu giò sống + bí xanh luộc + 1 quả trứng luộc + thịt gà rang nghệ + 1 quả trứng luộc + cơm trắng + 2 miếng đu đủ.
Thực đơn của mẹ phải đảm bảo có món canh, món luộc, thịt, cá (Ảnh minh họa)
Ngày thứ 7
Bữa sáng
Cơm rang thập cẩm + 1 ly sữa tươi tiệt trùng không đường + 1 quả hồng xiêm.
Bữa trưa
Gà tần thuốc bắc + cà rốt luộc + hoa chuối nấu sườn heo + đậu hũ luộc + cơm trắng + 2 miếng đu đủ chín.
Bữa tối
Cơm trắng + móng giò nấu đu đủ xanh + rau cải luộc + thịt bê xào hành + chim bồ câu quay + nem thịt + 2 miếng lê.
Bí quyết giúp mẹ ăn vào con không vào mẹ
Ngoài việc áp dụng thực đơn cho bà đẻ mổ và đẻ thường các mẹ nên biết một số bí quyết giúp ăn đủ chất nhưng không vào mẹ chỉ vào con.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ động vật.
- Bổ sung nhiều thực phẩm tăng tiết sữa, lợi sữa, ít táo bón.
- Không nên ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn.
- Bổ sung trái cây tráng miệng để mẹ giảm cân, ngon miệng, giảm cảm giác sợ đồ ăn.
Thực đơn cho bà đẻ sau sinh phải đảm bảo lợi sữa, mẹ không tăng cân (Ảnh minh họa)
- Uống nhiều nước.
- Có chế độ tập luyện đều đặn, chăm chỉ khi sức khỏe đã phục hồi.
- Uống các loại sữa ít đường hoặc không đường.
- Lựa chọn các thực phẩm giàu omega 3, vitamin, kẽm, sắt, canxi, protein…
- Thay đổi thực đơn mỗi ngày, đa dạng các món.
- Không ăn đêm quá muộn, thực phẩm giàu đạm.
- Sử dụng nguyên liệu đảm bảo, tươi, chỉ sử dụng khi nấu chín và không ăn đồ để quá lâu.
Lưu ý khi lên thực đơn cho bà đẻ
Chế độ ăn uống rất quan trọng với bà đẻ sau sinh, vì vậy khi lựa chọn hay chế biến các thực phẩm người thân cần phải lưu ý:
- Không nấu kèm với các thực phẩm gây mất sữa, ảnh hưởng đến tuyến sữa như: Lá lốt, gừng, ớt, bắp cải, măng tươi, bạc hà…
- Đồ ăn không chế biến lại nhiều lần.
- Thay đổi thực đơn mỗi ngày, cách chế biến khác nhau để kích thích vị giác của bà đẻ.
- Nên bổ sung trái cây giàu vitamin C, sữa tươi tiệt trùng.
Với 2 thực đơn cho bà đẻ mổ và đẻ thường ở trên sẽ giúp các mẹ dễ dàng giảm cân, lấy lại vóc dáng sau sinh mà vẫn lợi sữa, con khỏe, phát triển tốt. Mẹ có thể thay đổi thực đơn mỗi ngày để giảm thiểu cảm giác nhàm chán, sợ đồ ăn.