Rong kinh sau sinh: Bác sĩ sản khoa chỉ ra 3 yếu tố  khiến chị em dễ mắc nhất

Ngày 13/08/2019 16:00 PM (GMT+7)

Theo TS.BS Bùi Chí Thương, rong kinh sau sinh không chỉ gây ra nhiều khó chịu cho chị em mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe.

Rong kinh sau sinh: Bác sĩ sản khoa chỉ ra 3 yếu tố  khiến chị em dễ mắc nhất - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Chí Thương - Giảng viên Bộ môn Sản - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Rong kinh sau sinh: Bác sĩ sản khoa chỉ ra 3 yếu tố  khiến chị em dễ mắc nhất - 2

Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Chí Thương - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

Bình thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ bắt đầu trở lại sau 6 tháng sinh con. Tuy nhiên, do quá trình mang thai và sinh nở khiến cho hàm lượng hormone của cơ thể liên tục thay đổi nên chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến các hiện tượng rong kinh, kinh nguyệt ra ít, kinh nguyệt ra nhiều, kinh nguyệt màu đen…

Rong kinh sau sinh (hay còn gọi là kinh nguyệt kéo dài) chính là một trong những biến đổi mà rất nhiều phụ nữ sau khi sinh xong hay gặp phải.

Hiện tượng rong kinh sau sinh như thế nào?

Chu kỳ kinh nguyệt ở một phụ nữ trưởng thành khỏe mạnh thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 28 đến 32 ngày. Trong đó, thời gian hành kinh xuất hiện từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba hoặc ngày thứ năm của chu kỳ.

Máu kinh đỏ sẫm, không đông, bao gồm máu tử cung và niêm mạc bong tróc của âm đạo - tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong cơ quan sinh dục nữ.

Rong kinh sau sinh là tình trạng kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường (trên 7 ngày), có tính chu kỳ lặp đi lặp lại theo chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một hiện tượng khá phổ biến sau sinh và có thể dự báo trước.

Cùng với đó, lượng máu mất đi sau mỗi kỳ kinh nguyệt nhiều hơn chu kỳ bình thường, thường trên 80ml máu kinh cho mỗi chu kỳ (bình thường là khoảng 50 - 80 ml/ chu kỳ), gọi là cường kinh.

Nguyên nhân khiến phụ nữ bị rong kinh sau sinh

Nguyên nhân phụ nữ bị rong kinh sau sinh thường là do:

- Do mất cân bằng hormone:

Sau khi mang thai và sinh con, 2 hormone estrogen và progesterone bị thay đổi dẫn đến niêm mạc tử cung dày lên và khi chu kỳ kinh nguyệt xảy ra niêm mạc tử cung sẽ phải mất nhiều thời gian bị bong tróc, đào thảo ra khỏi cơ thể nên gây ra tình trạng rong kinh.

- Do ảnh hưởng của thuốc tránh thai sau sinh:

Phụ nữ sau sinh có quan hệ tình dục và sử dụng thuốc tránh thai có thể sẽ gây ra một số rối loạn nội tiết tố trong thời gian đầu sau sinh và dẫn đến rong kinh.

- Tổn thương tử cung, buồng trứng:

Một số bệnh lý như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng...cũng có thể làm xuất hiện tình trạng rong kinh (rong kinh bệnh lý).

Đặc biệt, với những trường hợp sinh mổ nếu sau sinh xảy ra hiện tượng rong kinh thường được xác định là do tổn thương tử cung như ứ dịch sẹo mổ lấy thai.

Rong kinh sau sinh: Bác sĩ sản khoa chỉ ra 3 yếu tố  khiến chị em dễ mắc nhất - 3

Sử dụng thuốc tránh thai là một trong số những yếu tố khiến rong kinh sau sinh xuất hiện. Ảnh minh họa

Dấu hiệu bị rong kinh sau sinh là gì?

Biểu hiện đặc trưng nhất của tình trạng rong kinh sau sinh là xuất huyết kéo dài trong chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ sau sinh bị rong kinh sẽ phải thay băng vệ sinh thường xuyên do xuất huyết diễn ra liên tục.

Một số triệu chứng khác của rong kinh là:

- Xuất huyết nặng liên tục trên 7 ngày.

- Kinh nguyệt hàng tháng thường kéo dài hơn 10 ngày.

- Tình trạng xuất hiện nặng bất thường xảy ra ở nhiều kỳ kinh nguyệt liên tiếp.

- Rong kinh sau sinh có gây nguy hiểm gì không?

- Rong kinh nhiều ngày có thể khiến sản phụ bị mất máu dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, thậm chí bị ngất xỉu.

Tình trạng nhiễm trùng, nhiễm nấm cũng rất dễ xảy ra do âm đạo là môi trường lý tưởng đến các loại vi khuẩn, nấm sinh sôi và phát triển khi rong kinh kéo dài. 

Ngoài ra, rong kinh sau sinh sẽ khiến cho mọi hoạt động của sản phụ đều bị ảnh hưởng, tâm lý khó chịu, căng thẳng, dễ nổi nóng.

Rong kinh sau sinh: Bác sĩ sản khoa chỉ ra 3 yếu tố  khiến chị em dễ mắc nhất - 4

Rong kinh sau sinh sẽ khiến cho mọi hoạt động của sản phụ đều bị ảnh hưởng, tâm lý khó chịu, căng thẳng, dễ nổi nóng. Ảnh minh họa

Cách chữa rong kinh ở phụ nữ sau khi sinh

Phương pháp điều trị rong kinh thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và những ảnh hưởng đối với đời sống hàng ngày của sản phụ.

Trường hợp bị rong kinh do rối loạn nội tiết tố thì mẹ không cần phải điều trị bằng thuốc, bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian. Nhưng nếu rong kinh do bệnh lý, bệnh có những diễn tiến nghiêm trọng, mẹ cần gặp bác sĩ sớm để xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị cụ thể.

Để cơ thể nhanh chóng hồi phục, hạn chế tình trạng bị rong kinh sau sinh, sản phụ cần tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

- Vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ và đúng cách, không nên thụt rửa vào bên trong.

- Khi nhận thấy lượng máu ra nhiều, nên thay băng vệ sinh để đảm bảo vùng kín được sạch sẽ.

- Không quan hệ vợ chồng khi bị rong kinh vì có thể khiến các tác nhân gây bệnh xâm nhập sâu vào bên trong hoặc gây tổn thương âm đạo.

- Bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt để phòng tránh nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.

XEM THÊM: 

Kinh nguyệt sau sinh và những điều ít ai nói cho mẹ biết

Cảnh báo từ chuyên gia: Băng huyết sau sinh, tai biến sản khoa hàng đầu dẫn đến tử vong

Sau sinh mổ, mẹ nhất định không được mắc 4 sai lầm này kẻo rước họa vào thân

Sau sinh bao lâu thì được quan hệ, thời gian tốt nhất là khi nào?
Sau sinh bao lâu thì được quan hệ lại, cách quan hệ an toàn không có thai là điều các cặp vợ chồng thắc mắc. Sau sinh, mẹ bầu cần thời gian hồi phục...
Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Chí Thương - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiến sĩ, Bác sĩ Bùi Chí Thương