5 thực phẩm "thần thánh" giúp mẹ bầu giảm bớt cơn đau trong quá trình chuyển dạ sinh thường

Thảo Nguyên - Ngày 17/06/2023 14:00 PM (GMT+7)

Từ tuần 35 trở đi, mẹ bầu nên tích cực ăn những thực phẩm này sẽ giúp giảm bớt các cơn đau chuyển dạ, tử cung mở nhanh và con chào đời dễ dàng hơn.

Thạc sĩ, bác sĩ Trương Quang Hải

- Tốt nghiệp chuyên ngành sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội

- Chuyên gia trong lĩnh vực vô sinh hiếm muộn

Xem tất cả bài viết của chuyên gia

Đau khi chuyển dạ được gây ra bởi sự co thắt cơ tử cung và áp lực đè lên cổ tử cung. Nhiều mẹ bầu có thể cảm nhận rõ các cơn co đau thắt mạnh ở bụng, háng, lưng, cũng như cảm giác đau nhức. Một số mẹ bầu sẽ bị đau ở hai bên hông hoặc đùi.

Nguyên nhân gây đau trong quá trình chuyển dạ sinh thường của mẹ bầu là do áp lực lên bàng quang và vùng tầng sinh môn do đầu của thai nhi thúc xuống đường sinh dục cũng như âm đạo bị kéo căng.

Mặc dù chuyển dạ thường được các mẹ bỉm coi là một hành trình gây đau đớn nhất mà họ từng trải qua nhưng cơn đau này lại rất khác nhau ở mỗi phụ nữ, thậm chí là ở mỗi lần sinh nở khác nhau.

Thực tế, mỗi sản phụ sẽ có những trải nghiệm khác nhau về cơn đau chuyển dạ. Một số mẹ bầu chỉ nhâm nhẩm như đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng một số mẹ bầu khác phải chịu cơn đau thắt rất mạnh. Đặc biệt các cơn co thắt này lặp đi lặp lại liên tục và tần suất giữa các cơn co thắt càng trở nên ít hơn.

Thực tế, mỗi sản phụ sẽ có những trải nghiệm khác nhau về cơn đau chuyển dạ. (Ảnh minh họa)

Thực tế, mỗi sản phụ sẽ có những trải nghiệm khác nhau về cơn đau chuyển dạ. (Ảnh minh họa)

Để giảm đau trong quá trình chuyển dạ sinh thường, ngay trong quá trình mang thai chị em nên tập thể dục thường xuyên và hợp lý. Điều này giúp cơ bắp chắc khỏe hơn, chuẩn bị cho cơ thể sẵn sàng với những căng thẳng lúc chuyển dạ. Tập thể dục cũng làm tăng sức chịu đựng của mẹ bầu, điều này sẽ rất có lợi nếu quá trình chuyển dạ kéo dài của mẹ bầu.

Ngoài ra, theo Thạc sĩ, bác sĩ Trương Quang Hải - Tốt nghiệp chuyên ngành sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội; chuyên gia trong lĩnh vực vô sinh hiếm muộn sản phụ khoa và nam khoa cho biết những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn thêm một số thực phẩm sau cũng giúp giảm bớt cơn đau trong quá trình chuyển dạ sinh thường.

Ăn chè mè/vừng đen vào tuần thứ 35 của thai kỳ

Từ tuần thai thứ 35, mẹ bầu có ăn chè vừng đen (mè đen) nấu với bột sắn dây. Mỗi ngày ăn một lần. Vừng đen chứa dầu, protein, vitamin E, axit folic có thể hỗ trợ quá trình sinh nở của chị em được diễn ra dễ dàng, thuận lợi hơn.

Từ tuần thai thứ 35, mẹ bầu có ăn chè vừng đen (mè đen) nấu với bột sắn dây. (Ảnh minh họa)

Từ tuần thai thứ 35, mẹ bầu có ăn chè vừng đen (mè đen) nấu với bột sắn dây. (Ảnh minh họa)

Ăn dứa/thơm vào tuần thứ 39 của thai kỳ

Trong trái dứa có chứa nhiều chất bromelain - một loại enzyme gây co thắt và làm mềm cổ tử cung dễ dẫn đến sảy thai. Do đó, gần như suốt thai kỳ mẹ bầu nên kiêng ăn loại quả này. Tuy nhiên, khi đến gần ngày sinh, mẹ có thể ăn hoặc uống nước ép dứa để quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Gần ngày sinh, mẹ có thể ăn hoặc uống nước ép dứa để quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. (Ảnh minh họa)

Gần ngày sinh, mẹ có thể ăn hoặc uống nước ép dứa để quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn. (Ảnh minh họa)

Ăn rau lang từ tuần thứ 39 của thai kỳ

Rau lang có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, thích hợp dùng cho phụ nữ mang thai. Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu thường xuyên ăn loại rau này có thể rút ngắn thời gian sinh con vì nó giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, giảm đáng kể các cơn đau.

Mẹ bầu cũng có thể ăn rau lang ngay sau khi sinh để có nhiều sữa hơn cho bé.

Rau lang có thể rút ngắn thời gian sinh con vì nó giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, giảm đáng kể các cơn đau. (Ảnh minh họa)

Rau lang có thể rút ngắn thời gian sinh con vì nó giúp cổ tử cung mở nhanh hơn, giảm đáng kể các cơn đau. (Ảnh minh họa)

Ăn cà tím vào tuần cuối của thai kỳ

Theo kinh nghiệm dân gian, ăn cà tím vào tháng cuối thai kỳ có thể giúp cổ tử cung co giãn tốt hơn, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng. Bời trong cà tím có chứa một lượng phytohormone cao, là chất gây ra kinh nguyệt. Bên cạnh đó, khi ăn quá nhiều cà tím, chất toxoplasmosis trong cà tím cũng có thể kết hợp với phytohormone làm tăng nguy cơ sinh non.

Ăn cà tím vào tháng cuối thai kỳ có thể giúp cổ tử cung co giãn tốt hơn, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng. (Ảnh minh họa)

Ăn cà tím vào tháng cuối thai kỳ có thể giúp cổ tử cung co giãn tốt hơn, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra nhanh chóng. (Ảnh minh họa)

Uống nước lá tía tô

Tía tô vị cay, tính ấm, được sự dụng trong một số bài thuốc có tác dụng an thai, giúp giảm ốm nghén.

Uống nước lá tía tô để giúp cổ tử cung mở nhanh và con chào đời dễ dàng hơn. (Ảnh minh họa)

Uống nước lá tía tô để giúp cổ tử cung mở nhanh và con chào đời dễ dàng hơn. (Ảnh minh họa)

Đến thời điểm có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ vẫn có thể uống nước lá tía tô để giúp cổ tử cung mở nhanh và con chào đời dễ dàng hơn. Mẹ bầu uống nước tía tô càng đặc càng tốt.

5 thực phẩm amp;#34;thần thánhamp;#34; giúp mẹ bầu giảm bớt cơn đau trong quá trình chuyển dạ sinh thường - 7

Con dâu chuyển dạ đau dữ dội xin tiêm giảm đau, mẹ chồng mắng không biết hy sinh vì con
Sản phụ trẻ lúc chuyển dạ bị đau bụng dữ dội muốn xin mẹ chồng cho làm giảm đau trong đẻ nhưng bà nhất định không đồng ý còn mắng con dâu khả năng...

Câu chuyện đi đẻ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thạc sĩ, bác sĩ Trương Quang Hải