Cả phòng sinh từ y tá tới bác sỹ đều ngỡ ngàng trước câu nói của anh. Lúc chồng em ra ngoài rồi, chị y tá cười với em bảo: “Em thật hạnh phúc và may mắn khi có người chồng lo cho mình như thế".
-
Tốc độ phátChuẩn
-
Giọng đọc
“Muốn biết người đàn ông có yêu vợ hay không, cứ nhìn khi vợ đẻ sẽ biết”, câu nói này quả thực không hề sai. Khi đưa vợ đi đẻ, mỗi anh chồng có 1 cách hành xử khác nhau, phản ánh đúng tình cảm, sự quan tâm lo lắng của anh ấy dành cho người phụ nữ của mình. Và đây là câu chuyện về chồng em mọi người ạ.
Cưới 3 năm em mới có bầu, thai bị dọa sảy mấy lần nên phải kiêng kĩ lắm. Trong vòng 5 tháng đầu em chỉ nằm treo chân trên giường, kiêng vận động đi lại, mọi việc lớn nhỏ trong nhà mình chồng em lo liệu. Anh đi làm về là tất bật lao vào bếp nấu nướng rồi mang lên phòng cho vợ. Em nhìn vừa thương vừa áy náy. Biết vợ suy nghĩ, anh lại cười động viên:
“Được chăm vợ anh thấy hạnh phúc lắm. Để có được đứa con, 2 vợ chồng mỗi người cố gắng một chút. Miễn em vui vẻ khỏe mạnh để con có thể suôn sẻ chào đời thì vất vả mấy anh cũng chịu được”.
Chờ đợi mãi cũng tới ngày sinh, em đau bụng hơn 1 ngày tử cung mới mở. (Ảnh minh họa)
Chờ đợi mãi cũng tới ngày sinh, em đau bụng hơn 1 ngày tử cung mới mở. Tuy nhiên trong quá trình sinh, bác sỹ phát hiện em bé bị nhau thai quấn cổ 3 vòng chứ không phải 2 vòng như lúc siêu âm. Không những thế còn bị rau cài răng lược, ra máu nhiều, tiên lượng xấu. Chồng em nhận tin, anh hốt hoảng giọng nói mà như khóc:
“Nhờ bác sỹ bằng mọi cách cứu vợ con tôi. Tốn kém bao nhiều tôi đều lo hết”.
Nằm trên bàn đẻ, mất máu nhiều em choáng váng gần như không cầm cự nổi. Nghe tiếng chồng bên ngoài cửa vọng vào khiến em có thêm động lực cố gắng hơn.
Khoa sản huy động hết các bác sỹ giỏi vào hỗ trợ ca sinh của em. May mắn 3 tiếng sau em cũng vượt cạn thành công, con chào đời khỏe mạnh, rau thai được lấy sạch, máu đã cầm.
Khi bác sỹ mở cửa gọi chồng để trao con, anh ấy lau nước mắt chạy lại, tay đỡ con nhưng miệng không ngưng hỏi:
“Tình hình vợ em thế nào rồi hả bác sỹ? Cô ấy có bình an không?”.
Nhìn vợ còn nằm trên bàn sinh, anh vội vàng xin phép:
“Cho em vào với vợ một lát được không? Em sẽ ra ngay”.
Anh trao con lại cho bà nội, đi thẳng tới chỗ vợ nằm vừa nắm tay vừa hôn lên trán em thủ thỉ trong nghẹn ngào:
“Ơn trời, em bình an vô sự rồi. Cảm ơn em đã chịu vất vả, bất chấp nguy hiểm sinh con cho anh. Mình chỉ đẻ 1 đứa thôi, anh không để vợ phải gặp nguy hiểm thêm lần nào nữa”.
Em thật hạnh phúc và may mắn khi có người chồng lo cho mình như thế (Ảnh minh họa)
Cả phòng sinh từ y tá tới bác sỹ đều ngỡ ngàng trước câu nói của anh. Lúc chồng em ra ngoài rồi, chị y tá cười với em bảo:
“Em thật hạnh phúc và may mắn khi có người chồng lo cho mình như thế. Đàn ông ít người được thế lắm em ạ”.
Nghe chị y tá nói, em thực sự cũng thấy ấm lòng mọi người ạ”.
Sinh nở vốn là thiên chức của phụ nữ nhưng trong quá trình ấy, họ luôn cần có sự quan tâm chăm sóc từ người chồng “đầu gối tay ấp”. Sau 9 tháng 10 ngày mang bầu vất vả, lên bàn đẻ phụ nữ lại đối diện với bao nguy hiểm rập rình thậm chí có thể mất mạng nhưng có người chồng tốt thế này dù vất vả sinh nở em vẫn hạnh phúc lắm.