Đau bụng dữ dội, cô gái 23 tuổi vào viện cấp cứu mới biết có bầu, bác sĩ vội mổ lấy thai gấp

Thảo Nguyên - Ngày 18/02/2023 15:38 PM (GMT+7)

Khi vào đến viện, các bác sĩ nói cô đã mang thai và bị vỡ ối từ lâu, có dấu hiệu suy thai phải mổ lấy em bé gấp khiến cho sản phụ và người nhà đều bất ngờ.

Mới đây, các bác sĩ bệnh viện Nam Đầu ở Đài Loan (Trung Quốc) đã phải sắp xếp một ca sinh mổ khẩn cho một sản phụ trẻ. Theo đó, sản phụ này năm nay 23 tuổi, có kinh nguyệt không đều. Chính vì thế khi mang thai, cô không hề biết. Bản thân cô cũng không gặp những dấu hiệu có bầu nào rõ ràng.

Vì thế một ngày cô bị đau bụng dữ dội, gia đình đã phải vội vàng đưa cô vào viện cấp cứu. Nhưng khi vào viện, các bác sĩ lập tức thăm khám thì phát hiện cô đang có bầu, đã vỡ ối từ lâu, có dấu hiệu suy thai nên phải ngay lập tức sắp xếp một cuộc mổ lấy thai.

May mắn sau ca sinh mổ, 2 mẹ con đều an toàn. Bé trai 3,4kg đã chào đời nhưng rơi vào tình trạng hít phân su. Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của bác sĩ mà sức khỏe của bé trai dần ổn định.

May mắn sau ca sinh mổ, 2 mẹ con đều an toàn. (Ảnh minh họa)

May mắn sau ca sinh mổ, 2 mẹ con đều an toàn. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ phụ trách ca sinh mổ cho sản phụ này, khi bé sơ sinh vô tình hít phải phân su vào khí quản và phổi có thể dẫn đến nhiễm trùng và suy phổi, suy hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến suy tim phổi hoặc bệnh não do ngạt vì thiếu oxy nghiêm trọng, nguy hiểm đến tính mạng.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo các chị em hãy chú ý đến những thay đổi về thể chất của bản thân và khuyến khích các thành viên trong gia đình quan sát, quan tâm đến tình trạng sức khỏe của nhau để có thể dễ dàng phát hiện những bất thường của người thân trong gia đình.

Thực tế khi mang thai, nếu thai phụ không được khám sản khoa trong suốt thai kỳ sẽ rất nguy hiểm. Bởi nếu thai phụ mắc các bệnh khác, không có thai kỳ khỏe mạnh từ trước có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tính mạng của mẹ và bé khi vượt cạn.

Các biến chứng của hội chứng trẻ sơ sinh hít phân su

- Phân su trong phổi có thể gây viêm và nhiễm trùng, còn gọi là viêm phổi hít phân su.

- Phân su cũng có thể chặn đường thở, làm phì đại phổi. Nếu phổi phì đại quá nhiều, nó có thể vỡ hoặc suy. Sau đó, không khí từ bên trong phổi có thể tích tụ trong khoang ngực và xung quanh phổi. Tình trạng này, được gọi là tràn khí màng phổi gây khó khăn cho việc tái tạo phổi. Tràn khí màng phổi chiếm 15% - 30% tổng số trẻ sơ sinh bị hít phân su, đặc biệt ở những trẻ thở máy, có bẫy khí. Chọc hút khí hoặc dẫn lưu khí là cần thiết ở những em bé này.

- Hội chứng hít phân su làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị tăng huyết áp phổi dai dẳng. Huyết áp cao trong các mạch máu phổi sẽ hạn chế lưu lượng máu và khiến bé khó thở đúng cách. Huyết áp phổi ở trẻ sơ sinh là một tình trạng hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng. Tăng áp động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh chiếm 1/3 trong số trẻ hít phân su.

Bé sơ sinh vô tình hít phải phân su vào khí quản và phổi có thể dẫn đến nhiễm trùng và suy phổi, suy hô hấp. (Ảnh minh họa)

Bé sơ sinh vô tình hít phải phân su vào khí quản và phổi có thể dẫn đến nhiễm trùng và suy phổi, suy hô hấp. (Ảnh minh họa)

- Mặc dù hội chứng hít phân su thường không đe dọa đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra các biến chứng sức khỏe đáng kể cho trẻ sơ sinh. Đặc biệt, nếu hội chứng này nghiêm trọng hoặc không được điều trị, nó có thể gây tử vong cho trẻ. Trong những trường hợp hiếm, hội chứng hít phân su nghiêm trọng có thể hạn chế oxy đến não trẻ, gây tổn thương não vĩnh viễn, 20% trẻ có thể có vấn đề về thần kinh.

- Giảm chức năng phổi: có 5% trẻ sống được nhưng phụ thuộc oxy đến 1 tháng tuổi. Chức năng phổi bất thường: bao gồm tăng dung tích cặn chức năng, tần suất bị viêm phổi cao. Những trẻ hít ối phân su được cứu sống mà phải thở oxy dài ngày có nguy cơ bị bệnh phổi mạn, tăng nhạy cảm đường thở (dễ phát triển bệnh hen suyễn, viêm phổi) chậm phát triển tâm thần, điếc.

Ngày đi đẻ bất ngờ của mẹ bầu Thái Nguyên, bà ngoại cuống cuồng xuống căng tin viện mua quần áo sơ sinh
Khi xuống đến viện dưới thành phố, bác sĩ bảo đã mở 3 phân nên nhập viện đẻ gấp. Cả nhà Hải Anh ngỡ ngàng, bà ngoại cuống cuồng chạy đi chạy lại làm thủ tục nhập viện.

Câu chuyện đi đẻ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện đi đẻ