Mẹ bầu Hà Nội bất đắc dĩ phải đi đẻ một mình, dù chuẩn bị tâm lý vẫn có chút lo lắng

Thảo Nguyên - Ngày 09/06/2023 14:00 PM (GMT+7)

Do đi đẻ giữa mùa dịch, nhà lại neo người nên sản phụ này đã phải đi sinh một mình ở viện nhưng may mắn thuận buồn xuôi gió, mẹ tròn con vuông.

Gần 2 năm đã trôi qua nhưng mỗi khi nghĩ về hành trình đi đẻ một mình bất đắc dĩ của mình, chị Đinh Vân – bà mẹ 2 con ở Hà Nội vẫn nhớ về những ngày đặc biệt đó.

Mẹ bỉm 2 con chia sẻ, tháng 7/2021, chị chọn bệnh viện Bưu Điện Hà Nội để đi sinh giữa mùa dịch căng thẳng. 

Tháng 7/2021, chị chọn bệnh viện Bưu Điện Hà Nội để đi sinh giữa mùa dịch căng thẳng. (Ảnh: NVCC)

Tháng 7/2021, chị chọn bệnh viện Bưu Điện Hà Nội để đi sinh giữa mùa dịch căng thẳng. (Ảnh: NVCC)

“Dịch Covid nên người thân họ hàng không ai bay ra giúp đỡ được vì đều nằm trong vùng dịch. Chồng mình thì lại kẹt ở TP.HCM không về được. Ông bà nội cũng lớn tuổi và phải thay nhau chăm bạn lớn gần 3 tuổi ở nhà nữa. Mẹ chồng chỉ vào cùng làm thủ tục nhập viện giúp mình rồi sau đó phải về chăm cháu nhỏ ở nhà. Dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng mình vẫn hơi lo lắng”, chị Vân tâm sự.

Quá trình làm hồ sơ sinh tại phòng khám

Do mang thai lần 2 và thăm khám tại phòng khám của bác sĩ trưởng khoa sản, Bệnh viện Bưu Điện từ trước nên chị Vân nhờ bác mổ đẻ cho luôn. Vì thế, khi bầu 32 tuần, chị Vân đến phòng khám của bác sĩ làm hồ sơ sinh.

Mẹ bầu Hà Nội bất đắc dĩ phải đi đẻ một mình, dù chuẩn bị tâm lý vẫn có chút lo lắng - 2

“Làm hồ sơ sinh tại phòng khám nhanh gọn mà giá bằng trong bệnh viện. Không cần phải đem giấy tờ gì, chỉ mang tiền theo thôi. Họ sẽ trả kết quả qua zalo và lần khám thai tiếp theo thì mình sẽ lấy bộ hồ sơ sinh tại phòng khám luôn. Nhớ nhịn ăn trước 6 tiếng để lấy máu và mẫu nước tiểu. Do bác sĩ bận nên mẹ bầu muốn nhờ mổ thì cứ nói với bác sĩ”, chị Vân chia sẻ.

Hành trình sinh mổ lần 2 một mình không có người thân bên cạnh

Do đăng ký mổ đẻ sáng ngày 14/7 nên 17h chiều ngày 13/7 chị Vân sang phòng khám của bác sĩ để siêu âm lại và lấy giấy chỉ định qua bệnh viện làm xét nghiệm Covid.

Khi vào bệnh viện sẽ phải đến khu vực khai báo y tế. Sau đó di chuyển ra khu vực làm giấy tờ và lấy mẫu xét nghiệm Covid. Xét nghiệm Realtime RT-PCR Sars-CoV-2 cho người bệnh nhập viện điều trị nội trú (không thuộc nhóm đối tượng được BHYT thanh toán) và người nhà ở lại hỗ trợ chăm sóc (nếu có yêu cầu ở lại) là xét nghiệm sàng lọc (không được bảo hiểm y tế thanh toán kinh phí). Do vậy người bệnh và người hỗ trợ chăm sóc phải thanh toán theo mức giá dịch vụ Bệnh viện Bưu Điện đã ban hành là 860 ngàn đồng/người.

Các mẹ bầu và người nhà sẽ vào ngồi chờ tại phòng chờ sinh. (Ảnh: NVCC)

Các mẹ bầu và người nhà sẽ vào ngồi chờ tại phòng chờ sinh. (Ảnh: NVCC)

“Các thủ tục làm giấy tờ thì mẹ chồng mình làm giúp, còn mình chỉ ngồi thở thôi vì ì ạch quá rồi. Sau khi làm xong giấy tờ thì qua khu vực lấy mẫu ở mũi họng, hơi khó chịu tí nhưng chỉ mất mấy giây thôi. Kết quả sáng mai vào viện họ sẽ dán vào bộ hồ sơ sinh cho mình. Lấy mẫu xong thì về nhà, ăn uống xong trước 20h tối thì nhịn tới sáng đi mổ, không được uống nước luôn”, chị Vân kể lại.

5h sáng, chị Vân có mặt tại bệnh viện và làm giấy tờ để nhập viện. Mang theo đầy đủ giấy tờ mà bệnh viện yêu cầu và đóng tiền viện phí ứng trước tại đó luôn (sinh mổ 10 triệu đồng). Xong xuôi các thủ tục sẽ có người đưa lên khoa sản. Ở đây sẽ được phát đồ dùng của bệnh viện như: quần áo cho mẹ, áo và khăn quấn bé, 5 bỉm dán cho mẹ, ga và chăn, khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc, lược chải tóc.

Tại đây, mẹ bầu và người nhà sẽ vào ngồi chờ tại phòng chờ sinh. Sau đó sẽ được gọi ra bàn lễ tân điền thông tin cá nhân và tới phòng kia để y tá thụt phân trước khi mổ. Sau khi họp giao ban xong bác sĩ mổ sẽ đến gọi tên những sản phụ mổ buổi sáng theo phân giờ mà họ đã chọn. Sau đó sẽ được gọi vào phòng làm việc của bác sĩ để hỏi thông tin.

Đi đẻ 1 mình nên chị Vân gửi em bé vào khoa sơ sinh nhờ các cô y tá chăm hộ. Mẹ chỉ việc nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho khoẻ. (Ảnh: NVCC)

Đi đẻ 1 mình nên chị Vân gửi em bé vào khoa sơ sinh nhờ các cô y tá chăm hộ. Mẹ chỉ việc nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho khoẻ. (Ảnh: NVCC)

“Nếu các mẹ có muốn cảm ơn bác sĩ thì cầm sẵn phong bì để đưa luôn. Mình cảm ơn bác 4 triệu đồng. Đợi một lúc sau có người gọi thì di chuyển qua phòng mổ luôn. Mổ xong thì nằm phòng hồi sức tầm 2 tiếng, khi nào y tá họ hỏi giơ chân lên được chưa thì sẽ cho về phòng nằm (hoặc phòng vip nếu các chị em đăng ký)”, mẹ bỉm kể chi tiết.

Sau sinh, chị Vân nằm phòng 4 giường ở tầng 3 cùng khu đẻ mổ. Về phòng sẽ có y tá bế em bé về cho các sản phụ sau đẻ. Tuy nhiên, do chỉ đi đẻ 1 mình nên chị Vân gửi em bé vào khoa sơ sinh nhờ các cô y tá chăm hộ. Mẹ chỉ việc nghỉ ngơi tĩnh dưỡng cho khoẻ.

“Đầu giường có chuông bấm, có việc gì cần nhờ thì chỉ cần bấm chuông là các cô y tá sẽ đến giúp đỡ như pha sữa cho bé, cho bé ăn, thay bỉm cho mẹ, hay các việc gì mà các mom cần. Các cô rất nhiệt tình và đáng yêu. Nhưng sau giờ hành chính các cô không trực nên lúc bấm chuông không có người đến thì phải nhờ người đi gọi hộ”, mẹ bỉm kể.

Mẹ bầu Hà Nội bất đắc dĩ phải đi đẻ một mình, dù chuẩn bị tâm lý vẫn có chút lo lắng - 5

Đầu giường sản phụ có chuông bấm, có việc gì cần nhờ thì chỉ cần bấm chuông là các cô y tá sẽ đến giúp đỡ. (Ảnh: NVCC)

Đầu giường sản phụ có chuông bấm, có việc gì cần nhờ thì chỉ cần bấm chuông là các cô y tá sẽ đến giúp đỡ. (Ảnh: NVCC)

Sau sinh, hàng ngày sẽ có người vào hỏi sản phụ đăng kí hôm nay ăn gì, còn người nhà sẽ ăn ở dưới căng tin. Sáng từ 7h20 - 11h và chiều từ 13h30 – 16h, người nhà phải ra ngoài xuống tầng 1 để các bác sĩ đi làm việc. Khoảng 8h sẽ có các cô đến đưa bé đi tắm. Mẹ bỉm cũng sẽ được chiếu tia Plasma 2 lần, mỗi ngày 1 lần. Hàng ngày sẽ có các cô y tá đi đo huyết áp và bác sĩ đi thăm khám cho các mẹ bỉm và em bé.

Cơm tại viện cũng có sẵn rất tiện lợi để đặt. (Ảnh: NVCC)

Cơm tại viện cũng có sẵn rất tiện lợi để đặt. (Ảnh: NVCC)

“Dịch vụ lấy máu gót chân cho con thì vào buổi sáng của ngày xuất viện sẽ có y tá đến hỏi là làm xét nghiệm loại nào cho con thì điền thông tin và đăng kí. Mình chọn gói 63 bệnh giá 1,8 triệu cho yên tâm. Mình nằm viện 2 ngày rưỡi là được về. Lúc về cũng được các cô y tá hỗ trợ giúp xách đồ và bế em bé xuống tầng. Ở dưới thì đã có ông bà nội chờ đón 2 mẹ con về”, chị Vân nhớ lại.

Thêm một lưu ý nữa là nếu các chị em ra viện vào ngày thường trong tuần sẽ được lấy giấy chứng sinh luôn. Còn ra viện vào thứ 7, chủ nhật sẽ phải quay lại lấy vào tuần sau. Tổng chi phí sinh mổ của chị Vân sau khi trừ bảo hiểm chỉ khoảng hơn 8 triệu đồng.

Tổng chi phí mổ đẻ và nằm lưu tại viện của chị Vân. (Ảnh: NVCC)

Tổng chi phí mổ đẻ và nằm lưu tại viện của chị Vân. (Ảnh: NVCC)

Khi chia sẻ về hành trình đi đẻ một mình, chị Vân khẳng định: “Nếu chị em nào buộc phải đi đẻ 1 mình như mình hay đang lo chồng hay mẹ mình không chăm được thì yên tâm đi vì đã có các cô y tá hỗ trợ 24/24 luôn. Đồ đạc không cần đem nhiều làm gì cho nặng vì viện đã có đủ cả. Nói chung đi sinh 1 mình mà mình vẫn rất hài lòng và an tâm”.

Mẹ bầu Hà Nội bất đắc dĩ phải đi đẻ một mình, dù chuẩn bị tâm lý vẫn có chút lo lắng - 9

Mẹ bỉm chia sẻ kinh nghiệm và chi phí làm hồ sơ sinh tại Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội
Khi mang thai, mẹ bầu nên làm hồ sơ sinh tại viện từ tuần thứ bao nhiêu và quy trình làm có phức tạp không, chi phí bao nhiêu… luôn là những thắc mắc của các chị em đang mang thai.

Làm hồ sơ sinh, giấy khai sinh

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chọn nơi sinh