Bị u buồng trứng khi đang mang thai, mẹ bầu Bắc Ninh vẫn giữ được thai ngôi ngược an toàn tới ngày vượt cạn.
Chuyên môn: Sản phụ khoa
Nơi công tác: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Sáng 5/7/2023, nam bác sĩ sản khoa Nguyễn Trung Đạo, Khoa sản bệnh A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã mổ thành công cho sản phụ Bắc Ninh lấy thai ngôi ngược và bóc tách khối u buồng trứng đường kính 16cm.
Theo bác sĩ Đạo chia sẻ, sản phụ này mang thai lần 2. Từ khi bắt đầu có thai, sản phụ Bắc Ninh đã phát hiện bị u buồng trứng trái với kích cỡ 10cm. Sau đó, u to dần lên.
Mẹ bầu 39 tuần vừa mổ đẻ lấy thai ngôi ngược, vừa bóc khối u buồng trứng 16 cm. (Ảnh: BSCC)
Khi ở tuần 39 thì u buồng trứng trái đã tăng kích cỡ lên 16 cm. Cộng thêm sản phụ mang bầu ngôi mông nên bác sĩ đã quyết định mổ lấy thai đồng thời bóc tách khối u cho sản phụ này.
Bác sĩ Đạo cũng cho rằng, có nhiều nguyên nhân gây u nang buồng trứng khi mang thai nhưng thường xuất hiện từ nhỏ, gọi là u thực thể mà chưa từng được phát hiện ra trước đó.
Bị u nang buồng trứng khi mang thai, thai phụ thường không có biểu hiện gì đặc biệt. Bên cạnh đó, một số u nang buồng trứng khi mang thai phát triển có thể gây ra một số triệu chứng như cảm giác đau ở vùng bụng dưới hoặc vùng chậu bên có u nang, đầy hơi, chậm tiêu, ăn kém, bụng to hơn tuổi thai, chảy máu âm đạo, buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt, choáng váng, sốt…
Tuy nhiên khi bị u nang buồng trứng trong thai kỳ, những mẹ bầu có thể phải đối mặt với những nguy hiểm như: “Mẹ bầu có thể bị đau và cơn đau có thể tăng mức độ nặng do bị vỡ u nang buồng trứng. Ngoài ra, trong một số ít trường hợp, u nang buồng trứng có thể khiến buồng trứng bị xoắn, khiến người chị em rất đau đớn và cần đến bệnh viện cấp cứu.
Đặc biệt, bị u nang buồng trứng trong thai kỳ lúc lúc chuyển dạ khó sinh thường vì khối u chèn ép thai nhi hoặc trong trường hợp sản phụ trên, u nang to lên về kích cỡ đè đẩy tử cung sang 1 bên làm cho thai không xoay đầu xuống được nên thai ngôi mông”, bác sĩ Đạo chia sẻ.
Bé gái đã chào đời khỏe mạnh, an toàn. (Ảnh: BSCC)
Để giúp các mẹ bầu bị u nang buồng trứng khi mang thai và vượt cạn an toàn, bác sĩ khoa sản bệnh A4, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khuyến cáo thai phụ nên theo dõi thai kỳ thường xuyên, đi khám theo các mốc thời gian mà bác sĩ hẹn để được theo dõi sát sao và chỉ định phù hợp nhất.
“Thực tế, vì tốc độ phát triển của thai nhi rất nhanh, u nang buồng trứng khi mang thai cũng có diễn tiến tăng kích thước trong thai kỳ nên có thể gây ảnh hưởng, tác động đến thai nhi như gây sảy thai, sinh non và nhau tiền đạo… Do đó các mẹ bầu bị u buồng trứng khi mang thai phải hết sức cẩn trọng”, bác sĩ Đạo nói.
Tin liên quan
Mới sinh con bằng gói mổ đẻ dịch vụ 20 triệu tại bệnh viện Phụ sản TW, bà mẹ trẻ Hà Nội rất vừa lòng và chưa chê được bất cứ điểm gì ở đây.
Người mẹ trong tình trạng bị béo phì, tiểu đường thai kỳ và nhiều chứng bệnh khác.
Mặc dù thai ngôi ngược thường được các bác sĩ khuyên mổ chủ động, nhưng nhiều trường hợp thai phụ vẫn sinh thường an toàn. Điều đáng nói,...
Cố chịu đau gần 12 tiếng đồng hồ để được sinh thường nhưng do thai ngôi ngược nên bác sĩ bắt buộc phải mổ bắt em bé, đảm bảo sự an toàn cho...
Tin bài cùng chủ đề Bác sĩ Nguyễn Trung Đạo
Khi cổ tử cung ngắn, hở, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc sảy thai to, khi ấy bác sĩ sản khoa thường chỉ định khâu cổ tử cung hoặc đặt vòng nâng Arabin dự phòng sinh non.