Vợ đau đẻ kêu gào khản tiếng, chồng vung tay tát thẳng mặt khiến bác sĩ cũng sững sờ

Ngày 22/11/2019 13:25 PM (GMT+7)

Cùng vợ vào phòng sinh nhưng anh chồng này không giữ được bình tĩnh khi cô kêu gào quá nhiều.

Sinh con có lẽ là thời điểm phụ nữ đau đớn, yếu đuối và cần sự động viên từ chồng hay người thân nhất. Đó chính là lý do ngày càng nhiều bệnh viện cho phép người nhà sản phụ cùng vào phòng sinh. Tuy nhiên, khi có thêm sự xuất hiện của một người "ngoại đạo" trong căn phòng đặc biệt này, không ít chuyện dở khóc dở cười đã xảy ra. 

Mới đây, một nữ y tá họ Vương (Trung Quốc) làm việc tại khoa sản đã chia sẻ lại câu chuyện cô chứng kiến khi một cặp vợ chồng lựa chọn "đi đẻ có đôi". 

Vợ đau đẻ kêu gào khản tiếng, chồng vung tay tát thẳng mặt khiến bác sĩ cũng sững sờ - 1

Theo đó, khi hai vợ chồng xin phép bác sĩ đỡ đẻ để chồng cùng vào phòng sinh, bác sĩ đã không đồng ý vì ông quan sát thấy anh này có vẻ nóng tính, hấp tấp. Tuy nhiên sau đó, do người mẹ năn nỉ nhiều lần nên yêu cầu đã được chấp thuận. 

Trong quá trình sinh nở, người vợ rất đau đớn. Cô bắt đầu kêu gào, la hét và sau đó thậm chí còn tuôn ra những câu nói bậy. Người chồng đứng bên cạnh nghe thấy liền "nổi cơn tam bành", vung tay tát thẳng vào mặt người vợ đang nằm trên bàn đẻ. 

Vợ đau đẻ kêu gào khản tiếng, chồng vung tay tát thẳng mặt khiến bác sĩ cũng sững sờ - 2

Hành động bất ngờ khiến sản phụ sốc nặng, quên cả kêu đau và bác sĩ, y tá cũng sừng sờ đứng bất động. Cho đến khi người chồng bỏ ra ngoài và đóng sầm cửa, nữ y tá mới giật mình tiến đến an ủi người vợ đang rơi nước mắt vì không tin vào những gì vừa diễn ra. Vậy nhưng thật kỳ lạ là sau cái tát của chồng, người vợ trở nên bình tĩnh hơn, phối hợp với bác sĩ và sinh con suôn sẻ. 

Vợ đau đẻ kêu gào khản tiếng, chồng vung tay tát thẳng mặt khiến bác sĩ cũng sững sờ - 3

Trên thực tế, không phải người chồng nào cũng phù hợp để vào phòng sinh con cùng vợ. Đã có những trường hợp chồng cùng vợ đi đẻ nhưng con chưa chào đời thì bố đã ngất xỉu vì căng thẳng, sợ hãi. Chính vì vậy, để có một ca "vượt cạn có đôi" suôn sẻ, người chồng cần lưu ý 3 vấn đề sau:

- Học tiền sản, làm quen với quy trình sinh con: Sợ hãi là tâm lý chung của con người khi đến một môi trường xa lạ, đặc biệt là còn nhiều máu, thuốc sát trùng, dụng cụ y tế như phòng sinh. Chính vì vậy, người chồng nên làm quen trước với môi trường này, tham gia những buổi học tiền sản để hiểu rõ quy trình sinh con. 

- Chuẩn bị tâm lý: Khi được vào phòng sinh cùng vợ, người chồng sẽ trở thành trụ cột tinh thần cho sản phụ đang trong cơn đau đớn. Chính vì vậy, chồng cần chuẩn bị tâm lý vững vàng, bình tĩnh. Khi người chồng nóng nảy, lo lắng quá mức có thể ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bác sĩ cũng như tâm lý của người mẹ. 

- An ủi vợ bằng lời nói, hành động: Khi đang trong cơn đau đớn, người vợ rất cần được an ủi, động viên bằng cả lời nói và hành động. Trong lúc này, nếu người chồng chỉ im lặng quan sát thì sẽ chẳng giúp đỡ được gì, hãy nhẹ nhàng nắm tay, tâm sự, ổn định tâm lý cho vợ. Những hành động như vuốt tóc, lau mồ hôi cũng sẽ giúp người mẹ đang sinh con có thêm động lực. 

Mẹ trẻ đi đẻ bác sĩ nam nhìn hết cơ thể, hỏi chồng thì nghe câu trả lời xúc động
Trong phòng đẻ cùng bác sĩ phụ khoa nam khám xét nhiều giờ, mẹ trẻ bất ngờ khi chồng lên tiếng.
Ngọc An (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Khi vợ mang bầu