3 thói quen nhỏ nhưng có thể cải thiện chứng rối loạn nhận thức cực kỳ hiệu quả

Ngày 19/04/2022 10:00 AM (GMT+7)

Làm thế nào cải thiện được chứng rối loạn nhận thức? Trong vô số các phương pháp, có 3 thói quen đơn giản nhưng lại có thể mang đến lợi ích tuyệt vời, giúp cải thiện đáng kể.

Càng có tuổi, con người càng có nguy cơ bị suy giảm nhận thức, chẳng hạn như trí nhớ kém đi và khả năng xử lý thông tin không còn nhạy bén. Trong hầu hết các trường hợp, điều này là bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp gặp rối loạn nhận thức ở mức độ nặng hơn, ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các công việc phức tạp như quản lý tài chính hoặc nấu ăn… Chứng rối loạn nhận thức thậm chí còn khiến cho một người gặp khó khăn trong việc thực hiện các công việc hàng ngày như mặc quần áo, ăn uống…

Theo thống kê ở Anh, khoảng 18% dân số có độ tuổi từ 65 trở lên. Đến năm 2030, ước tính nước Anh sẽ có 1/5 dân số trên 65 tuổi. Điều này có liên quan đến số người sẽ bị rối loạn nhận thức. Tỷ lệ mắc chứng sa sút trí tuệ tăng mạnh ở độ tuổi 75 và dự kiến số người mắc chứng mất trí nhớ có thể tăng gấp 3 lần vào năm 2050. Đây sẽ là gánh nặng do dân số già đem lại mà không chỉ nước Anh, bất cứ quốc gia nào cũng phải đối diện.

Rối loạn nhận thức không được phát hiện và điều trị sẽ khiến người cao tuổi biến thành gánh nặng.

Rối loạn nhận thức không được phát hiện và điều trị sẽ khiến người cao tuổi biến thành gánh nặng.

Chức năng nhận thức rất quan trọng đối với sức khoẻ người cao tuổi. Nó ảnh hưởng đến mọi việc họ làm bao gồm cả làm việc và giao tiếp xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người cao tuổi mà còn ảnh hưởng tới gia đình của họ và cả nền kinh tế, xã hội.

Làm thế nào cải thiện được chứng rối loạn nhận thức? Trong vô số các phương pháp, 3 thói quen đơn giản sau đây có thể mang đến lợi ích tuyệt vời, giúp cải thiện đáng kể.

Đọc sách mỗi ngày

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Rush, những người trưởng thành dành thời gian rảnh rỗi của mình để thực hiện các hoạt động sáng tạo hoặc trí tuệ (như đọc sách) có tỷ lệ suy giảm nhận thức sau này chậm hơn 32%. Robert S. Wilson, Tiến sĩ, Giáo sư tâm lý học thần kinh tại Trung tâm Y tế Đại học Rush nói: Rèn luyện trí não thường xuyên bằng các hoạt động như đọc sách sẽ giúp não hoạt động hiệu quả bất chấp các bệnh lý thần kinh liên quan đến tuổi tác.

Một nghiên cứu khác gần đây cho thấy những người lớn tuổi thường xuyên đọc hoặc chơi trò chơi thách thức trí não như cờ vua hoặc giải câu đố có nguy cơ mắc Alzheimer thấp hơn.

Tập thể dục

Tập thể dục giúp cải thiện các nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhận thức

Tập thể dục giúp cải thiện các nguyên nhân gây ra chứng rối loạn nhận thức

Tập thể dục với cường độ vừa phải, hợp lý có thể giúp cải thiện tư duy và trí nhớ của bạn chỉ trong sáu tháng, đó là điều được Tiến sĩ Scott McGinnis, một giảng viên về thần kinh học tại Trường Y Harvard khẳng định.

Tập thể dục giúp tăng cường trí nhớ và kỹ năng tư duy của bạn cả trực tiếp và gián tiếp. Nó hoạt động trực tiếp trên cơ thể bằng cách kích thích các thay đổi sinh lý như giảm kháng insulin và viêm nhiễm, cùng với việc khuyến khích sản xuất các yếu tố tăng trưởng - các chất hóa học ảnh hưởng đến sự phát triển của các mạch máu mới trong não.

Tiến sĩ McGinnis cho biết: “Việc duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải trong sáu tháng hoặc một năm có liên quan đến sự gia tăng khối lượng của các tế bào não mới”.

Tập thể dục cũng có thể tăng cường trí nhớ và tư duy một cách gián tiếp bằng cách cải thiện tâm trạng và giấc ngủ, cũng như giảm căng thẳng và lo lắng – là những nguyên nhân gián tiếp gây nên rối loạn nhận thức.

Sử dụng chiết xuất lá Ginkgo biloba được chuẩn hóa (Egb 761)

Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) là hoạt chất hiệu quả và an toàn khi sử dụng trong trong hỗ trợ điều trị các triệu chứng liên quan đến rối loạn nhận thức. Hoạt chất này được chiết xuất từ loại thảo dược có tên Ginkgo biloba. Thảo dược này chứa nhiều flavonoid và terpenoid có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu não nhưng đồng thời cũng chứa ginkgolic acid, một hợp chất gây độc tế bào.

Lá Ginkgo biloba được coi là “thần dược” bổ não có từ rất lâu đời

Lá Ginkgo biloba được coi là “thần dược” bổ não có từ rất lâu đời

Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) là chiết xuất bảo toàn được các hoạt chất chính flavonoid và terpenoid góp phần tạo nên lợi ích vượt trội. Bên cạnh đó, Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) cũng đảm bảo nồng độ ginkgolic acid, luôn được giữ ở mức cho phép, nhờ đó không gây tác dụng phụ cho người bệnh khi dùng trong thời gian dài.

Năm 2021, các chuyên gia về sa sút trí tuệ đã đưa ra khuyến cáo sử dụng hoạt chất Ginkgo biloba chuẩn hóa (Egb 761) như một phần trong điều trị đa mô thức, nhằm cải thiện chức năng nhận thức ở người suy giảm nhận thức nhẹ, đồng thời phòng ngừa nguy cơ tiến triển thành sa sút trí tuệ.

Nguồn: [Tên nguồn].