Người khỏe mạnh sẽ có giấc ngủ tốt nhưng những người mang bệnh trong người chẳng hạn như ung thư, buổi đêm khi ngủ sẽ gặp một số hiện tượng bất thường.
Ngủ là một trong những chức năng sinh lý quan trọng nhất của cơ thể con người. Tuy nhiên, mọi người thường bỏ qua tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe thể chất, nhiều người thường xuyên thức khuya hoặc ngủ không đủ giấc.
Trên thực tế, thiếu ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng miễn dịch của cơ thể, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư và các bệnh khác.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng giấc ngủ kém chất lượng có thể ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học bên trong cơ thể, từ đó làm gián đoạn chức năng bình thường của hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là một trong những tuyến phòng thủ quan trọng chống lại sự phát triển của bệnh ung thư. Vì vậy, khi ngủ không đủ giấc, khả năng phòng vệ của cơ thể chống lại ung thư sẽ bị suy yếu rất nhiều.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác cho thấy bệnh nhân ung thư thường bị mất ngủ và tỷ lệ này cao đến mức đáng kinh ngạc, 52,6% đến 67,4%, gấp 2 đến 3 lần so với dân số nói chung.
Do đó, nếu bạn ngủ và thấy có 1 trong 5 điều bất thường sau xảy ra, hãy kiểm tra càng sớm càng tốt kẻo ung thư tìm đến.
1. Đổ mồ hôi đêm
Nếu bạn thức dậy vào ban đêm và đổ mồ hôi mà không có lý do rõ ràng nào khác, chẳng hạn như quá nóng hoặc gặp ác mộng, hãy đề phòng.
Đổ mồ hôi ban đêm có thể do một số bệnh lành tính gây ra, chẳng hạn như tiểu đường, cường giáp, hội chứng mãn kinh, bệnh lao, bệnh lupus ban đỏ hệ thống,... Nhưng nó cũng có thể là các triệu chứng toàn thân do khối u gây ra, chẳng hạn như ung thư hạch và bệnh bạch cầu.
2. Chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là hiện tượng ngừng thở một khoảng thời gian trong khi ngủ. Tình trạng này có thể do thói quen sinh hoạt không lành mạnh như béo phì, hút thuốc và uống rượu. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư cũng có thể gây ngưng thở khi ngủ. Ví dụ, các bệnh ung thư như ung thư vòm họng và thanh quản có thể chèn ép hoặc chặn đường thở, gây ngưng thở khi ngủ.
Nếu ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như theo dõi giấc ngủ, nội soi thanh quản,... để xác định xem chứng ngưng thở khi ngủ có phải do ung thư hay không. Đồng thời, bỏ hút thuốc, uống rượu và giảm cân cũng là những cách quan trọng để ngăn ngừa chứng ngưng thở khi ngủ.
3. Ho về đêm
Ho là biểu hiện của cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Khi đường hô hấp bị kích thích bởi vật lạ hoặc virus xâm nhập, các đầu dây thần kinh bên trong cổ họng sẽ gửi tín hiệu báo cho não bộ cần thực hiện hành động ho để loại bỏ những chất này.
Tương tự, khi tổn thương mô phổi như khối u, các đầu dây thần kinh xung quanh sẽ bị kích thích, gây ho. Khi khối u xâm lấn vào phế quản sẽ gây phản ứng viêm, làm dày niêm mạc phế quản, tăng tiết dịch, khi cơ thể nằm ngủ, chất nhầy và đờm sẽ tích tụ trong phế quản, kích thích đường hô hấp và gây ho.
4. Mất ngủ về đêm
Mất ngủ vào ban đêm có thể là một triệu chứng khác của bệnh ung thư trong cơ thể. Loại mất ngủ này có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc thức dậy đột ngột trong khi ngủ.
Ví dụ, các tình trạng tâm lý như lo âu, trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ ung thư; đồng thời, việc điều trị ung thư cũng có thể gây ra tác dụng phụ như mất ngủ. Nếu bạn thường xuyên bị mất ngủ vào ban đêm, hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ và đi xét nghiệm.
5. Tăng tiểu đêm
Có người đôi khi phải dậy đi vệ sinh vào ban đêm, nhưng số lần thường là 1-2 lần có thể chấp nhận được. Tuy nhiên nếu một đêm dậy 4-5 lần để đi vệ sinh thì bạn nên cẩn thận.
Nam giới phải cảnh giác với hai căn bệnh, một là phì đại tuyến tiền liệt và hai là ung thư tuyến tiền liệt . Đối với phụ nữ, hãy cảnh giác với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Tất nhiên, có nhiều bệnh cũng có thể gây tăng tiểu đêm, chẳng hạn như bệnh thận và tim.