Nguyên nhân và dấu hiệu của trầm cảm

Ngày 27/09/2018 06:00 AM (GMT+7)

Một bệnh về thần kinh xuất hiện rất nhiều ở cuộc sống hiện đại - trầm cảm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850 000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 trong các bệnh gây tử vong nhiều nhất.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một loại rối loạn ảnh hưởng tới tâm trạng, gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú liên tục. Nó thường ảnh hưởng tiêu cực đến các bạn cảm nhận, suy nghĩ và hành xử, cùng với một loại các vấn đề khác về cảm xúc và thể chất. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày, và đôi khi họ cảm thấy cuộc sống này không đáng sống.

Không chỉ là tâm trạng chùng xuống một vài giờ, trầm cảm không dễ dàng thoát ra được. Điều trị căn bệnh này cần nhiều thời gian và công sức. Đa phần người bệnh sẽ cảm thấy tốt hơn với thuốc và tâm lí trị liệu.

Nguyên nhân và dấu hiệu của trầm cảm - 1

Dấu hiệu trầm cảm

Mặc dù trầm cảm chỉ xuất hiện một lần trong đời, nhưng nó xảy ra rất nhiều diễn biến và được chia ra làm nhiều giai đoạn. Đa phần bệnh nhân trầm cảm sẽ gặp phải tình trạng:

- Cảm giác buồn bã, trống vắng, tuyệt vọng và muốn khóc;

- Bùng nổ sự thất vọng, khó chịu, tức giận ngay cả trong những vấn đề nhỏ nhặt;

- Mất hứng thú hoặc thích thú trong hầu hết các hoạt động thường ngày, ví dụ như tình dục, thể thao, các sở thích khác;

- Rối loạn giấc ngủ, bao gồm mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều;

- Mệt mỏi và thiếu năng lượng, ngay cả các hoạt động thường ngày cũng tốn của bạn rất nhiều thời gian để thực hiện;

- Giảm sự thèm ăn và giảm cân hoặc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân;

- Thường xuyên lo âu, kích động hoặc bồn chồn;

- Suy nghĩ, nói năng và cử động chậm chạp;

- Cảm giác bản thân vô giá trị, tội lỗi, tự đổ lỗi hoặc mong muốn sửa chữa những sai lầm và thất bại trong quá khứ;

- Khó khăn khi tập trung, suy nghĩ, ghi nhớ và đưa ra quyết định;

- Thường xuyên nghĩ đến cái chết, nhiều ý nghĩ tự sát;

- Các vấn đề về thể chất không lí do, ví dụ như đau lưng hoặc đau đầu.

Đối với những người bị trầm cảm, các triệu chứng thường không đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như trong công việc, học tập hay các hoạt động xã hội và các mối quan hệ xung quanh.

Các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên

Mặc dù ở trẻ em và người lớn, các triệu chứng thường gặp khá giống nhau, nhưng đối tượng trẻ em lại có nhiều khác biệt hơn.

Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng của căn bệnh tâm lí này là buồn bã, khó chịu, nôn nao, lo lắng, đau nhức cơ thể, thiếu cân và từ chối đi học.

Ở tuổi thiếu niên, các triệu chứng bao gồm:

- Buồn bã;

- Khó chịu;

- Cảm giác tiêu cực;

- Cảm giác bản thân vô giá trị;

- Thường xuyên tức giận;

- Học kém hiệu quả;

- Cảm thấy không được thấu hiểu và nhạy cảm hơn;

- Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, ma túy, cần sa, rượu, bia, ...;

- Ăn uống hoặc ngủ quá nhiều;

- Mất hứng thú trong các hoạt động bình thường;

- Tránh tương tác với gia đình và xã hội.

Nguyên nhân và dấu hiệu của trầm cảm - 2

Các triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi

Trầm cảm không nằm trong phạm vi bệnh do lão hóa, và không bao giờ được xem nhẹ sự xuất hiện của căn bệnh này. Thật không may, căng thẳng lo âu lại thường không được chẩn đoán và không được điều trị ở người lớn tuổi, và họ thì gặp khó khăn khi tìm kiếm sự giúp đỡ. Các triệu chứng có thể khác đi hoặc khó nhận ra ở người cao tuổi, chẳng hạn như:

- Vấn đề về trí nhớ;

- Thay đổi tính cách;

- Đau đớn về thể chất;

- Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ - không phải do tác dụng phụ của thuốc hay sức khỏe yếu;

- Muốn ở nhà thay vì ra ngoài;

- Có suy nghĩ về tự tử.

Nguyên nhân trầm cảm

Nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này vẫn là một ẩn số. Cũng như nhiều chứng bệnh về tâm thần khác, bệnh có thể bao gồm nhiều nguyên nhân như:

- Sự khác biệt về sinh học: Những người bị tràm cảm dường như có những thay đổi về thể chất trong não bộ của hộ.

- Thay đổi hóa chất trong não: Neurotransmitters là các hóa chất tự nhiên có trong não, đóng vai trò quan trọng trong hội chứng này. Nghiên cứu gần đây cho thấy, khi các chất dẫn truyền thần kinh này thay đổi (về chức năng và hiệu quả) và giảm khả năng tương tác lẫn nhau sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định tâm trạng.

- Thay đổi hooc môn: Những thay đổi trong cân bằng kích thích tố của cơ thể có thể gây ra hoặc kích thích bệnh trầm cảm.

- Di truyền: Mặc dù các gen gây ra căn bệnh này vẫn chưa được làm rõ, nhưng những ai có người thân ruột thịt từng mắc bệnh thì nguy cơ mắc cũng cao hơn.

Nguy cơ phát triển bệnh

Trầm cảm thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên, 20-30 tuổi, nhưng nó có thể xảy ra  ở mọi lứa tuổi.

Theo thống kê, phụ nữ mắc hội chứng này nhiều hơn đàn ông. Nhưng các chuyên gia cho rằng, có thể do phụ nữ tìm kiếm sự giúp đỡ nhiều hơn nên thường được phát hiện bệnh hơn.

Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bao gồm:

- Do tính cách: Lòng tự trọng thấp, quá phụ thuộc, tự đổ lỗi, bi quan, ...;

- Gặp các sự kiện đau buồn hoặc gây ám ảnh: Bị lạm dụng thể chất hoặc tinh thần, sự mất mát của người thân, khó khăn giữa các mối quan hệ, vấn đề về tài chính, ...;

- Người thân ruột thịt có tiền sử trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hoặc từng tự sát;

- Là đồng tính nữ, đồng tình nam, lưỡng tính hoặc chuyển giới khi không được chấp thuận;

- Tiền sử rối loạn sức khỏe tâm thần: Rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, ...;

- Lạm dụng bia rượu hoặc chất kích thích;

- Mắc những bệnh nghiêm trọng hoặc mãn tính: Ung thư, đột quỵ, đau mãn tính, bệnh tim, ...;

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc cao huyết áp, thuốc ngủ, ...;

Biến chứng của trầm cảm

Đây là một loại rối loạn nghiêm trọng, nhanh chóng trở nên tồi tệ nếu không được điều trị. Nó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi và sức khỏe, nói chung là mọi khía cạnh của cuộc sống.

Các ví dụ vế biến chứng liên quan đến hội chứng này bao gồm:

- Thừa cân hoặc béo phì, có thể dẫn đến bệnh tim và tiểu đường;

- Đau hoặc các bệnh về thể chất;

- Lạm dụng rượu hoặc ma túy;

- Lo lắng, rối loạn, hoảng loạn hoặc ám ảnh về xã hội;

- Xung đột trong gia đình, khó khăn với các mối quan hệ;

- Cách ly xã hội;

- Có cảm giác, mong muốn hoặc thực hiện hành vi tự tử;

- Tự làm tổn thương bản thân;

- Chết sớm do bệnh tật.

Nguyên nhân và dấu hiệu của trầm cảm - 3

Cách phòng ngừa trầm cảm

Hiện tại, phương pháp điều trị hội chứng này vẫn còn rất hạn chế, chỉ bao gồm trị liệu tâm lí và can thiệp thuốc. Vậy nên, điều cần thiết hơn cả là phòng tránh  trước khi nó xảy ra.

Không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa trầm cảm, tuy nhiên những biện pháp sau có thể sẽ hữu ích:

- Kiểm soát căng thẳng;

- Yêu bản thân hơn;

- Thường xuyên tiếp xúc thân mật với gia đình và bạn bè, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng;

- Điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu dù là nhỏ nhất.

Dễ mắc trầm cảm cùng loạt bệnh đáng sợ chỉ vì thiếu một loại vitamin tối quan trọng
Bộ não là cơ quan đầu tiên bị xáo trộn nếu mức vitamin B12 trong cơ thể bạn quá thấp.
Hoàng Lan (Dịch từ Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh lý trầm cảm