Chế độ ăn uống lành mạnh thì không thể thiếu trái cây, tuy nhiên cần phải ăn trái cây như thế nào để tránh gây hại cho sức khỏe?
Trái cây là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như kali, vitamin C, axit folic và chất xơ. Tuy nhiên, nếu ăn trái cây sai cách, sử dụng trái cây để thay thế thực phẩm khác, ví dụ dùng trái cây thay tinh bột ăn vào bữa tối để giúp giảm cân, ngược lại cân nặng không giảm còn khiến cơ thể suy dinh dưỡng, thậm chí làm tình trạng bệnh trong cơ thể trầm trọng hơn.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn - Bệnh viện Trường Canh, Đài Loan chia sẻ với Ettoday rằng, nếu chỉ ăn lượng lớn hoa quả không ăn tinh bột, ngược lại sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ và bệnh tiểu đường. Có một trường hợp tiêu biểu, một thanh niên hơn 30 tuổi tên Vương, sau khi được chẩn đoán bị gan nhiễm mỡ ở mức độ nhẹ, anh được bác sĩ yêu cầu phải giảm cân.
Tuy nhiên, sau nửa năm kiểm tra lại, tình trạng gan nhiễm mỡ càng nghiêm trọng hơn, các tế bào gan bị mỡ bao phủ, dẫn đến hoạt động của gan bị suy giảm nghiêm trọng. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ được biết, trong quá trình giảm cân, anh Vương đã ăn lượng lớn hoa quả và nước ép trái cây để thay thế tinh bột và protein. Mặc dù trông có vẻ ăn trái cây khá lành mạnh và tốt cho sức khỏe, nhưng một cốc nước ép phải ép từ 5- 6 trái cây, chứa lượng lớn đường. Sau khi đường đi đến gan, nếu không được xử lý kịp thời, sẽ chuyển thành chất béo.
Cơ quan Y tế Quốc gia khuyến nghị rằng hàm lượng tinh bột chiếm 50% tổng lượng calo, 15% chất béo và 35% protein. Do vậy, không thể ăn hoàn toàn hoa quả để thay thế tinh bột và protein, không đạt được mục tiêu giảm cân, còn khiến tình trạng bệnh nặng thêm. Bác sĩ Giang Khôn Tuấn cho biết, tinh bột tinh chế (gạo, bột mì trắng, bánh mì trắng) thì rất dễ tích trữ chất béo, do đó nên lựa chọn các loại tinh bột tốt như gạo lứt, yến mạch, lúa mì… vẫn bổ sung đầy đủ lượng tinh bột cơ thể cần.
Bác sĩ Giang nói rằng khi giảm cân không phải là không thể ăn chất béo, bởi vì các loại "axit béo thiết yếu" mà cơ thể con người không thể tổng hợp được và chỉ có thể lấy từ thực phẩm. Nếu chất béo không đủ có thể dẫn đến: Bệnh khô mắt, khô da, hội chứng tiền kinh nguyệt.
Một lượng cholesterol nhất định được tiêu thụ khi ăn axit béo. Cholesterol là tiền chất của hormone. Đối với phụ nữ, không đủ hormone có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, một lượng chất béo vừa phải có thể giúp đại tiện. Nếu sử dụng chế độ ăn ít chất béo lâu dài, đại tiện kém và thậm chí gây táo bón.
Cách ăn trái cây tốt cho sức khỏe
1. Tránh tiêu thụ quá nhiều trái cây cùng lúc
Nhiều người cho rằng ăn nhiều trái cây mới tốt cho sức khỏe, nhưng thực tế trái cây có chứa một lượng đường nhất định, và nếu tiêu thụ quá mức, có thể gây ra béo phì hoặc các bệnh liên quan. Trái cây là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, mọi người cần phải ăn ở mức độ hợp lý, khoa học để nhận được hết những lợi ích tuyệt vời từ trái cây tươi.
2. Thời điểm ăn trái cây
- Ăn trái cây trước khi vào bữa chính: Mọi người có thể tiêu thụ nhiều chất dinh dưỡng từ trái cây và kiểm soát sự thèm ăn của mình khi ăn trước các bữa chính.
- Ăn trái cây vào buổi sáng: Buổi sáng, con người có thể bổ sung năng lượng nhất định và cơ thể con người có thể hấp thụ chất dinh dưỡng trong trái cây dễ dàng hơn. Do vậy, bạn nên ăn trái cây vào khoảng 10 giờ sáng để dinh dưỡng từ trái cấy được hấp thụ tốt nhất.
3. Làm sạch triệt để trước khi ăn
Để tránh các triệu chứng tương tự như đau bụng hoặc ngộ độc thực phẩm, do trái cây được phun thước trừ sâu và sử dụng chất bảo quản gây ra, mọi người nên làm sạch hoàn toàn trái cây trước khi ăn. Tránh dẫn đến ngộ độc hoặc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe dài lâu của cơ thể.