Các bệnh dịch phổ biến cần lưu ý khi giao mùa

Ngày 30/10/2018 08:00 AM (GMT+7)

Tháng 10 là thời điểm dễ ảnh hưởng tới sức khỏe nhất. Người lớn tuổi thường dễ cảm lạnh, cảm sốt. Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tay chân miệng… Vì vậy, các mẹ nên chuẩn bị sẵn một số thuốc giảm đau, hạ sốt với nguyên liệu Paracetamol lành tính phòng khi cần dùng tới.

Tháng 10 là lúc thời tiết thay đổi hết sức thất thường, khu vực phía Nam mưa nắng bất chợt trong khi phía Bắc bắt đầu xuất hiện những con gió lạnh kèm theo tiết trời hanh khố, khiến các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh, kéo theo nguy cơ bệnh dịch, đặc biệt là với trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra khi cơ thể con người không thích nghi kịp với những biến đổi của thời tiết, môi trường xung quanh, nhất là với những người sức đề kháng không cao như người già hay trẻ em. Vì vậy, người lớn tuổi cần hết sức cẩn thận, giữ ấm khi ra ngoài, các mẹ cần lưu ý đeo khẩu trang và tránh để con tiếp xúc với người lạ, trẻ mắc cúm.

Ngoài ra, các mẹ nên chuẩn bị sẵn một ít thuốc giảm đau - hạ sốt của Hapacol trong nhà phòng khi cần dùng tới. Đây là sản phẩm được bào chế với nguyên liệu Paracetamol lành tính, hiệu quả nhanh chóng. Người lớn có thể sử dụng sản phẩm dạng viên nén trong khi đó, trẻ em có thể dùng thuốc được bào chế ở dạng bột hòa tan, sủi bọt với hương vị trái cây rất dễ uống và được phân loại theo độ tuổi, cân nặng giúp các mẹ dễ dàng sử dụng cho con.

Các bệnh dịch phổ biến cần lưu ý khi giao mùa - 1

Hapacol 250 được sản xuất và phân phối bởi công ty Dược Hậu Giang. (Ảnh minh họa)

Sốt xuất huyết

Đây là loại bệnh dịch do muỗi gây nên tại các khu vực khí hậu nhiệt đới trong và ngay sau mùa mưa. Bệnh nhân mắc bệnh này thường bắt đầu bằng triệu chứng nóng sốt, sau đó là phát ban đỏ trên da, cơ thể mệt mỏi, đau nhức khắp người.

Hiện tại, vẫn chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cho loại bệnh này. Thông thường, bệnh nhân sẽ tự khỏi bệnh trong vòng 2 tuần.  Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, bệnh có thể biến chứng gây ra tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, cần chú ý tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều nước đọng, muỗi sinh sôi. Với trẻ nhỏ, các mẹ nên thoa kem chống muỗi cho con cẩn thận và mặc quần áo dài tay che mặt, cổ và tay cho con khi ra ngoài trời.

Nếu có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bị sốt xuất huyết, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và uống thuốc ngay để hạ sốt. Có thể sử dụng các sản phẩm thuốc hạ sốt nêu ở trên của Hapacol dạng viên nén dành cho người lớn hoặc các loại thuốc bột sủi bọt cho trẻ em với thành phần Paracetamol lành tính

Bệnh sởi

Sởi là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và là một trong các loại bệnh dịch phổ biến ở nước ta vào thời điểm tháng 9 – tháng 10 hàng năm. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và lây lan theo đường hô hấp. Bởi vậy, các mẹ cần lưu ý cách ly con khỏi các khu vực có dấu hiệu của bệnh.

Người có dấu hiệu mắc bệnh thường sốt cao 39 – 40 độ C trong vòng 2 ngày, tới ngày thứ 3 – 4, trên da bắt đầu xuất hiện các nốt ban tại khu vực tai, mặt và sau lưng. 2 – 3 ngày sau đó, những nốt ban này lan ra toàn thân. Bệnh nhân thường có thêm một số triệu chứng như viêm kết mạc, viêm đỏ và ho khan, hắt hơi, sổ mũi.

Các bệnh dịch phổ biến cần lưu ý khi giao mùa - 2

Bệnh sởi là dịch bệnh phổ biến ở nước ta thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Để tránh cho trẻ mắc bệnh, các mẹ cần lưu ý giữ vệ sinh cá nhân cho con và môi trường sống xung quanh một cách kỹ càng, đặc biệt là vào mùa dịch. Ngay khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh, các mẹ cần đưa con tới trung tâm y tế gần nhất để thăm khám và tìm biện pháp hạ sốt cho con để tránh các biến chứng không tốt.

Bệnh thường bắt đầu thuyên giảm vào ngày thứ 5, các nốt ban lúc này đã lan khắp toàn thân, người bệnh hạ sốt và các triệu chứng cũng thuyên giảm dần.

Bệnh tay chân miệng

Cùng với bệnh sởi, tay chân miệng là loại bệnh phổ biến vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 hàng năm, khi thời tiết biến đổi phức tạp. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Mùa dịch bệnh năm nay, trên khắp cả nước đã có tới hơn 60,000 ca mắc bệnh được xác định và có chiều hướng phức tạp. Bởi vậy, các mẹ cần đặc biệt lưu ý về vấn đề vệ sinh cho con cũng như môi trường sống.

Các bệnh kể trên đều do virus gây ra và đều có triệu chứng đầu tiên mà ta thường thấy là bé nóng sốt. Vì thế, ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu, mẹ cần đưa con đi khám để xác định xem hiện tượng nóng sốt ở con là do loại bệnh lý nào để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Sau khi xác định đúng bệnh của con, việc trước tiên là hạ sốt cho con bằng cả biện pháp truyền thống như lau người nước ấm, đắp miếng hạ sốt và cho con uống thuốc. Chú ý cho con ăn đủ dinh dưỡng, không nên kiêng khem, uống nhiều nước và vệ sinh cá nhân cẩn thận cho con.

Nguồn: [Tên nguồn].