Cách hạn chế "rước bệnh" vì dùng đồ nhựa

Ngày 08/10/2018 15:00 PM (GMT+7)

Ung thư, dậy thì sớm, ảnh hưởng đến buồng trứng, tinh trùng, nhiễm độc melamine ... là những bệnh vô cùng nguy hiểm do nhiễm độc hoá chất từ các đồ dùng bằng nhựa khi sử dụng để đựng, bọc thực phẩm.

Các nhà nghiên cứu tại Trung Quốc vừa cảnh báo, những người chuyên ăn sáng bằng bát đĩa làm từ nhựa có nồng độ nhiễm melamine cao gấp 8 lần so với nhóm người dùng đồ sứ.

Melamine là một loại hóa chất hữu cơ được dùng rộng rãi trong sản xuất đồ nhựa như bát, đĩa hay cốc, hộp đựng thức ăn bằng nhựa... Các chuyên gia đã cảnh báo, các vật dụng bằng nhựa khi đựng thức ăn nóng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng.

Cách hạn chế amp;#34;rước bệnhamp;#34; vì dùng đồ nhựa - 1

Nghiên cứu cho biết: Nếu một người ăn nhiều hơn hai lần sử dụng bát đĩa nhựa mỗi ngày, họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhiễm tối thiểu là 0,0083mg melamine. Mặc dù con số này là khá nhỏ nhưng lại đáng lưu tâm đối với những người yếu thận như trẻ em và phụ nữ mang thai.

CPCHE (Tổ chức Sức khỏe và Môi trường Trẻ em Canada) khuyến cáo người tiêu dùng không nên quá tin tưởng vào mác “an toàn khi sử dụng trong lò vi sóng” đối với các sản phẩm về nhựa. Tốt hơn hết là không nên sử dụng hộp nhựa hoặc bọc thức ăn bằng nhựa trong lò vi sóng vì các hóa chất độc hại có thể ngấm từ nhựa vào thực phẩm và đồ uống.

Thực phẩm nên được bảo quản trong các hộp thủy tinh hoặc gốm thay vì hộp nhựa. Và người tiêu dùng nên tránh nguy cơ tiếp xúc với Bispheol - A (BPA), một hóa chất trong suốt dùng để tráng bên trong các hộp đựng bằng nhựa và kim loại để chống thấm và ăn mòn. Nó nguy hiểm khi bao bì được đun nóng, hay làm sạch bằng các chất tẩy rửa mạnh, hoặc tiếp xúc với thức ăn, đồ uống có tính a xít là có thể thôi nhiễm...

BPA là hóa chất hay dùng sản xuất nhựa PC (loại vẫn dùng để sản xuất bình sữa trẻ em - lứa tuổi chưa có men giúp tiêu hủy BPA ra khỏi cơ thể). Nếu BPA vào cơ thể trẻ nhỏ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến nội tiết của trẻ. Các nhà khoa học đã thử nghiệm trong các dung môi hòa tan trong nước, rượu, thực phẩm... thấy bình sữa có BPA có thôi nhiễm, tan ra rất nguy hiểm cho trẻ em bởi nó tích lũy trường diễn, tác động vào não làm trẻ đần độn, tác dụng vào gan gây viêm gan...

Bên cạnh đó, CPCHE cũng khuyến khích các bậc cha mẹ tránh mua những đồ chơi cho bé ngậm lúc mọc răng, đồ chơi trong bồn tắm, yếm, rèm tắm và các sản phẩm khác có chứa PVC, một loại nhựa mềm thường được gọi là nhựa vinyl. Những sản phẩm này có thể chứa các hóa chất độc hại có tên phthalates vốn bị cấm sử dụng trong sản xuất đồ chơi trẻ em kể từ tháng 6/2011.

Cách hạn chế amp;#34;rước bệnhamp;#34; vì dùng đồ nhựa - 2

Tất cả chúng ta đều lo ngại sự ảnh hưởng của nhựa tới sức khỏe, nhưng điều mà chúng ta có thể làm lúc này chỉ là hạn chế phơi nhiễm với đồ nhựa và các hóa chất có trong đó. Ảnh minh hoạ: Internet

Bạn có thể làm gì để hạn chế phơi nhiễm với nhựa?

Tất cả chúng ta đều lo ngại sự ảnh hưởng của nhựa tới sức khỏe, nhưng điều mà chúng ta có thể làm lúc này chỉ là hạn chế phơi nhiễm với đồ nhựa và các hóa chất có trong đó. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

- Ăn trái cây và rau quả tươi ngay khi có thể, tránh việc đựng hoặc bảo quản chúng trong giỏ nhựa, túi nylon, hộp nhựa… khiến các hóa chất có thể rò rỉ và thấm vào.

- Đừng nấu thức ăn hoặc đồ uống bằng lò vi sóng (kể cả sữa bột cho trẻ sơ sinh và sữa mẹ được hút ra) trong vật dụng bằng nhựa. Vì việc hâm nóng thức ăn sẽ làm tăng nguy cơ giải phóng hóa chất vào thức ăn. Hãy sử dụng bát đĩa, ly hoặc bình thủy tinh thay thế.

- Dùng lọ thủy tinh hoặc thép không gỉ để bảo quản thực phẩm của bạn.

- Tránh nhựa với mã tái chế số 3 (có nghĩa là nó chứa phthalates), số 6 (chứa styrene) và số 7 (chứa bisphenol).

Nhưng ngay cả khi bạn làm tất cả những điều này, vẫn rất khó để tránh hoàn toàn được những hóa chất này. Ví dụ như, BPA thường được tìm thấy trên hóa đơn mua hàng và trong nhiều đồ dùng bằng nhựa khác.

Cách hạn chế amp;#34;rước bệnhamp;#34; vì dùng đồ nhựa - 3

Những gì chúng ta có thể làm chỉ là giảm mức phơi nhiễm xuống. Tránh xa đồ nhựa được lúc nào hay lúc đó. Ảnh minh hoạ: Internet

Phơi nhiễm với phthalates thậm chí còn phổ biến hơn. Chúng có trong vỏ bọc thuốc và thực phẩm chức năng; chúng được sử dụng trong các chất bôi trơn, chất keo, chất kết dính, nhũ hóa và các chất cấm. Chưa kể đến các thiết bị y tế, chất tẩy rửa và bao bì, sơn, màu và đất sét, dược phẩm và đồ dệt may, đồ chơi tình dục, sơn móng tay, nước rửa tay và thuốc xịt tóc…

Ngoài ra, nhựa mà chúng ta tiêu thụ xong không kết thúc vòng đời của chúng ở những bãi rác. Khi nhựa phân hủy thành những hạt vi nhựa, chúng sẽ thấm vào đất, vào nước, bị ăn vào bởi các sinh vật khác nằm trong chuỗi thức ăn của con người. Từ đó, nhựa tiếp tục quay trở lại xâm nhập vào thực phẩm của chúng ta.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi tất cả mọi người đã đều nhiễm phthalates và BPA trong cơ thể mình vào lúc này. Những gì chúng ta có thể làm chỉ là giảm mức phơi nhiễm xuống. Tránh xa đồ nhựa được lúc nào hay lúc đó.

Bộ Y tế khuyến cáo người sử dụng hộp xốp, hộp nhựa: Không dùng hộp xốp chứa đựng các loại thức ăn, đồ uống nóng trên 100oC, nhất là các loại thức ăn rán có nhiều mỡ đang nóng; không dùng hộp xốp chứa đựng thức ăn, đồ uống chua (dưa muối, sa lát trộn dấm, nước chanh, nước chè chanh...) hay mỡ, dầu ăn; không dùng lò vi sóng để làm nóng thực phẩm chứa trong hộp xốp; chỉ dùng sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp vệ sinh an toàn thực phẩm; sử dụng đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất; chỉ dùng một lần, không nên dùng trong thời gian dài.

Chị em ngâm hoa quả bằng lọ nhựa, đừng bỏ qua các con số trên hộp kẻo rước bệnh
Các chuyên gia khuyến cáo, các chất độc thôi nhiễm từ các sản phẩm nhựa không gây hậu quả ngay mà "ăn mòn" dần dần trong cơ thể. Do đó, người tiêu...
Theo Thái Hà (TH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ung thư